Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 20: Ôn tập chương 6 - Kết nối tri thức

Câu 1. Yếu tố nào không dùng để đánh giá mức độ xảy ra phản ứng nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học?

A. Nhiệt độ;

B. Nồng độ;

C. Thể tích khí;

D. Diện tích bề mặt chất rắn

Câu 2. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng;

B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng;

C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng;

D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

CaCO3 toCaO + CO2

A. Nhiệt độ

B. Kích thước của các hạt CaCO3.

C. Áp suất;

D. Kích thước của các hạt CaO.

Câu 4. Cho phương trình hóa học: X2(k) + Y2 (k) → 2XY(k). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Nhiệt độ;

B. Áp suất;

C. Nồng độ;

D. Chất xúc tác.

Câu 5. Cho phản ứng: N2 + 3H2 t°2NH3

Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí H2 đi 3 lần?

A. Tăng 3 lần;

B. Giảm 3 lần;

C. Tăng 9 lần;

D. Giảm 9 lần.

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ từ 50oC đến 90oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

A. 2;

B. 4;

C. 8;

D. 16.

Câu 7. Khi áp suất tăng làm cho tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

A. Chất lỏng;

B. Chất rắn;

C. Chất khí;

D. Cả ba đều đúng.

Câu 8. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của chất X là 0,012 mol/l. Sau 20 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,01 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình là?

A. 10-2;

B. 10-3;

C. 10-4;

D. 10-5.

Câu 9. Cách nào sau đây không làm tăng diện tích bề mặt của chất rắn?

A. Đập nhỏ hạt;

B. Nghiền nhỏ hạt;

C. Tạo nhiều đường rãnh, lỗ;

D. Hòa tan chất rắn trong acid.

Câu 10. Yếu tố nào liên quan đến sự ảnh hưởng của xúc tác với tốc độ phản ứng?

A. Năng lượng ion hóa;

B. Năng lượng liên kết;

C. Năng lượng hoạt hóa;

D. Năng lượng phá vỡ liên kết.

Câu 11. Cho 5,6 gam iron dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch HCl 1M (dư). Cách nào sau đây là tăng tốc độ phản ứng trên?

A. Thay iron dạng hạt bằng iron dạng bột cùng khối lượng;

B. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,5M;

C. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,25M;

D. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 0oC.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tốc độ phản ứng đặc trưng cho sự nhanh chậm của một phản ứng hóa học;

B. Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng giảm;

C. Khi nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng;

D. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Câu 13. Tại sao nhiều phản ứng hóa học trong công nghiệp cần tiến hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc tác?

A. Ở nhiệt độ thường, tốc độ phản ứng xảy ra rất chậm nên cần thêm xúc tác và tăng nhiệt độ để tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn;

B. Thêm xúc tác để tạo ra nhiều sản phẩm hơn;

C. Tăng nhiệt độ để các chất trộn đều vào nhau;

D. Giúp hiệu suất phản ứng đạt mức tối đa

Câu 14. Cho phản ứng: A2 + B2 → 2AB

Biết nồng độ của chất A và chất B lần lượt là 0,2M và 0,3M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,8. Tốc độ phản ứng tại thời điểm ban đầu là?

A. 0,012;

B. 0,024;

C. 0,036;

D. 0,048

Câu 15. Cho phản ứng: 2NO+O2to2NO2

Biết nồng độ của khí NO là 0,5M và khí O2 là 0,2M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,3. Tốc độ phản ứng khi nồng độ khí NO giảm đi 0,2M là?

A. 2,7.10-3;

B. 1,2.10-4;

C. 5,4.10-4;

D. 10-4.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20: Thực hành: Phản ứng oxi hóa khử(sách cũ)

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Câu 1: Cho một viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch axit sunfuric loãng. Hiện tượng xảy ra là

A. viên kẽm tan, không có khí thoát ra.

B. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, nhẹ hơn không khí.

C. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, mùi trứng thối.

D. viên kẽm tan, thoát ra khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí.

Câu 2: Cho một viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch axit sunfuric đặc, đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kẽm là chất khử, axit sunfuric là chất oxi hóa.

B. Kẽm là chất oxi hóa, axit sunfuric vừa là chất khử.

C. Kẽm là chất khử, axit sunfuric vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.

D. Kẽm là chất oxi hóa, axit sunfuric vừa là chất khử, vừa là môi trường.

Câu 3: Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 loãng. Hiện tượng xảy ra là

A. đinh sắt tan ra.

B. có một lớp đồng đỏ bám ngoài đinh sắt.

C. màu xanh của dung dịch đậm lên.

D. dung dịch chuyển sang màu vàng.

Câu 4: Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 loãng. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm là phản ứng thế.

B. Sắt là chất khử.

C. Đồng sunfat à chất oxi hóa.

D. Sản phẩm là sắt (III) sunfat.

Câu 5: Đốt một bang magie rồi cho vào bình chứa khí CO2 thì thấy phản ứng tiếp tục xảy ra và sản phẩm tạo thành là bột trắng và muội đen.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. bột trắng là MgO

B. muội đen là cacbon (C)

C. Mg chuyển từ số oxi hóa 0 đến -2

D. Cacbon (C) chuyển từ số oxi hóa +4 đến 0

Câu 6: Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4, lắc nhẹ.

Mô tả nào sau đây đúng?

A. màu tím biến mất, dung dịch đổi sang màu vàng nhạt.

B. xuất hiện kết tủa bột đen.

C. dung dịch đổi sang màu hồng.

D. xuất hiện kết tủa màu trắng, dung dịch đổi sang màu xanh.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: