Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40 (có đáp án): Địa lí ngành thương mại (Phần 1)


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh - Kết nối tri thức

Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai.

C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất).

D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Câu 2. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do

A. thiên tai cực đoan.

B. ô nhiễm nước biển.

C. hiệu ứng nhà kính.

D. mưa acid, băng tan.

Câu 3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

A. sự phát triển bền vững.

B. định hướng phát triển bền vững.

C. mục tiêu phát triển bền vững.

D. giải pháp phát triển bền vững.

Câu 4. Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là

A. chấm dứt chạy đua vũ trang.

B. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.

C. tăng cường khai thác tài nguyên.

D. chấm dứt tình trạng khủng bố.

A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

B. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

C. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.

D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.

Câu 6. Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do

A. khói, bụi nhà máy.

B. chất thải sinh hoạt.

C. chất thải khí CO2.

D. hiệu ứng nhà kính.

Câu 7. Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do

A. khai thác rừng quá mức.

B. lập các khu bảo tồn.

C. khai thác gỗ sản xuất.

D. quá trình đô thị hoá.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do

A. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.

B. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.

C. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.

D. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.

Câu 9. Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện

A. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.

B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.

C. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.

D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

Câu 10. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

B. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

C. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Câu 11. Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. Luân Đôn.

B. Rio de Janero.

C. La Hay.

D. New York.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?

A. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.

B. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.

C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 13. Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

A. Lỗ thủng tầng ô dôn.

B. Gia tăng hạn hán, lũ.

C. Nhiệt độ Trái Đất tăng.

D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 14. Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

A. vật chất, y tế, an ninh.

B. thu nhập, giáo dục, sức khoẻ.

C. vật chất, tinh thần, môi trường.

D. kinh tế, giáo dục, an ninh.

Câu 15. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do

A. đất bị rửa trôi xói mòn.

B. hoạt động kinh tế kém.

C. đốt rừng làm nương, rẫy.

D. thiếu công trình thuỷ lợi.

Trắc nghiệm Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do

A. xây dựng nhiều thuỷ điện.

B. đẩy mạnh khai khoáng.

C. sự tàn phá của chiến tranh.

D. việc khai thác quá mức.

Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do

A. khai thác không kế hoạch, máy móc lạc hậu.

B. con người khai thác, thiên tai của tự nhiên.

C. sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật.

D. nhu cầu phát triển và mở rộng nền sản xuất.

Câu 3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

A. giải pháp phát triển bền vững.

B. định hướng phát triển bền vững.

C. sự phát triển bền vững.

D. mục tiêu phát triển bền vững.

Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.

D. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

Câu 5. Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do

A. khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại.

B. phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo.

C. xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

D. di canh, di cư, phá rừng và biến đổi khí hậu.

Câu 6. Môi trường ở nhiều quốc gia thêm phức tạp không phải là do

A. bùng nổ dân số trong thời gian dài.

B. các hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. chiến tranh và xung đột triền miên.

D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.

Câu 7. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

B. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Câu 8. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

B. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

C. Phát quang rừng làm đồng cỏ và tập trung tự túc lương thực.

D. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng quy mô lớn.

Câu 9. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp không phải

A. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.

B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.

C. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.

D. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Câu 10. Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện

A. các nước kinh tế phát triển.

B. các nước đang phát triển.

C. toàn thế giới.

D. từng châu lục.

Câu 11. Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. ô nhiễm và suy thoái môi trường.

B. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

C. giải quyết một phần về việc làm.

D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?

A. Phát rừng trồng đồng cỏ.

B. Đốn rừng trên quy mô lớn.

C. Nông nghiệp quảng canh.

D. Xuất khẩu các khoáng sản.

Câu 13. Biểu hiện của tăng trưởng xanh không phải là

A. xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.

B. xanh hoá trong hoạt động sản xuất.

C. giảm thiểu sử dụng năng lượng tái tạo.

D. giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Câu 14. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. La Hay.

B. Rio de Janero.

C. Luân Đôn.

D. New York.

Câu 15. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.

C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40: Địa lí ngành thương mại(sách cũ)

Câu 1: Thị trường được hiểu là

A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.

B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên ua.

C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.

D. Nơi có các chợ và siêu thị.

Câu 2: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ?

A. Tiền.    B. Vàng.    C. Dầu mỏ.    D. Cả 3 ý trên.

Câu 3: Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả

A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Câu 4: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả

A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Câu 5: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua

A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.

B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.

D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?

A. Điều tiết sản xuất.

B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.

C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.

D. Hướng dẫn tiêu dùng.

Câu 7: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là

A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.

B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.

D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 8: Nội thương phát triển góp phần

A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu.

D. Làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Câu 9: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là

A. Xuất siêu.

B. Nhập siêu.

C. Cán cân xuất nhập dương.

D. Cán cân xuất nhập âm.

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014

Quốc giaGía trị xuất khẩu (tỉ USD ) Gía trị nhập khẩu (tỉ USD ) Số dân (triệu người )
Hoa Kì16102380234,3
Ca-na - da46548234,8
Trung Quốc225222491378
Ấn Độ4645081330
Nhật Bản710811127
Thái Lan23221967,7
Đức1547131980,9
Pháp57863466,2

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 15

Câu 10: Các quốc gia nhập siêu là:

A. Hoa Kì,Ca- na-da, Nhật Bản,Ấn Độ,Pháp.

B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.

C. Trung Quốc ,Thái Lan, Đức.

D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.

Câu 11: Các quốc gia xuất siêu là

A. Hoa Kì, Ca- na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.

B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.

C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức.

D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.

Câu 12: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là

A. Biểu đồ tròn.     B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.     D. Biểu đồ miền.

Câu 13: Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người cao nhất trong các quốc gia trên là

A. Trung Quốc.     B. Ca-na-da.

C. Đức.     D. Pháp.

Câu 14: Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất trong các quốc gia trên là

A. Trung quốc.     B. Ca-na-da.

C. Thái Lan.     D. Ấn Độ.

Câu 15: Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu là

A. -770 tỉ USD.     B. 760 tỉ USD.

C. 770 tỉ USD.     D. -760 tỉ USD.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: