200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí được biên soạn bám sát chương trình Địa lí lớp 10 giúp bạn học tốt môn Địa lí hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (có lời giải)
Câu 1:
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm có
A. Toàn bộ vỏ trái đất.
B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên.
C. Toàn bộ các địa quyển.
D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Câu 2:
Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.
B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.
D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.
Câu 3:
Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của
A. khí quyển.
B. thủy quyển.
C. sinh quyển.
D. thổ nhưỡng quyển.
Câu 4:
Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là
A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.
B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.
D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.
Câu 5:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. các địa quyển.
B. các bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
C. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
D. lớp vỏ địa lí và vỏ trái đất.
Câu 6:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong
A. phạm vi của tất cả các địa quyển.
B. toàn bộ vỏ trái đất.
C. toàn bộ vỏ trái đất và vỏ địa lí.
D. toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 7:
Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.
C. các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 8:
Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
C. để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 9:
Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
C. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
Câu 10:
Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy xiết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
Câu 1:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
A. thời gian.
B. độ cao và hướng địa hình.
C. vĩ độ.
D. khoảng cách gần hay xa biển.
Câu 2:
Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do
A. sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
B. sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
C. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.
D. góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.
Câu 3:
Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí
A. nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.
B. nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN.
C. nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC.
D. nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất.
Câu 4:
Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí
A. nằm giữa chí tuyến và vòng cực.
B. nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất.
C. nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o.
D. nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất.
Câu 5:
Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí
A. nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất.
B. nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC.
C. nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o.
D. nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o.
Câu 6:
Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
B. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
C. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
D. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
Câu 7:
Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới.
B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.
C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.
D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.
Câu 8:
Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?
A. Vòng tuần hoàn của nước.
B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 9:
Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven bờ.
B. độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
D. năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.
Câu 10:
Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là do
A. sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
B. sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.
C. sự giảm nhanh nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.
D. sự giảm nhanh nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.
Câu 11:
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. sự phân bố của các vành đai nhiệt theo độ cao.
B. sự phân bố của các vành đai khí áp theo độ cao.
C. sự phân bố của các vành đai khí hậu theo độ cao.
D. Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 12:
Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do
A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
C. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa.
D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.
Câu 13:
Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là
A. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
B. sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.
C. sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.
D. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ.
.........................
.........................
.........................