Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Câu 1: Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh
A. Do có cấu tạo đơn giản, tốc độ sinh sản nhanh.
B. Do hấp thụ các chất chậm nhưng tốc độ chuyển hóa nhanh.
C. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
D. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng chậm nhưng quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
Lời giải:
Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh → vi sinh vật phát triển rất nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: “Vi sinh vật có thời gian phân đôi rất ngắn, vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và …. diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh”.
A. Sinh tổng hợp các chất
B. Phân giải
C. Hô hấp
D. Vận chuyển các chất
Lời giải:
Vi sinh vật có thời gian phân đôi rất ngắn, vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và sinh tổng hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là
A. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ nguồn vô cơ.
B. Sử dụng nguồn năng lượng từ các chất hóa học.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ khác.
D. Sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
Lời giải:
Để tổng hợp được các chất hữu cơ, vi sinh vật sử dụng năng lượng và các enzim nội bào để tổng hợp nên cac chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Để tổng hợp được các chất hữu cơ, vi sinh vật sử dụng:
A. Nguồn cacbon.
B. Năng lượng.
C. Năng lượng và enzim nội bào.
D. Nguồn cacbon và ánh sáng.
Lời giải:
Để tổng hợp được các chất hữu cơ, vi sinh vật sử dụng năng lượng và các enzim nội bào để tổng hợp nên các chất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Để tổng hợp tinh bột, vi khuẩn và tảo cần hợp chất mở đầu là:
A. Glucozo
B. Xenlulozo
C. ADP – Glucozo
D. ATP – Glucozo
Lời giải:
Ở tảo và vi khuẩn, để tổng hợp được tinh bột cần sử dụng glucozo là đơn phân của tinh bột đã được hoạt hóa là ADP – Glucozo để bắt đầu quá trình tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Trong quá trình tổng hợp polosaccarit, chất khởi đầu là
A. Axit amin
B. Đường glucozo
C. ADP
D. ADP – glucozo
Lời giải:
Tổng hợp polisaccarit nhờ chất khởi đầu là ADP – glucozo
(Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ → (Glucôzơ)n+1 + ADP
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ở vi sinh vật, lipit được tổng hợp bằng cách liên kết
A. Glucozơ và axit béo
B. Glixerol và axit amin
C. Glucozơ và axit amin
D. Glixerol và axit béo
Lời giải:
Lipit là 1 trong 4 đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo từ 1 phân tử Glixerol liên kết với 3 axit béo.
Lipit được tổng hợp bằng cách liên kết Glixerol và axit béo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở vi sinh vật, liên kết Glixerol và axit béo có thể tạo thành
A. Glucozơ
B. Prôtêin
C. Lipit
D. Axit nuclêic
Lời giải:
Lipit là 1 trong 4 đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo từ 1 phân tử Glixerol liên kết với 3 axit béo.
Lipit được tổng hợp bằng cách liên kết Glixerol và axit béo (liên kết este).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Trong quá trình sinh tổng hợp, prôtêin được tổng hợp bằng cách
A. Kết hợp các nuclêôtit với nhau
B. Kết hợp giữa axit béo và glixêrol
C. Kết hợp giữa các axit amin với nhau
D. Kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.
Lời giải:
Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với các đơn phân là các axit amin. Trong quá trình sinh tổng hợp, các prôtêin được tổng hợp bằng cách kết hợp các axit amin với nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Ở vi sinh vật, protein được tổng hợp nhờ quá trình
A. Sao chép ADN
B. Phiên mã
C. Dịch mã
D. Tổng hợp axit amin
Lời giải:
Quá trình tự sao chép giúp nhân đôi ADN, quá trình phiên mã tổng hợp nên ARN từ ADN, quá trình dịch mã tổng hợp nên phân tử protein trên mạch khuôn ARN.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Cho các ứng dụng sau
1. Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào)
2. Làm rượu, tương cà, dưa muối
3. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…)
4. Sản xuất axit amin
Những ứng dụng từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:
A. 1; 3; 4
B. 2; 3; 4
C. 1; 2; 4
D. 1; 2; 3
Lời giải:
Quá trình sinh tổng hợp của vi sinh vật được ứng dụng để: Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào); Sản xuất các chế phẩm sinh học; Sản xuất axit amin.
Làm rượu, tương cà, dưa muối là ứng dụng của quá trình lên men ở vi sinh vật, là 1 hình thức phân giải.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ứng dụng nào dưới đây là từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật:
A. Sản xuất sinh khối (protein đơn bào)
B. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,…)
C. Sản xuất axit amin
D. Cả A, B và C
Lời giải:
Quá trình sinh tổng hợp của vi sinh vật được ứng dụng để: Sản xuất sinh khối (protein đơn bào); Sản xuất các chế phẩm sinh học; Sản xuất axit amin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Các đại phân tử lớn không thể đi qua màng sinh chất của vi sinh vật. Để phân giải được các chất đó, vi sinh vật tiến hành:
A. Hình thành chân giả, lấy các chất đó vào cơ thể
B. Phân giải ngoại bào
C. Ẩm bào
D. Sử dụng các kênh protein đặc biệt trên màng tế bào.
Lời giải:
VSV tiết enzim vào môi trường để phân giải các chất hữu cơ kích thước lớn ngay ngoài môi trường thành các thành phần nhỏ hơn, quá trình đó được gọi là phân giải ngoại bào. Sau đó VSV hấp thu các thành phần nhỏ hơn qua màng tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Bằng cách nào vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ ?
A. Các phân tử nói trên vào tế bào theo cơ chế nhập bào.
B. Chúng khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C. Chúng được vận chuyển qua kênh trên màng.
D. Chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza).
Lời giải:
Chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza). Các enzim này phân giải các chất đó thành các chất có kích thước nhỏ như axit amin, đường đơn, axit béo. Chỉ khi đó, chúng mới được vận chuyển chủ động qua màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng.
A. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật
B. Tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào
C. Tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển
D. Tạo ra các enzim nội bào cho vi sinh vật.
Lời giải:
Quá trình phân giải ngoại bào giúp chia các phân tử hữu cơ lớn thành các phân tử nhỏ hơn có thể đi qua màng sinh chất vào trong tế bào.
Nếu không có quá trình phân giải ngoại bào, quà trình phân giải ở vi sinh vật sẽ không diễn ra do vi sinh vật không lấy được các chất hữu cơ lớn, từ đó không tạo ra được năng lượng cho cơ thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Phân giải ngoại bào đóng vai trò.
A. Tạo ra năng lượng cho vi sinh vật
B. Tạo ra các đại phân tử hữu cơ.
C. Tạo ra chất kháng sinh bảo vệ vi sinh vật
D. Tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào
Lời giải:
Quá trình phân giải ngoại bào giúp chia các phân tử hữu cơ lớn thành các phân tử nhỏ hơn có thể đi qua màng sinh chất vào trong tế bào.
Nếu không có quá trình phân giải ngoại bào, quà trình phân giải ở vi sinh vật sẽ không diễn ra do vi sinh vật không lấy được các chất hữu cơ lớn, từ đó không tạo ra được năng lượng cho cơ thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Ở vi sinh vật, các protein được phân giải thành các axit amin là nhờ enzim:
A. Lipaza
B. Proteaza
C. Xenlulaza
D. Amilaza
Lời giải:
Enzim phân giải protein là Proteaza.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là do trong dạ dày 4 túi và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzim gì trong các enzim sau ?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
Lời giải:
Rơm rạ, gỗ đều có thành phần xenluloz ở thành tế bào, để tiêu hóa được xenluloz thì các sinh vật này cần có enzyme Xenlulaza.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trước đây, trong nhà máy thuộc da, người ta dùng dung dịch NaOH để tẩy lông. Phương pháp này vừa độc vừa ăn mòn dụng cụ. Ngày nay, người ta có thể thay bằng enzim nào trong các enzim sau?
A. Prôtêaza.
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
Lời giải:
Có thể sử dụng enzyme proteaza để thay cho NaOH vì lông có bản chất là protein (keratin).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu êtilic là đường hoá tinh bột (từ gạo, ngô, sắn...) thành glucôzơ nhờ nấm men. Trong quá trình đường hoá tinh bột, nấm men sản xuất enzim gì trong các enzim sau ?
A. Prôtêaza
B. Lipaza.
C. Amilaza.
D. Xenlulaza.
Lời giải:
Quá trình đường hóa tinh bột: tinh bột → đường nhờ tác dụng của enzyme amilaza
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Dưới tác dụng của enzim nuleaza, axit nucleic sẽ được phân giải thành
A. Axit amin
B. Glixerol
C. Glucozo
D. Nucleotit
Lời giải:
Dưới tác dụng của enzim, axit nucleic sẽ được phân giải thành các đơn phân là các nucleotit.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Emzim lipaza có khả năng phân giải chất hữu cơ nào sau đây
A. Protein
B. Lipit
C. Axit nucleic
D. Cacbohidrat
Lời giải:
Enzim lipaza phân giải lipit thành glixerol và axit béo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Trong quá trình lên men etilic (lên men rượu), sản phẩm được tạo thành là
A. Etanol và O2
B. Etanol và CO2
C. Axit lactic và O2
D. Axit lactic và CO2
Lời giải:
Dưới tác dụng của nấm men trong quá trình lên men etilic, glucozơ được phân giải, tạo thành sản phẩm gồm: Etanol và CO2.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành
A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...
B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...
C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...
D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
Lời giải:
Tinh bột --------🡪 axit lactic (vi khuẩn lactic đồng hình)
Tinh bột -------🡪 Axit lactic + CO2 + Etanol + axit axetic .... (vi khuẩn lactic dị hình)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật
A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học
B. Tạo sinh khối
C. Bột giặt sinh học
D. Sản xuất axit amin
Lời giải:
- Sản xuất sinh khối, tạo sinh khối, sản xuất axit amin là ứng dụng của quá trình sinh tổng hợp của vi sinh vật.
- Để tẩy sạch các vết bẩn (thịt, dầu, mỡ,…) trên vải, ta thêm vào bột giặt một số enzim vi sinh vật, enzim sẽ phân giải và hòa tan các vết bẩn ấy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng nhất: Những ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Sản xuất thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia súc
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và phân giải chất độc
C. Sản xuất bột giặt sinh học và cải thiện công nghiệp thuộc da
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải:
Những ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật: Sản xuất thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia súc; Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và phân giải chất độc; Sản xuất bột giặt sinh học và cải thiện cụng ngiệp thuộc da,...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình
A. Lên men lactic
B. Lên men rượu etilic
C. Lên men axetic
D. Lên men butylic
Lời giải:
Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men lactic, dưới hoạt động của các vi khuẩn lactic đồng hình, đường đơn được chuyển hóa thành axit lactic.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
A. Axit glutamic
B. Pôlisaccarit
C. Sữa chua
D. Đisaccarit
Lời giải:
Sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men lactic là sữa chua.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?
(1) Làm tương
(2) Muối dưa
(3) Muối cà
(4) Làm nước mắm
(5) Làm giấm
(6) Làm rượu
(7) Làm sữa chua
A. (1), (3), (2), (7)
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (7).
D. (4), (5), (6), (7).
Lời giải:
Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện: muối cà, muối dưa, làm sữa chua.
(1), (4): phân giải protein
(5), (6): lên men rượu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Có bao nhiêu thực phẩm dưới đây được tạo ra nhờ quá trình phân giải pôlisaccarit
1. Sirô
2. Cà muối
3. Sữa chua
4. Nước mắm
5. Trà sữa
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Lời giải:
Các thực phẩm được tạo ra nhờ quá trình phân giải pôlisaccarit là: 1,2,3
Nước mắm là kết quả phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Làm tương.
B. Muối dưa
C. Làm nước mắm
D. Sản xuất rượu.
Lời giải:
Ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để muối dưa
A, C: ứng dụng quá trình phân giải protein
D: lên men rượu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Cho các sản phẩm sau đây:
1. Tương
2. Nước mắm
3. Mạch nha
4. Chao
5. Giấm
6. Mắm tôm
Có bao nhiêu sản phẩm là ứng dụng quá trình phân giải prôtêin của vi sinh vật?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Lời giải:
Ứng dụng của quá trình phân giải protein là tương, nước mắm, mắm tôm, chao
Mạch nha, giấm là ứng dụng phân giải tinh bột
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Vi sinh vật phân giải xenlulozo trong xác thực vật có vai trò
A. Tiêu diệt các sinh vật có hại trong môi trường đất
B. Gây ô nhiễm môi trường đất và không khí
C. Tái tạo khí O2 cho khí quyển
D. Làm màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng trong đất
Lời giải:
Nhờ hoạt động phân giải xenlulozo của vi sinh vật trong đất, xác thực vật được phân giải tạo thành các chất dinh dưỡng trong đất làm đất màu mỡ và giảm ô nhiễm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein
D. Cả A, B
Lời giải:
Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất và làm giảm ô nhiễm môi trường
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Việc sản xuất tương chủ yếu dựa vào 2 loại enzim là
A. Nucleaza và proteaza
B. Amilaza và proteaza
C. Amilaza và lipaza
D. Lipaza và proteaza
Lời giải:
Trong quá trình sản xuất tương, có sự tham gia của 2 enzim chủ yếu:
+ Amilaza phân giải tinh bột thành glucozo.
+ Proteaza phân giải protein thành các axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người là?
A. Amilaza
B. Prôtêaza
C. Xenlulaza và lipaza
D. Cả a,b,c đều đúng
Lời giải:
Các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người là: Amilaza, Prôtêaza, Xenlulaza và lipaza,....
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37: Nhận định nào KHÔNG ĐÚNG trong các nhận định sau?
A. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở VSV là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ.
B. Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, VSV có thể phát triển mạnh mẽ.
C. Con người đã lợi dụng quá trình tổng hợp và phân giải của VSV cho các mục đích của mình
D. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV đều diễn ra ở tế bào chất.
Lời giải:
- Nhận định A: Đúng: Quá trình sinh tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật tuy trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhận định B: Đúng. Tốc độ sinh trưởng nhanh, vi sinh vật phát triển mạnh mẽ.
- Nhận định C: Đúng. Con người đã ứng dụng sự tổng hợp và phân giải các chất của VSV vào sản xuất thực phẩm, y tế, cải thiện môi trường...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 38: Nhận định nào Đúng trong các nhận định sau
A. Nhờ hoạt động của enzim lipaza do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các dinh dưỡng trong đất
B. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập với nhau.
C. Để phân giải được các phân tử lớn, vi sinh vật tiết enzim ra ngoài môi trường và tiến hành phân giải ngoại bào.
D. Nhờ quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể kìm hãm sự phát triển của mình.
Lời giải:
- Nhận định A: Sai. Xác thực vật có xenlulozo, enzim phân giải phải là xenlulaza.
- Nhận định B: Sai: Quá trình sinh tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật tuy trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhận định C: Đúng. Để hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước lớn, trước tiên, vi sinh vật tiến hành phân giải ngoại bào bằng cách tiết enzim vào môi trường để tạo thành các phân tử hữu cơ nhỏ hơn, hấp thụ và tiêu hóa nội bào.
- Nhận định D: Sai. Tốc độ sinh trưởng nhanh, vi sinh vật phát triển mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do
A. Sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp
B. Sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp
C. Sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp
D. Sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp
Lời giải:
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Sữa chua từ trạng thái lỏng trở thành sệt là vì
A. Protein của sữa kết tủa
B. Axit amin của sữa kết tủa
C. Cacbonhydrat của sữa kết tủa
D. Lipit của sữa kết tủa
Lời giải:
Sữa chua từ trạng thái lỏng trở thành sệt là vì vi khuẩn lactic hoạt động tạo ra axit lactic làm pH giảm xuống → protein trong sữa bị kết tủa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41: Khi nói về quá trình làm sữa chua, một học sinh đưa ra các nhận xét sau:
1. Đây là quá trình chuyển hóa thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
2. Tác nhân thực hiện chuyển hóa là vi khuẩn lactic và vi khuẩn acetic.
3. Sữa chuyển trạng thái từ lỏng sang sệt là do protein trong sữa biến tính khi pH tăng cao.
4. Vị chua của sữa là do acid lactic sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Lời giải:
1. Sai, quá trình này là lên men lactic trong điều kiện kị khí
2. Sai, tác nhân là vi khuẩn lên men lactic
3. sai, protein bị biến tính do axit lactic được hình thành làm giảm pH
4. đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao là gì ?
A. Để bánh bao bảo quản được lâu hơn
B. Để bánh bao có màu trắng
C. Để bánh bao bông xốp hơn
D. Để bánh bao có vị ngọt đậm
Lời giải:
Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao bông xốp hơn vì nấm men sẽ lên men tạo khí CO2, khi hấp bánh sẽ nở to, xốp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43: Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?
A. Nấm men
B. Nấm sợi
C. Nấm nhầy
D. Nấm đảm
Lời giải:
Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm men.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất rượu vang là:
A. Vi khuẩn lactic.
B. Nấm mốc.
C. Động vật nguyên sinh
D. Nấm men.
Lời giải:
Nấm men được sử dụng trong công nghiệp sản xuất rượu vang, chúng lên men dịch quả thành rượu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45: Quá trình tạo ra axit glutamic (mì chính) từ glucozo là nhờ loại vi sinh vật nào?
A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Tảo đơn bào
D. Nấm sợi
Lời giải:
- Axit glutamic được sản xuất trong công nghiệp nhờ chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium.
Đáp án cần chọn là: B