Kiểm tra học kì II có đáp án
Kiểm tra học kì II có đáp án
Câu 1: Một tế bào sinh dục đực sơ khai từ vùng sinh sản chuyển qua vùng chín đã trải qua 10 lần phân bào. Các tế bào con sinh ra sau cả quá trình đó đều tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực. Số giao tử được sinh ra là
A. 1024 B. 512 C. 2048 D. 4096
Câu 2: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. tế bào hợp tử B. tế bào sinh dưỡng
C. tế bào sinh dục sơ khai D. tế bào chín sinh dục
Câu 3: Quá trình nguyên phân có thể xảy ra ở những loại tế bào nào sau đây?
(1) Tế bào hợp tử
(2) Tế bào sinh dưỡng
(3) Tế bào sinh dục sơ khai
(4) Tế bào phôi
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (4)
Câu 4: Ở những loài sinh sản vô tính, cơ chế nào sau đây giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài?
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Thụ tinh
D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Câu 5: Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ chế nào sau đây giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài?
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Thụ tinh
D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Câu 6: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
A. Đường trong kẹo trực tiếp ăn mòn răng trẻ
B. Đường trong kẹo lên men tạo axit lactic ăn mòn răng trẻ
C. Đường trong kẹo lên men tạo etanol ăn mòn răng trẻ
D. Đường trong kẹo lên men tạo ra con sâu răng ăn mòn răng trẻ
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp
C. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau
D. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng
Câu 8: Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng?
A. Tảo, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp
B. Nấm và tất cả vi khuẩn
C. Vi khuẩn lưu huỳnh
D. Tảo, thực vật, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp
Câu 9: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. tảo đơn bào B. vi khuẩn nitrat hóa
C. vi khuẩn lưu huỳnh D. vi khuẩn sắt
Câu 10: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon từ CO2 được gọi là:
A. quang dị dưỡng B. hóa dị dưỡng
C. quang tự dưỡng D. hóa tự dưỡng
Câu 11: Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử được gọi là
A. Lên men
B. Hô hấp hiếu khí
C. Hô hấp
D. Hô hấp kị khí
Câu 12: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là
A. hô hấp hiếu khí B. hô hấp kị khí
C. đồng hóa D. lên men
Câu 13: Vi khuẩn axetic là tác nhân của quá trình nào sau đây?
A. Biến đổi axit axetic thành glucozo
B. Chuyển hóa rượu thành axit axetic
C. Chuyển hóa glucozo thành rượu
D. Chuyển hóa glucozo thành axit axetic
Câu 14: Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?
(1) Làm tương
(2) Muối dưa
(3) Muối cà
(4) Làm nước mắm
(5) Làm giấm
(6) Làm rượu
(7) Làm sữa chua
A. (1), (2), (3) B. (4), (5), (6), (7)
C. (2), (3), (7) D. (1), (3), (2), (7)
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau đây
Rượu etanol + O2 → (X) + H2O + năng lượng
Chất X là
A. axit lactic B. dưa muối C. sữa chua D. axit axetic
Câu 16: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian thế hệ
B. Thời gian sinh trưởng
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển
D. Thời gian phát triển
Câu 17: Một loài vi sinh vật có thời gian thế hệ là 30 phút sống trong môi trường A. Số tế bào tạo ra từ 1 tế bào loài trên khi nuôi cấy trong môi trường A sau 3 giờ là bao nhiêu
A. 64 B. 32 C. 16 D. 8
Câu 18: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào?
A. pha tiềm phát B. pha cân bằng động
C. pha lũy thừa D. pha suy vong
Câu 19: Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật ở pha cân bằng động là
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi
D. Chỉ có chết mà không có sinh ra
Câu 20: Cho một số đặc điểm sau:
(1) Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
(2) Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường
(3) Không lấy bớt sinh khối vi sinh vật
(4) Pha tiềm phát ngắn hoặc không có, tránh được pha suy vong
Những đặc điểm nào thuộc về nuôi cấy liên tục
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 21: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách
A. phân đôi B. tiếp hợp
C. nảy chồi D. hữu tính
Câu 22: Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính
A. vi khuẩn hình que B. vi khuẩn hình cầu
C. nấm mốc D. vi khuẩn hình sợi
Câu 23: Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. protein B. polisaccarit
C. monosaccarit D. phenol
Câu 24: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là
A. Chất kháng sinh
B. Andehit
C. Các hợp chất cacbohidrat
D. Axit amin
Câu 25: Phần lớn chất kháng sinh có nguồn gốc từ dạng vi sinh vật nào sau đây?
A. vi khuẩn hình que B. virut
C. xạ khuẩn D. nấm mốc
Câu 26: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là
A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ
B. Các enzim của chúng để mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao
C. Protein của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ẩm
D. Enzim và protein của chúng thích ứng với nhiệt độ cao
Câu 27: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn kí sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại?
A. trong đất ẩm B. trong máu động vật
C. trong sữa chua D. trong không khí
Câu 28: Điều sau đây không đúng khi nói về virut là
A. Là dạng sống đơn giản nhất
B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
C. Chỉ cần tạo từ hai thành phần cơ bản: protein và axit nucleic
D. Là sinh vật nhỏ nhất
Câu 29: Hình thức sống của virut là
A. Sống kí sinh không bắt buộc
B. Sống hoại sinh
C. Sống cộng sinh
D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc
Câu 30: Đặc điểm sinh sản của virut là
A. Sinh sản bằng cách nhân đôi
B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ
C. Sinh sản hữu tính
D. Sinh sản tiếp hợp
Câu 31: Nuclocapsit là tên gọi dùng để chỉ
A. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nucleic
B. Các vỏ capsit của virut
C. Bộ gen chứa ADN của virut
D. Bộ gen chứa ARN của virut
Câu 32: Trên lớp vỏ ngoài của virut có yếu tố nào sau đây?
A. bộ gen B. kháng nguyên
C. phân tử ADN D. phân tử ARN
Câu 33: Lần đầu tiên, virut được Ivanopxki phát hiện trên
A. cây dâu tây B. cây cà chua
C. cây thuốc lá D. cây đậu hà lan
Câu 34: Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?
A. Dạng que, dạng xoắn
B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que
C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que
D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp
Câu 35: Virut nào sau đây có dạng khối?
A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá
B. Virut gây bệnh dại
C. Virut gây bệnh bại liệt
D. Thể thực khuẩn
Câu 36: Virut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn?
A. Thể thực khuẩn
B. Virut gây cúm
C. Virut HIV
D. Virut gây bệnh dại
Câu 37: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ?
A. Giai đoạn xâm nhập
B. Giai đoạn sinh tổng hợp
C. Giai đoạn hấp thụ
D. Giai đoạn phóng thích
Câu 38: Ở giai đoạn xâm nhập cửa vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
Câu 39: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nucleic và protein. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn hấp thụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn phóng thích
Câu 40: Sinh tan là quá trình
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ
B. Virut sinh sản trong tế bào chủ
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ
D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ