Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 9 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 12 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Đáp án đúng là: B
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 quốc gia, được phân thành hai nhóm: Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Đông Ti-mo). (SGK - Trang 76)
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Đáp án đúng là: A
Với vị trí nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới. (SGK - Trang 76)
Câu 3. Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?
A. Ôn đới gió mùa.
B. Hàn đới.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Cận nhiệt đới.
Đáp án đúng là: C
Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. (SGK - Trang 78)
Câu 4. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?
A. Cam-pu-chia.
B. Thái Lan.
C. Mi-an-ma.
D. Lào.
Đáp án đúng là: D
Hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều giáp biển, trừ Lào.
Câu 5. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là
A. văn minh nông nghiệp lúa nước.
B. văn minh thương nghiệp đường biển.
C. văn minh thương nghiệp đường bộ.
D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.
Đáp án đúng là: A
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa - văn minh nông nghiệp lúa nước - trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. (SGK - Trang 78)
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?
A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
B. Là đường giao thương với bên ngoài.
C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á:
- Đem lại nguồn tài nguyên phong phú: hải sản, khoáng sản,…
- Là đường giao thương của các nước trong khu vực, cũng như kết nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế.
- Giúp khí hậu trở nên ôn hòa, đem lại lượng mưa lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Biển không phải là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Câu 7. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Chao Phray-a.
C. Sông I-ra-oa-đi.
D. Sông Hoàng Hà.
Đáp án đúng là: D
Quan sát hình 1 - Trang 77 SGK, ta thấy các con sông Mê Công, Chao Phray-a và I-ra-oa-đi chảy qua khu vực Đông Nam Á.
Hoàng Hà là con sông lớn ở miền Bắc Trung Quốc, không chảy qua khu vực Đông Nam Á.
Câu 8. Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Đáp án đúng là: C
Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã góp phần sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú. (SGK - Trang 81)
Câu 9. Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
A. làng.
B. quốc gia.
C. tỉnh.
D. huyện.
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng). (SGK - Trang 81)
Câu 10. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Đáp án đúng là: C
Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,… trong đó, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc. (SGK - Trang 81)
Câu 11. Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?
A. Hồi giáo, Phật giáo.
B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.
C. Nho giáo, Đạo giáo.
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
Đáp án đúng là: D
Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các tôn giáo lớn từ Ấn Độ như Phật giáo, Hin-đu giáo đã du nhập vào Đông Nam Á, trong đó Phật giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc. (SGK - Trang 82)
Câu 12. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?
A. Buôn bán đường bộ.
B. Buôn bán đường biển.
C. Truyền bá tôn giáo.
D. Chiến tranh xâm lược.
Đáp án đúng là: B
Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển. (SGK - Trang 83)
Câu 13. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?
A. Cam-pu-chia.
B. Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Việt Nam.
Đáp án đúng là: D
Do vị trí liền kề, việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, ở mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn. (SGK - Trang 83)
Câu 14. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
A. Bà-la-môn giáo.
B. Nho giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ki-tô giáo.
Đáp án đúng là: B
Nho giáo của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. (SGK - Trang 83)
Câu 15. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Đáp án đúng là: A
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống và làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Trắc nghiệm Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc châu phi.
B. Địa Trung Hải.
C. Đông Bắc châu Á.
D. Đông Nam Á.
Đáp án đúng là:B
Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải. (SGK - Trang 53)
Câu 2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. có nhiều cảng biển.
B. giàu có khoáng sản.
C. nhiều đồng cỏ lớn.
D. đất đai màu mỡ.
Đáp án đúng là: B
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là giàu có khoáng sản. (SGK - Trang 53)
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?
A. Chủ yếu là người La-tinh.
B. Đa dạng về tộc người.
C. Chủ yếu là người Hê-len.
D. Chỉ có một tộc người duy nhất.
Đáp án đúng là: B
Dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại đa dạng về tộc người:
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp.
- Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã. (SGK - Trang 53)
Câu 4. Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. nông nghiệp và thương nghiệp.
D. thủ công nghiệp và công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là thủ công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, đóng tàu,...) và thương nghiệp (buôn bán đường biển). (SGK - Trang 54)
Câu 5. Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
A. Dân chủ chủ nô.
B. Cộng hòa đại nghị.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Đáp án đúng là: A
Từ thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp đã hình thành quốc gia thành bang (còn gọi là thị quốc) phát triển chế độ dân chủ chủ nô. (SGK - Trang 54)
Câu 6. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. quý tộc và nô lệ.
B. chủ nô và nô lệ.
C. địa chủ và nông dân.
D. lãnh chúa và nông nô.
Đáp án đúng là: B
Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ. (SGK - Trang 55)
Câu 7. Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là
A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.
Đáp án đúng là: A
Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông là một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực để xây dựng nền văn minh mang bản sắc riêng. (SGK - Trang 55)
Câu 8. Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân La Mã cổ đại.
B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
D. Cư dân A-rập cổ đại.
Đáp án đúng là: A
Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân La Mã cổ đại. (SGK - Trang 55)
Câu 9. Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
B. Cư dân La Mã cổ đại.
C. Cư dân Ai Cập cổ đại.
D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.
Đáp án đúng là:B
Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân La Mã cổ đại. (SGK - Trang 55)
Câu 10. Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là
A. I-li-át và Ô-đi-xê.
B. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.
D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.
Đáp án đúng là:A
Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Đây là áng anh hùng ca về cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp với thành Tơ-roa. (SGK - Trang 56)
Câu 11. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Hy Lạp.
D. La Mã.
Đáp án đúng là:C
Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V trước Công nguyên. Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại. (SGK - Trang 56)
Câu 12. Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là
A. Pli-ni-út.
B. Ptô-lê-mê.
C. Tuy-xi đít.
D. Hi-pô-crát.
Đáp án đúng là:D
Hi-pô-crát (thầy thuốc Hy Lạp cổ đại) được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây”. Ông đã đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu. (SGK - Trang 58)
Câu 13. Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là
A. gạch nung.
B. phiến đá.
C. bê tông.
D. lưỡi cày.
Đáp án đúng là:C
Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là bê tông. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như đấu trường Cô-li-dê, đền Pa-tê-nông, khải hoàn môn Công-xăng-ti-nút,…
Câu 14. Triết học Hy Lạp cổ đại chủ yếu xoay quanh hai trường phái nào sau đây?
A. Triết học duy vật và triết học duy tâm.
B. Triết học cổ điển và triết học cận đại.
C. Triết học cảm tính và triết học lí tính.
D. Triết học duy vật và triết học cổ điển.
Đáp án đúng là:A
Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm. (SGK - Trang 58)
Câu 15. Đến thế kỉ IV, tôn giáo nào sau đây trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Cơ Đốc giáo.
D. Hin-đu giáo.
Đáp án đúng là: C
Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã đã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã. (SGK - Trang 59)
Lưu trữ:
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 9: Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào(sách cũ)
Câu 1. Ý không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Campuchia là
A. Nằm trên một cao nguyên rộng lớn
B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ
C. Xung quanh là rừng và cao nguyên
D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu
Đáp án: A
Câu 2. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là
A. Người Môn
B. Người Khơme
C. Người Chăm
D. Người Thái
Đáp án: B
Câu 3. Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
A. Việt
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Thái
Đáp án: B
Câu 4. Vương quốc Campuchia được hình thành từ
A. Thế kỉ V
B. Thế kỉ VI
C. Thế kỉ IX
D. Thế kỉ XIII
Đáp án: B
Câu 5. Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV) là
A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định
B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…)
C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh
D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
Đáp án: C
Câu 6. Thời kì phát triển nhất của Campuchia được gọi là
A. Thời kì Ăngco
B. Thời kì vàng
C. Thời kì hoàng kim
D. Thời kì Phnôm Pênh
Đáp án: A
Câu 7.Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là
A. Vương quốc phát triển nhất
B. Vương quốc hung mạnh nhất
C. Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất
D. Vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ
Đáp án: C
Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng tình hình Campuchia từ cuối thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX?
A. Phải đương đầu với các cuộc xâm chiếm của người Thái, chuyển kinh đô từ Ăngco về khu vực Phnôm Pênh ngày nay
B. Xây dựng hai quần thể Ăng co Vát và Ăng co Thom
C. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành nội bộ
D. Đất nước hầu như suy kiệt
Đáp án: B
Câu 9. Nền văn hóa của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ
A. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
B. Xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy
C. Xây dựng kiến trúc đền, tháp nổi tiếng gắn chặt với tôn giáo
D. Sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú
Đáp án: B
Câu 10. Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
A. Sông Mê Công
B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ
C. Dãy Trường Sơn
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Đáp án: A
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: