Câu 25. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
A. Khối lượng luân chuyển.
B. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.
C. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải.
D. Khối lượng vận chuyển.
Đáp án B.
Giải thích: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.
Câu 26. Yếu tố nào dưới đây quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải?
A. Chính sách Nhà nước.
B. Điều kiện tự nhiên.
C. Vốn đầu tư nước ngoài.
D. Trình độ lao động.
Đáp án B.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải..
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
+ Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm...
Câu 27. Nhận định nào sau đây đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
B. Phục vụ nhu cầu đi lại của người có bằng tái xe máy, oto, đi xe công cộng
C. Cung cấp nông sản cho người dân, góp phần bữa ăn thêm dinh dưỡng.
D. Tăng cường sức mạnh của quốc phòng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế.
Đáp án A.
Giải thích: Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là:
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
- Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình
Câu 28. Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở quốc gia/khu vực nào dưới đây?
A. Hoa Kì và Tây Âu.
B. Nhật Bản, Anh và Pháp.
C. Hoa Kì và các nước Đông Âu.
D. Nhật Bản và các nước Đông Âu.
Đáp án A.
Giải thích: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Tây Âu. Đây là nơi tập trung nhiều cường quốc kinh tế thế giới với sự phát triển rất mạnh của ngành dịch vụ (du lịch, ngân hàng,…).
Câu 29. Khu vực nào dưới đây giao thông vận tải đường sông không phát triển về màu đông?
A. Vùng cận nhiệt.
B. Miền nhiệt đới.
C. Xứ lạnh.
D. Các nước gió mùa.
Đáp án C.
Giải thích: Ở xứ lạnh mùa đông có tuyết rơi, nhiệt độ âm khiến nước bị đóng băng nên nước trong các dòng sông thường bị đóng băng vào mùa đông => cản trở hoạt động của vận tải đường sông.
Câu 30. Muốn phát triển kinh tế ở miền núi thì ngành nào sau đây phải đi trước một bước?
A. Giao thông vận tải.
B. Công ngiệp sản xuất ô tô.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tiêu dùng.
Đáp án A.
Giải thích: Phát triển giao thông vận tải miền núi có vai trò:
- Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại đo địa hình, giữa miền núi với đồng bằng.
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn cùa miền núi, hình thành nên các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Từ đó góp phần sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả giáo dục, văn hóa, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
=> Muốn phát triển kinh tế ở miền núi thì ngành giao thông vận tải phải đi trước một bước.
Câu 31. Người ta thường dựa vào tiêu chí nào sau đây để đánh giá cước phí vận tải hàng hóa?
A. Cự li vận chuyển trung bình.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Chất lượng dịch vụ vận tải.
Đáp án C.
Giải thích: Người ta thường dựa vào khối lượng luân chuyển là tiêu chí để đánh giá cước phí vận tải hàng hóa.
Câu 32. Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.
C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông.
D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Đáp án D.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến giao thông vận tải, đó là việc quyết định sự có mặt, vai trò của các loại hình giao thông vận tải; Ảnh hưởng đến công tác thiết kế, hoạt động và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Câu 33. Lãnh thổ phía Tây nước ta chủ yếu là đồi núi, địa hình miền núi hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh,… là trở ngại lớn nhất đối với ngành nào dưới đây?
A. Các ngành công nghiệp chế biến.
B. Ngành thương mại và du lịch.
C. Ngành giao thông vận tải.
D. Công nghiệp sản xuất tiêu dùng.
Đáp án C.
Giải thích: Nước ta có địa hình đồi núi là chủ yếu, phân bố ở vùng lãnh thổ phía Tây, địa hình miền núi hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đòi hỏi chi phí lớn để xây dựng. Ví dụ: Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải xây dựng các công trình chống lở đất gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, xây dựng các đường hầm xuyên núi, cầu vượt khe sâu,…
Câu 34. Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải?
A. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
B. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.
Đáp án B.
Giải thích: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
Câu 35. Tỉnh/thành phố nào dưới đây là đầu mối giao thông vận tải của nước ta hiện nay?
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội, Huế, Cần Thơ.
Đáp án C.
Giải thích: Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố cũng như hoạt động vận tải.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta, các ngành kinh tế đa dạng -> nhu cầu về trao đổi, vận chuyển hàng hóa nguyên nhiên liệu lớn và đa dạng. Quy định mạng lưới giao thông vận tải phát triển dày đặc, các loại hình vận tải đa dạng, cường độ vận chuyển lớn để đảm bảo cho sự lưu thông và hoạt động của các ngành kinh tế, vận chuyển nội địa và quốc tế.
- Sự phát triển của công nghiệp cơ khí vận tải, vật liệu xây dựng và tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải làm cho giao thông vận tải phát triển hiện đại hơn.
- Vì vậy, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã trở thành 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở nước ta.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: