Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió
Câu 25: Ở miền khí hậu lạnh do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá nên loại phong hóa nào dưới đây diễn ra mạnh nhất?
A. Phong hóa sinh học.
B. Phong hóa do nhiệt.
C. Phong hóa lí học.
D. Phong hóa hóa học.
Câu 26: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào dưới đây?
A. Phong hóa, bóc mòn, xâm thực, bồi tụ.
B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, xâm thực.
C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, bồi tụ.
D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
Câu 27: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình các – xtơ (hang động,…). Ở nước ta, địa hình các – xtơ rất phát triển ở loại đá nào dưới đây?
A. Tập trung đá vôi.
B. Tập trung đá thạch anh.
C. Tập trung đá granit.
D. Tập trung đá badan.
Câu 28: Vì sao ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh?
A. Nhiều bão cát.
B. Nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
C. Gió thổi mạnh.
D. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Câu 29: Phong hóa lý học xảy ra chủ yếu do
A. nước và các hợp chất trong nước.
B. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
C. sự phá hủy đá và các khoảng vật dưới tác động của sinh vật.
D. Phong hoá, đứt gãy, xâm thực, bồi tụ.
Câu 30: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?
A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Câu 31: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình
A. phong hóa hóa học.
B. phong hóa lí học.
C. thổi mòn do gió.
D. xâm thực do dòng chảy nước.
Câu 32: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?
A. Xâm thực bởi băng hà.
B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. Sự vận động nâng nên của địa hình hai bên.
D. Thổi mòn do gió.
Câu 33: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào:
1. Động năng của các quá trình tác động lên nó.
2. Kích thước và trọng lượng của vật liệu.
3. Điều kiện bề mặt đệm.
4. Kích thước vật ngăn cản.
5. Tùy thuộc vào hướng di chuyển của vật liệu.
Những bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 34: Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá?
A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.
B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.
C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C.
D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.
Câu 35: Tại sao cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
1. Trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
2. Tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyền và sinh quyển.
3. Chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
4. Chịu nhiều sức ép từ tất cả các quyển khác
Những bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.