Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường;

B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng;

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng thu nhiệt;

D. Phản ứng phân hủy là phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 2. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí oxygen trong phản ứng hóa học là?

A. 0 kJ/mol;

B. 1 kJ/mol;

C. 273 kJ/mol;

D. 298 kJ/mol.

Câu 3. Biến thiên enthalpy của các phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Điều kiện xảy ra phản ứng;

B. Trạng thái vật lý của các chất;

C. Số lượng chất tham gia;

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?

C2H4(g)+H2C2H6(g)ΔrH2980=137,0kJ

A. Phản ứng tỏa nhiệt;

B. Phản ứng thu nhiệt;

C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt;

D. Không thuộc loại nào.

Câu 5. Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?

A. 0oC;

B. 25oC;

C. 40oC;

D. 100oC.

Câu 6. Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo nhiệt tạo thành là?

A.ΔrH2980=ΔfH2980(sp)ΔfH2980(cđ) ;

B.ΔrH2980=ΔfH2980(cđ)ΔfH2980(sp) ;

C. ΔrH2980=Eb(sp)Eb(cđ);

D. ΔrH2980=Eb(cđ)Eb(sp).

Câu 7. Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo năng lượng liên kết (các chất đều ở thể khí) là?

A. ΔrH2980=ΔfH2980(sp)ΔfH2980(cđ);

B. ΔrH2980=ΔfH2980(cđ)ΔfH2980(sp);

C.ΔrH2980=Eb(sp)Eb(cđ) ;

D. ΔrH2980=Eb(cđ)Eb(sp).

Câu 8. Đơn vị của biến thiên enthalpy của phản ứng là?

A. kJ;

B. kJ/mol;

C. mol/kJ;

D. g.

Câu 9. Để xác định biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm người ta có thể dùng dụng cụ nào?

A. Nhiệt kế;

B. Nhiệt lượng kế;

C. Vôn kế;

D. Ampe kế.

Câu 10. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

CaCO3toCaO+CO2

Biết nhiệt tạo thành của CaCO3(s) là -1206,9 kJ/mol, của CaO(s) là -635,1 kJ/mol của CO2(g) là - 393,5 kJ/mol.

A. - 178,9 kJ;

B. - 1028,6 kJ;

C. 178,3 kJ;

D. - 1206 kJ.

Câu 11. Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

SO2(g)+12O2(g)SO3(l) ΔrH2980=144,2kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO3: ΔfH2980(SO3(l))=441,0kJ/mol

Nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 là?

A. - 441,0 kJ/mol;

B. -144,2 kJ/mol;

C. - 296,8 kJ/mol;

D. 0 kJ/mol.

Câu 12. Sự thay đổi năng lượng trong một quá trình hóa học phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Trạng thái của các chất ban đầu và sản phẩm;

B. Cách phản ứng xảy ra;

C. Các sản phẩm trung gian;

D. Chất xúc tác.

Câu 13. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

C4H10(g)C2H4(g)+C2H6(g)

Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.

A. - 80 kJ;

B. - 734 kJ;

C. - 915 kJ;

D. 80 kJ.

Câu 14. Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

4FeS2(s)+11O2(g)2Fe2O3(s)+8SO2(g)

Biết nhiệt tạo thành của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là - 177,9 kJ/mol, - 825,5 kJ/mol và - 296,8 kJ/mol.

Phát biểu nào sau đây là sai?

A.ΔfH2980(O2(g))=0kJ ;

B.ΔfH2980(sp)=4025,4kJ;

C. ΔfH2980(cđ)=711,6kJ;

D. Đây là phản ứng thu nhiệt.

Câu 15. Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

C2H4(g)+H2(g)C2H6(g)

Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.

Phát biểu nào sau đây là sai?

A.ΔrH2980=134kJ ;

B. Eb(cđ)=2720kJ;

C.Eb(sp)=3254kJ ;

D. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.

Trắc nghiệm Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Hydrogen halide là

A. đơn chất halogen (X2);

B. hợp chất của hydrogen với halogen (HX);

C. hợp chất của hydrogen với chlorine (HCl);

D. hợp chất của hydrogen với halogen và oxygen (HXO).

Câu 2. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. HF;

B. HCl;

C. HBr;

D. HI.

Câu 3. Quá trình ion halide bị oxi hóa thành đơn chất tương ứng là

A. 2X-1 X20+ 2e;

B. 2X-1+ 2e X20;

C. 2X+1+ 2e X20;

D. 2X-2 X20+ 2e.

Câu 4. Nhận định sai khi nói về tính acid của các dung dịch HCl, HBr, HI là

A. làm quỳ tím chuyển màu xanh;

B. tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học;

C. tác dụng với basic oxide, base;

D. tác dụng với một số muối.

Câu 5. Cho phản ứng: KI + H2SO4 I2 + H2S + K2SO4 + H2O

Hệ số cân bằng của H2SO4

A. 8

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 6. Cho phản ứng: NaCl + H2SO4 đặc 400oC

Sản phẩm thu được là

A. NaHSO4 và HCl;

B. Cl2, SO2, Na2SO4 và H2O;

C. Na2SO4 và HCl;

D. Không phản ứng.

Câu 7. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì:

Câu 7. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì:

(1) Ion Cl khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2.

(2) Ion Br khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2.

(3) Ion I khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành H2S, S, SO2 tùy vào điều kiện phản ứng.

Khẳng định đúng là

A. (1)

B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (3)

D. (1) và (2)

Câu 8. Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là

A. Hydrochloric acid;

B. Hydrofluoric acid;

C. Hydrobromic acid;

D. Hydroiodic acid.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do

A. sự tăng khối lượng phân tử từ HF đến HI;

B. sự giảm độ phân cực của liên kết từ HF đến HI;

C. sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI;

D. sự tăng kích thước từ HF đến HI.

Câu 10. Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của các ion halide?

A. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 ↓ + 2HCl;

B. HI + NaOH NaI + H2O;

C. 2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 ↑ + 2H2O;

D. CaO + 2HCl CaCl2 + H2O.

Câu 11. Trong các ion halide X-, ion có tính khử mạnh nhất là

A. F

B. I

C. Br

D. Cl

Câu 12. Dung dịch hydrohalic acid nào không được bảo quản trong lọ thủy tinh?

A. HCl;

B. HF;

C. HBr;

D. HI.

Câu 13. Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrohalic acid thì thấy không có hiện tượng xảy ra. Công thức của hydrohalic acid đó là

A. HCl;

B. HF;

C. HBr;

D. HI.

Câu 14. Thuốc thử để phân biệt dung dịch NaCl và NaNO3

A. Dùng quỳ tím;

B. Dùng dung dịch H2SO4;

C. Dùng dung dịch Ca(OH)2;

D. Dùng dung dịch AgNO3.

Câu 15. Dùng để loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất… là ứng dụng của

A. hydrogen fluoride;

B. hydrogen chloride;

C. hydrogen bromide;

D. hydrogen iodide;

Trắc nghiệm Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid - Cánh diều

Câu 1. Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết cộng hóa trị có cực.

D. liên kết cho – nhận.

Câu 2. Từ HF đến HI, xu hướng phân cực

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. tăng sau đó giảm.

D. giảm sau đó tăng.

Câu 3. Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide khác?

A. Do nguyên tử nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn.

B. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn có tương tác van der Waals.

C. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.

D. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết cho – nhận với nhau.

Câu 4. Từ HF đến HI, tính acid của các dung dịch hydrogen halide biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.

B. Tăng dần.

C. Tăng sau đó giảm dần.

D. Không xác định được.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì Cl- không thể hiện tính khử.

B. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì ion Br- và I- thể hiện tính khử.

C. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Br- có tính khử yếu hơn I-.

D. Khi tiếp xúc với các chất oxi hóa khác nhau thì tính khử của ion X- thường tăng từ I- đến Cl-.

Câu 6. Dung dịch nước của chất nào sau đây được sử dụng để khắc các chi tiết lên thủy tinh?

A. HF.

B. HCl.

C. HBr.

D. HI.

Câu 7. Trước đây, các hợp chất CFC được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC. Nguyên nhân là do

A. sản xuất hợp chất CFC rất tốn kém.

B. hiệu quả sử dụng của HCFC cao hơn CFC trong các hệ thống làm lạnh.

C. CFC dễ gây ngộ độc khi sản xuất.

D. CFC làm phá hủy tầng ozone khi xâm nhập vào khí quyển.

Câu 8. Một lượng đáng kể hydrogen fluorine được dùng trong sản xuất chất X. Biết X đóng vai trò “chất chảy” trong quá trình sản xuất nhôm (aluminium) từ aluminium oxide. Chất X là

A. sulfur dioxide.

B. chromium trioxide.

C. cryolite.

D. carbon monoxide.

Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép?

A. H2SO4.

B. HCl.

C. NaOH.

D. NaCl.

Câu 10. Để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI, ta dùng

A. dung dịch HCl.

B. quỳ tím.

C. dung dịch BaCl2.

D. dung dịch AgNO3.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi sử dụng thực phẩm có lượng acid hoặc kiềm cao, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cuộc sống căng thẳng, … sẽ làm thay đổi nồng độ HCl trong dạ dày (bao tử) gây bệnh “đau dạ dày”.

B. Hydrofluoric acid có độc tính cao và tính ăn mòn rất mạnh.

C. Các hydrogen halide khó tan trong nước.

D. Nhiệt độ sôi tăng từ HCl đến HI, đó là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng dần.

Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế theo phản ứng sau:

4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Trong phản ứng trên, hãy xác định chất khử và chất oxi hóa.

A. HCl là chất khử, MnO2 là chất oxi hóa.

B. MnO2 là chất khử, HCl là chất oxi hóa.

C. HCl vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. MnO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Câu 13. Cho 5,6 gam kim loại iron vào dung dịch hydrochloric acid, sau phản ứng thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 5,60.

Câu 14. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,1M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

A. 1,435 gam.

B. 2,870 gam.

C. 2,705 gam.

D. 2,118 gam.

Câu 15. Tính khối lượng calcium fluoride cần dùng để điều chế 2 kg dung dịch hydrofluoric acid 40%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

A. 1,56 kg.

B. 1,95 kg.

C. 2,01 kg.

D. 2,18 kg.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ(sách cũ)

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O

C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓

Câu 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 3: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thay đổi?

A. SO3 + H2O → H2SO4

B. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

C. CO2 + C → 2CO

D. H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl

Câu 6: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Câu 7: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là

A. 1596,9    B. 1652,0    C. 1872,2    D. 1927,3

Câu 8: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25oC thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)

A. 5,350oC    B. 44,650oC    C. 34,825oC    D. 15,175oC

Câu 9: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử?

A. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

B. FeCl2 + Zn → ZnCl2 + Fe

C. 2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O

D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Câu 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. Fe + Cl2

B. Cu + AgNO3

C. Fe(OH)2 -to

C. Zn + H2SO4

Câu 11: Chất nào sau đây khi bị phân hủy thu được 3 chất?

A. KClO3      C. KMnO4

C. Fe(OH)2     D. CaCO3

Câu 12: FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch HNO3

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

D. Khí CO, to

Câu 13: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 + 3H2 -to→ 2NH3; ΔH < 0

a/ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?

A. Phản ứng hóa hợp

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng oxi hóa – khử

D. A và C

b/ Đại lượng nhiệt phản ứng (ΔH) cho biết:

A. Phản ứng thu nhiệt

B. Phản ứng tỏa nhiệt

C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ âm

D. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ dương

Câu 14: Qúa trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 -to→ H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là:

A. 285,83KJ      B. 571,66KJ

C. 142,915KJ      D. 2572,47KJ

Câu 15: Cho phản ứng oxi hóa – khử:

2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

Nhận xét nào sau đây đúng về phản ứng trên:

A. Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì chỉ có 1 chất tham gia phản ứng

B. Là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử

C. Là phản ứng tự oxi hóa

D. Là phản ứng tự khử

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: