Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng - Kết nối tri thức
Câu 1. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.
D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
Câu 2. Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là
A. thương mại.
B. nhập khẩu.
C. ngoại thương.
D. nội thương.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là hợp lí nhất về cơ cấu hàng xuất khẩu?
A. Nhóm nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
B. Nhóm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng.
C. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm sản phẩm tiêu dùng.
D. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm các tư liệu sản xuất.
Câu 4. Ngành tài chính - ngân hàng không có vai trò nào sau đây?
A. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
B. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.
D. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Câu 5. Các nước đang phát triển chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?
A. Lúa gạo, lương khô.
B. Thủy sản, thực phẩm.
C. Máy móc, thiết bị.
D. Nông sản, khoáng sản.
Câu 6. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng?
A. Cơ sở hạ tầng.
B. Vị trí địa lí.
C. Mức sống.
D. Chính sách.
Câu 7. Thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây không được ứng dụng trong ngành tài chính - ngân hàng?
A. Tư vấn tự động.
B. Năng lượng nhiệt hạch.
C. Trí tuệ nhân tạo.
D. Công nghệ chuỗi khối.
Câu 8. Tài chính ngân hàng không bao gồm có
A. hoạt động thanh khoản ở thị trường.
B. luân chuyển tiền tệ qua ngân hàng.
C. các công cụ tài chính của ngân hàng.
D. các dịch vụ giao dịch về tài chính.
Câu 9. Các thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây được ứng dụng rộng rãi trong ngành tài chính - ngân hàng?
A. Công nghệ chuỗi khối, sửa chữa gen và khôi phục gen cổ.
B. Tư vấn tự động, năng lượng nhiệt hạch, kháng thể nhân tạo.
C. Khôi phục gen, tư vấn tự động và năng lượng nhiệt hạch.
D. Trí tuệ nhân tạo, tư vấn tự động và công nghệ chuỗi khối.
Câu 10. Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới hiện nay là
A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Hàn Quốc, Bra-xin.
C. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Xin-ga-po.
D. Hoa Kì, Tây Âu, Ấn Độ, Ac-hen-ti-na.
Câu 11. Thương mại không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
B. Thương mại tạo ra thị trường, chỉ hoạt động mạnh trong nước.
C. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
D. Không gian hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước.
Câu 12. Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về
A. công nghiệp chế biến.
B. hàng không, vũ trụ.
C. khoa học công nghệ.
D. xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 13. Các nước kiểm soát tình hình thị trường thế giới là những nước
A. có nền kinh tế phát triển mạnh và hoạt động xuất khẩu phát triển.
B. có nền kinh tế phát triển mạnh cả về công, nông nghiệp và dịch vụ.
C. chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.
D. chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn thế giới.
Câu 14. Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với
A. các trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch.
B. các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá.
C. các khu kinh tế, chính trị và thủ đô lớn.
D. các trung tâm du lịch, văn hóa, giáo dục.
Câu 15. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng
A. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
B. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
D. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Trắc nghiệm Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Tài chính liên quan đến vấn đề
A. dịch vụ.
B. giao dịch.
C. thanh toán.
D. tiền tệ.
Câu 2. Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
B. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
C. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.
Câu 3. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là
A. Hoa Kì.
B. Đức.
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
Câu 4. Ngành tài chính - ngân hàng có vai trò nào sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.
B. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.
D. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
Câu 5. Tài chính ngân hàng không bao gồm có
A. hoạt động thanh khoản ở thị trường.
B. các dịch vụ giao dịch về tài chính.
C. các công cụ tài chính của ngân hàng.
D. luân chuyển tiền tệ qua ngân hàng.
Câu 6. Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.
B. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
C. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.
D. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
Câu 7. Dịch vụ tài chính không bao gồm có
A. tạo hàng hóa.
B. cấp tín dụng.
C. nhận tiền gửi.
D. thanh khoản.
Câu 8. Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa vào
A. tính thân thiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.
B. tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ.
C. việc đánh giá trước, trong, sau khi sử dụng dịch vụ.
D. các nguồn tài sản, doanh thu, đối tượng phục vụ.
Câu 9. Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
A. Tài chính.
B. Ngân hàng.
C. Du lịch.
D. Bảo hiểm.
Câu 10. Ngành tài chính - ngân hàng không có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.
B. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
C. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
D. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Câu 11. Sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng.
B. Tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống.
C. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất và phí dịch vụ cao.
D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau, khó tách rời nhau.
Câu 12. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là
A. cơ sở vật chất và hạ tầng.
B. trình độ phát triển kinh tế.
C. sự phân bố tài nguyên du lịch.
D. sự phân bố các điểm dân cư.
Câu 13. Ngành tài chính - ngân hàng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.
B. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.
C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.
D. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.
Câu 14. Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam?
A. Lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu dân số trẻ.
B. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
C. Nhu cầu du lịch lớn và chất lượng cuộc sống cao.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch hoàn thiện, nhiều nhà hàng.
Câu 15. Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.
B. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.
C. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.
D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải(sách cũ)
Câu 1: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải.
A. Đường ô tô. B. Đường sắt.
C. Đường sông. D. Đường ống.
Câu 2: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ. D. Du lịch.
Câu 3: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là
A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray.
B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga.
C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao.
Câu 4: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là
A. Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.
C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
Câu 5: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là
A. Tắc nghẽn giao thông.
B. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
C. Gây thủng tần ôdôn.
D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn.
Câu 6: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là
A. Các tuyến đường xuyên Á.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Quốc lộ 1
D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông.
Câu 7: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ
A. XIX. B. XXI. C. XX. D. XVI.
Câu 8: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển
A. Than. B. Nước.
C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Quặng kim loại.
Câu 9: Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới.
A. I- rắc. B. A- rập Xê-út.
C. I-ran. D. Hoa Kì.
Câu 10: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:
A. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.
B. Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
C. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định.
D. Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình.
Câu 11: Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là
A. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 12: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do
A. Cự li dài.
B. Khối lượng vận chuyển lớn.
C. Tinh an toàn cao.
D. Tinh cơ động cao.
Câu 13: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là
A. Sản phẩm công nghiệp nặng.
B. Các loại nông sản.
C. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ.
D. Các loại hàng tiêu dùng.
Câu 14: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở
A. Ven bờ Ấn Độ Dương.
B. Ven bờ Địa Trung Hải.
C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.
Câu 15: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ?
A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp .
C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn.
D. Cchỉ vận chuyển được chất lỏng.
Câu 16: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở
A. Hoa Kì và Tây Âu.
B. Nhật Bản, Anh và Pháp.
C. Hoa Kì và các nước Đông Âu.
D. Nhật Bản và các nước Đông Âu.