Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức

Câu 1. Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là

A. USMCA.

B. WTO.

C. UNWTO.

D. IMF.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

C. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.

D. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

Câu 3. Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

B. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.

D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

Câu 4. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là

A. Nhật Bản.

B. Đức.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

A. Vị trí địa lí.

B. Cơ sở hạ tầng.

C. Tài nguyên.

D. Nhân lực.

Câu 6. Ngành du lịch không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch.

B. Các hoạt động ngành du lịch thường có tính mùa vụ.

C. Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú.

D. Có tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây là điều kiện hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch và doanh thu du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

B. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.

C. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

Câu 8. Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

B. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.

C. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.

Câu 9. Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế là

A. Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Trung Quốc.

B. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.

C. Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.

D. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Câu 10. Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay là

A. Phố cổ Hội An.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 11. Trung tâm du lịch lớn ở không phải là

A. Hà Nội.

B. Cần Thơ.

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang.

Câu 12. Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

B. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

C. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.

D. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?

A. Nguồn nhân lực.

B. Đặc điểm thị trường.

C. Tài nguyên du lịch.

D. Vị trí địa lí, tự nhiên.

Câu 14. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. trình độ phát triển kinh tế.

B. sự phân bố tài nguyên du lịch.

C. sự phân bố các điểm dân cư.

D. cơ sở vật chất và hạ tầng.

Câu 15. Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

A. Bảo hiểm.

B. Ngân hàng.

C. Du lịch.

D. Tài chính.

Trắc nghiệm Bài 36: Địa lí ngành thương mại - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với tiền tệ?

A. Tác đụng là vật ngang giá chung.

B. Một loại hàng hóa thông thường.

C. Thước đo giá trị hàng hoá, dịch vụ.

D. Là một loại hàng hoá đặc biệt.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với nội thương?

A. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.

B. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

C. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.

D. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Câu 3. Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?

A. Cầu lớn hơn cung.

B. Thị trường biến động.

C. Cung lớn hơn cầu.

D. Cung ngang với cầu.

Câu 4. Nội thương phát triển góp phần

A. đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.

B. làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.

D. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với nội thương?

A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

D. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với ngoại thương?

A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

C. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.

D. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?

A. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khu vực Nam Á, Nam Mĩ.

B. Tăng cường buôn bán giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia chưa gia nhập.

C. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.

D. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới với các khối liên minh.

Câu 8. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

A. Ngoại thương phát triển hơn.

B. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.

C. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

D. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương?

A. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.

C. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.

D. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Câu 10. Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là

A. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.

B. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.

C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hoá.

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương?

A. Gắn thị trường trong nước với ngoài nước.

B. Chỉ phục vụ nhu cầu của một số đối tượng.

C. Tạo ra thị trường thống nhất trong cả nước.

D. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 12. Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là

A. EEC.

B. SEV.

C. GATT.

D. NAFTA.

Câu 13. Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là

A. Việt Nam.

B. Campuchia.

C. Philippin.

D. Thái Lan.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?

A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

Câu 15. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.

B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.

C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải(sách cũ)

Câu 1: Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải ?

A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất.

B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

C. Cùng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí.

Câu 2: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. Chất lượng của dịch vụ vận tải.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Sự chuyển chở người và hàng hóa.

Câu 3: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải ?

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Câu 4: Người ta thường dựa vào tiêu chí nào sau đây để đanh giá cước phí vận tải hàng hóa ?

A. Cự li vận chuyển trung bình.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Chất lượng dịch vụ vận tải.

Câu 5: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng

A. Khối lượng luân chuyển.

B. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.

C. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải.

D. Khối lượng vận chuyển.

Câu 6: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển , phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là

A. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.

B. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.

C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.

D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.

Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ?

A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.

B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.

C. Quy định mật độ , mạng lưới các tuyến đường giao thông.

D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

Câu 8: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ?

A. Đường sắt.   B. Đường ô tô.   C. Đường sông.   D. Đường hành không.

Câu 9: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng

A. Máy bay.

B. Tàu hóa.

C. Ô tô.

D. Bằng gia súc (lạc đà).

Câu 10: Ở miền núi, ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do

A. Địa hình hiểm trở.

B. Khí hậu khắc nghiệt.

C. Dân cư thưa thớt.

D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.

Câu 11: Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở

A. Sự có mặt của một số loại hình vận tải.

B. Yêu cầu về khối lượng, cư li, tốc độ vận chuyển.

C. Yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải.

D. Cho phí vận hành phương tiện lớn.

Câu 12: Sự phân bố dân cư , đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến

A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

B. Môi trường và sự an toàn giao thông.

C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.

D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vạn tải.

Cho bảng số liệu:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014

Loại hìnhKhối lượng hàng hóa vận chuyển ( Triệu tấn )Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( Triệu tấn )
Đường sắt7,24311,5
Đường bộ821,748189,8
Đường sông190,640099,9
Đường biển58,9130015,5
Đường hàng không0,2534,4
Tổng số1078,6223151,1

Dựa vào bảng số liệu trên , trả lời các câu hỏi từ 13 đến 16.

Câu 13: Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là

A. Đường bộ.    B. Đường sắt.

C. Đường sông.   D. Đường biển.

Câu 14: Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là

A. Đường bộ.    B. Đường sắt.

C. Đường sông.   D. Đường biển.

Câu 15: Ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là

A. Đường bộ.    B. Đường hàng không.

C. Đường sông.   D. Đường biển.

Câu 16: Đường hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển nhỏ nhất vì

A. Cự li vận chuyển nhỏ nhất.

B. Khối lượng vận chuyển rất nhỏ.

C. Sự phát triển còn hạn chế.

D. Xuất nhập khẩu hàng hóa qua hàng không chưa phát triển.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: