Top 50 Bài tập Tế bào nhân thực (tiếp theo 1) (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 Bài tập Tế bào nhân thực (tiếp theo 1) Sinh học 10 có đáp án được biên soạn bám sát chương trình Sinh học 10 giúp các bạn học tốt môn Sinh học hơn.
Bài tập Tế bào nhân thực (tiếp theo 1)
Câu 1:
Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là
A. Chứa đựng thông tin di truyền
B . Tổng hợp nên ribôxôm
C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
D. Cả A và C
Câu 2:
Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là:
A. Trung tâm điều khiển
B. Hàng rào kiểm soát
C. Nhà máy tạo nguyên liệu
D. Nhà máy tạo năng lượng
Câu 3:
Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 4:
Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào
B. Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Có cấu trúc màng kép
B. Có nhân con
C. Chứa vật chất di truyền
D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
Câu 6:
Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?
A. Nhân chỉ có một màng duy nhất
B. Màng nhân gắn với lưới nội chất
C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân
D. Màng nhân cho phép các phân tử chất nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân
Câu 7:
Trên màng nhân có rất nhiều các lỗ nhỏ, chúng được gọi là “lỗ nhân”. Đâu là phát biểu sai về lỗ nhân?
A. Lỗ nhân có kích thước từ 50 – 80nm
B. Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo quy tắc “đồng khớp”
C. Protein và ARN là 2 phân tử được cho phép ra vào tại lỗ nhân
D. Protein là phân tử chỉ đi ra, không thể đi vào còn ARN là phân tử đi vào, không thể đi ra
Câu 8:
Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?
A. Dịch nhân
B. Màng trong
C. Màng ngoài
D. Nhân con
Câu 9:
Trong dịch nhân có chứa
A. Ti thể và tế bào chất
B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc thể
C. Chất nhiễm sắc và nhân con
D. Nhân con và mạng lưới nội chất
Câu 10:
Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là?
A. Lipit
B. rARN
C. Prôtêin
D. ADN
Câu 11:
Hạch nhân (hay nhân con) có vai trò:
A. Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
B. Hình thành thoi vô sắc
C. Nơi tích tụ tạm thời các ARN
D. Nơi tổng hợp prôtêin của tế bào
Câu 12:
Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây không có nhân ?
A. Tế bào gan
B. Tế bào cơ tim
C. Tế bào thần kinh
D. Tế bào hồng cầu
Câu 13:
Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có nhiều nhân ?
A. Tế bào gan
B. Tế bào cơ vân
C. Tế bào bạch cầu đa nhân
D. Cả 3 loại tế bào trên
Câu 14:
Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là
A. Lạp thể
B. Ti thể
C. Bộ máy gôngi
D. Ribôxôm
Câu 15:
Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là
A. Riboxom
B. Bộ máy gongi
C. Lưới nội chất
D. Ti thể
Câu 16:
Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?
A. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi một lớp màng trơn nhẵn
Câu 17:
Để thực hiện chức năng là trạm năng lượng của tế bào, ti thể có cấu trúc như thế nào?
A. Có màng kép với màng trong ăn sâu vào ti thể
B. Có các ribôxôm và hệ gen là DNA vòng kép
C. Có chưa hệ enzim hô hấp bám ở các mấu lồi
D. Cả A, B và C
Câu 18:
Ti thể không có chức năng nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP
B. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
C. Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất
D. Khử độc cho tế bào
Câu 19:
Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng cho các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động
B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 20:
Các tế bào sau đây trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
A. Hồng cầu
B. Cơ tim
C. Biểu bì
D. Xương
Câu 21:
Loại tế bào nào dưới đây chứa nhiều ti thể?
A. Tế bào gan
B. Tế bào cơ
C. Tế bào tim
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 22:
Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong bào quan:
A. Ti thể
B. Trung thể
C. Lục lạp
D. Lizôxôm
Câu 23:
Bào quan nào có thể chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học?
A. Lizôxôm
B. Không bào
C. Lục lạp
D. Lưới nội chất trơn
Câu 24:
Bào quan này có tên gọi là gì?
A. Bộ máy gôngi
B. Ti thể
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp
Câu 25:
Lục lạp không có cấu trúc nào sau đây:
A. Hình bầu dục
B. Được bao bọc bởi một màng đơn
C. Bên trong là khối cơ chất không màu – gọi là chất nền (strôma)
D. Các hạt nhỏ (grana) nằm trong chất nền
Câu 26:
Lục lạp là bào quan?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Có ở tất cả các tế bào nhân thực
D. Có màng tilacoit bao bọc
Câu 27:
Trong các yếu tố cấu tạo sau đây, yếu tố nào có chứa diệp lục và enzim quang hợp?
A. Màng tròn của lục lạp
B. Màng của tilacoit
C. Màng ngoài của lục lạp
D. Chất nền của lục lạp
Câu 28:
Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?
A. Chất nền
B. Các túi tilacoit
C. Màng ngoài lục lạp
D. Màng trong lục lạp
Câu 29:
Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 30:
Chức năng của lục lạp là
A. Quang hợp
B. Bảo vệ lớp ngoài lá
C. Kết hợp với nước và muối khoáng tạo cacbonhiđrat
D. A, B, C đúng
Câu 31:
Các bào quan có axit nucleic ngoài nhân là
A. Ti thể và không bào
B. Không bào và lizôxôm
C. Lạp thể và lizôxôm
D. Ti thể và lạp chất
Câu 32:
Nhận định nào sau đây là SAI:
A. Ti thể và lục lạp có khả năng hấp thụ ánh sáng
B. Ti thể và lục lạp đều có khả năng tự nhân đôi
C. Ti thể và lục lạp đều có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào
D. Ti thể và lục lạp đều có màng kép bao bọc
Câu 33:
Nơi chứa DNA trong tế bào thực vật:
A. Nhân
B. Nhân và diệp lục
C. Nhân và ti thể
D. Nhân, ti thể và lạp thể
Câu 34:
Cho các vị trí sau:
(1) Màng sinh chất.
(2) Ribosome
(3) Lục lạp.
(4) Nhân
(5) Tế bào chất.
(6) ti thể.
Ở sinh vật nhân thực, ARN và ADN đều phân bố ở:
A. (1), (2), (5), (6)
B. (4)
C. (3), (4), (6)
D. (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 35:
Thành phần cấu tạo của nhân tế bào gồm những gì?
1. Màng nhân
2. Dịch nhân
3. Lỗ nhân
4. Nhân con
5. Chất nhiễm sắc
A. 2, 3, 4, 5
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 4, 5
D. 1, 2, 3, 5
Câu 36:
Nhân tế bào gồm những thành phần gì?
A. Màng nhân
B. Dịch nhân
C. Nhân con và chất nhiễm sắc
D. Cả A, B và C
Câu 37:
Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể là gì?
1. Có màng kép bao bọc
2. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm
3. Tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào
4. Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường
5. Có trong tế bào động vật và thực vật
A. 1, 2, 3, 5
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 4
D. 2, 3, 4, 5
Câu 38:
Sự giống nhau giữa hai bào quan ti thể và lục lạp thể hiện ở chỗ chúng đều có cấu tạo màng và có chứa:
A. DNA vòng, các ribôxôm và hệ enzim đặc thù
B. DNA vòng, chất nền (stroma) và các hạt nhỏ grana)
C. Các ribôxôm, hệ enzim, hệ sắc tố
D. Cùng một hệ enzim
Câu 39:
Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây là chung cho lục lạp và ti thể?
(1) được bao bọc bởi 2 lớp màng.
(2) tìm thấy ở tất cả các tế bào nhân thực.
(3) có chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào.
(4) có các phân tử ADN dạng sợi kép.
(5) có bào quan riboxom.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 40:
Cho các thành phần sau:
(1) Màng trong gấp nếp
(2) Ribosome lớn (80S).
(3) ADN kép, vòng, không liên kết với histon
(4) Enzyme tổng hợp ATP
(5) Màng ngoài trơn
(6) Phiến thylakoid. Cấu trúc có ở cả ti thể và lục lạp là:
A. (2), (3), (6)
B. (1), (2), (4)
C. (3), (4), (5)
D. (4), (5), (6)
Câu 41:
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :
A. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp
B. Được bao bọc bởi lớp màng kép
C. Có chứa sắc tố quang hợp
D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 42:
Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là gì?
1. Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp
2. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn, không gấp nếp
3. Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố
4. Ti thể có ở tế bào động vật và thực vật, còn lục lạp có ở tế bào thực vật
5. Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không chứa ADN
A. 1, 2, 3, 5
B. 2, 3, 4, 5
C. 1, 3, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4
Câu 43:
Ti thể khác với lục lạp ở điểm gì?
A. Ti thể đảm nhận chức năng hô hấp
B. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi
C. Ti thể có cả ở tế bào động vật
D. Cả 3 ý trên
Câu 44:
Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:
A. Màng trong của ty thể thì có gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn
B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn
C. Ty thể có enzim còn lục lạp có hạt riboxom
D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp có enzim hô hấp
Câu 45:
Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của các tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?
A. Tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B
B. Chủ yếu của loài A
C. Chủ yếu của loài B
D . Một nửa của loài A, một nửa của loài B
Câu 46:
Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Ếch con sinh ra có đặc điểm của loài ếch nào? Vì sao?
A. Loài ếch A do ếch con mang nhân của A
B. Loài ếch B do ếch con mang nhân của loài ếch B
C. Cả 2 loài AB, vì ếch con mang nhân của B và được nuôi từ tế bào chất A
D. Loài ếch A do ếch con được nuôi từ tế bào chất loài A
Câu 47:
Điểm khác biệt giữa màng trong và màng ngoài của ti thể là:
I. Màng trong gồm hai lớp phôtpholipit kép còn màng ngoài có một lớp.
II. Màng trong có chứa hệ enzim hô hấp, màng ngoài không có.
III. Màng ngoài gấp khúc tạo ra các mào, màng trong không gấp khúc.
IV. Màng trong có diện tích bé hơn diện tích màng ngoài. Số phương án KHÔNG đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1