X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

Top 50 bài tập Phóng xạ (mới nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập Phóng xạ Vật lý 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Vật lý 12 giúp các bạn học tốt môn Vật lý hơn.

Bài tập Phóng xạ

Câu 1:

Phóng xạ là

A. quá trình hạt nhân nguyên tử phát các tia không nhìn thấy.

B. quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững.

C. quá trình hạt nhân nguyên tử hấp thụ năng lượng để phát ra các tia α, β.

D. quá trình hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhỏ hơn.

Xem lời giải »


Câu 2:

Hằng số phóng xạ của một chất

A. tỉ lệ thuận khối lượng của chất phóng xạ.

B. tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã của chất phóng xạ.

C. tỉ lệ nghịch với độ phóng xạ của chất phóng xạ.

D. tỉ lệ nghịch với thể tích chất phóng xạ.

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm phát biểu sai khi nói về định luật phóng xạ:

A. Sau một chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 50%

B. Sau hai chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 75%

C. Sau một nửa chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ giảm đi 25%

D. Sau ba chu kì bán rã, khối lượng của chất phóng xạ còn lại bằng 12,5% khối lượng ban đầu

Xem lời giải »


Câu 4:

Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về các tia phóng xạ bay vào một điện trường đều?

A. tia γ không bị lệch.

B. độ lệch của tia β+  β-  như nhau.

C. tia β+ bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

D. tia α+ bị lệch về phía bản âm của tụ điện nhiều hơn tia β+.

Xem lời giải »


Câu 5:

Phóng xạ β- xảy ra khi

A. trong hạt nhân có sự biến đổi nuclôn thành êlectron.

B. trong hạt nhân có sự biến đổi proton thành nơtron.

C. trong hạt nhân có sự biến đổi nơtron thành proton.

D. xuất hiện hạt nơtrinô trong biến đổi hạt nhân.

Xem lời giải »


Câu 6:

Ra88226 phân rã thành Rn86222 bằng cách phát ra

A. êlectron

 B. anpha

C. pôzitron

D. gamma

Xem lời giải »


Câu 7:

Sau ba phân rã α thành hai phân rã β- thì hạt nhân nguyên tố X biến thành hạt nhân rađôn Ra88226 Nguyên tố X là:

A. thôri

B. urani

C. pôlôni

D. rađi

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong từ trường, tia phóng xạ đi qua một tấm thủy tinh mỏng N thì vết của hạt có dạng như hình vẽ. Hạt đó là hạt gì?

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

A. γ.

B. β+.

C. β- .

D. α.

Xem lời giải »


Câu 9:

Trong phóng xạ của hạt nhân R88226a, từ hạt nhân có một hạt α khi bay ra với động năng là 4,78 MeV. Năng lượng tỏa ra trong phóng xạ này xấp xỉ bằng

A. 85,2 MeV

B. 4,97 MeV

C. 4,86 MeV

D. 4,69 MeV

Xem lời giải »


Câu 10:

Pôlôni là chất phóng xạ tia α. Chu kì bán rã của Po là 138 ngày đêm. Hằng số phóng xạ của pôlôni là

A. 7,2.10-3 s-1.

B. 5,8.10-8 s-1.

C. 5,02.10-3 s-1.

D. 4,02.10-8 s-1.

Xem lời giải »


Câu 11:

Có hai chất phóng xạ A và B với hằng số phóng xạ là λ1, λ2 với λ2= 2λ1. Lúc đầu chúng có khối lượng tương ứng là m0 và 2m0. Khối lượng của chúng bằng nhau sau một khoảng thời gian là

A. t=ln2λ1.

B. t=ln4λ1.

C. t=1λ1ln2.

D. t=ln22λ2.

Xem lời giải »


Câu 12:

Thời gian τ để số hạt nhân phóng xạ giảm đi e = 2,7 lần là τ = 1/λ , trong đó λ là hằng số phóng xạ. So với số hạt nhân ban đầu, sau khoảng thời gian t = 2τ số hạt nhân nguyên tử của chất phóng xạ còn lại chiếm

A. 37%.

B. 18,5%.

C. 81,5%.

D. 13,7%.

Xem lời giải »


Câu 13:

Xét sự phóng xạ α: A  B + α. Biết hạt nhân mẹ A lúc đầu đứng yên. So sánh động năng của các hạt sau phóng xạ ta thấy

A. WBWα=mBmα.

B. WBWα=mαmB.

B. WBWα=(mBmα)2.

D. 1Wα=mBmB.

Xem lời giải »


Câu 14:

Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Bắt đầu đếm từ t0 = 0 đến t1 = 1 h, máy đếm được X1 xung, đến t2 = 2h máy đếm được X2 = 1,25X1. Chu kì của chất phóng xạ đó là

A. 60 phút.

B. 45 phút.

C. 30 phút.

D. 15 phút.

Xem lời giải »


Câu 15:

Có hai khối chất phóng xạ A và B với chu kì phóng xạ lần lượt là T1 và T2. Biết T2 < T1. Số hạt nhân ban đầu trong hai khối chất ấy lần lượt là N0 và 4N0. Thời gian để số lượng hai hạt nhân A và B của hai khối chất còn lại bằng nhau là

A. 2T1T2T1-T2.

B. T1T2T1-T2.

C. T1T2T1+T2.

D. T1T2.

Xem lời giải »


Câu 16:

Chất phóng xạ pôlôni Po84210 phát ra phóng xạ α và biến đổi thành chì Pb82206. Cho biết mPo = 209,9828u; mPb = 205,9744u; mα = 4,0026u và u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỉa ra khi 1 mg pôlôni phân rã hết là

A. 1,24.107 J .

B. 2,48.105 J.

C. 2,48.106 J.

D. 1,24.106 J.

Xem lời giải »


Câu 17:

Tìm phát biểu đúng.

A. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích nên nó cũng bảo toàn số proton.

B. Phóng xạ luôn là 1 phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

C. Phóng xạ là 1 phản ứng hạt nhân tỏa hay thu năng lượng tùy thuộc vào loại phóng xạ (α; β; γ... ).

D. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối nên nó cũng bảo toàn số nơtron.

Xem lời giải »


Câu 18:

Trong các phân rã α,β, γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã:

A. γ

B. C 3 phân rã α,β,γ ht nhân mt năng lưng như nhau

C. α

D. β

Xem lời giải »


Câu 19:

Chất phóng xạ do Beccơren phát hiện ra đầu tiên là:

A. Radi

B. Urani

C. Thôri

D. Pôlôni

Xem lời giải »


Câu 20:

Muốn phát ra bức xạ, chất phóng xạ thiên nhiên cần phải được kích thích bởi:

A. Ánh sáng mặt trời.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia X.

D. Tất cả đều đúng.

Xem lời giải »


Câu 21:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về tia β+?

A. Hạt β+ có cùng khối lượng với electron nhưng mang một điện tích nguyên tố dương.

B. Tia β+ có tầm bay ngắn hơn so với tia α.

C. Tia β+ có khả năng đâm xuyên mạnh, giống như tia Rơnghen.

D. A, B và C đều đúng.

Xem lời giải »


Câu 22:

Chọn câu sai. Tia α (alpha)

A. làm ion hoá chất khí.

B. bị lệch khi xuyên qua một điện trường hay từ trường.

C. làm phát quang một số chất.

D. có khả năng đâm xuyên mạnh.

Xem lời giải »


Câu 23:

Chọn câu sai. Tia γ (grama):

A. Gây nguy hại cho cơ thể.

B. Không bị lệch trong điện trường, từ trường.

C. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

D. Có bước sóng lớn hơn tia Rơnghen.

Xem lời giải »


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ?

A. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

B. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

C. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

D. Trong sự phóng xạ, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

Xem lời giải »


Câu 25:

Chọn câu đúng. Các tia có cùng bản chất là

A. tia γ và tia tử ngoại

B. tia α và tia hồng ngoại.

C. tia âm cực và tia Rơnghen.

D. tia α và tia âm cực.

Xem lời giải »


Câu 26:

Trong phóng xạ β- có sự biến đổi:

A. Một n thành một p, một e- và một phản nơtrinô.

B. Một p thành một n, một e- và một nơtrinô.

C. Một n thành một p , một e+ và một nơtrinô.

D. Một p thành một n, một e+ và một nơtrinô.

Xem lời giải »


Câu 27:

Một đồng vị phóng xạ nhân tạo mới hình thành, hạt nhân của nó có số proton bằng số notron. Hỏi đồng vị đó có thể phóng ra bức xạ nào sau đây?

A. β+

B. β-

C. α và β-

D. β- và γ

Xem lời giải »


Câu 28:

Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia α, β, γ

A. α, β, γ

B. α, γ, β

C. γ, β,α

D. γ,α, β

Xem lời giải »


Câu 29:

Kí hiệu các dạng phóng xạ sau: (1) phóng xạ α, (2) phóng xạ β-, (3) phóng xạ β+, (4) phóng xạ γ. Ở dạng phóng xạ nào kể trên, hạt nhân bị phân rã chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn:

A. 1

B. 4

C. 2, 3

D. 1,2

Xem lời giải »


Câu 30:

Hạt nhân Na24 phóng xạ β- với khối lượng ban đầu là 15 g, tạo thành hạt nhân X. Sau thời gian bao lâu thì một mẫu chất phóng xạ Na24 nguyên chất lúc đầu sẽ có tỉ số số nguyên tử của X và của Na có trong mẫu bằng 0,75.

A. 12,1 h

B. 14,5 h

C. 11,1 h

D. 12,34 h

Xem lời giải »


Câu 1:

Hiện tượng phóng xạ là

A. Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác 

B. Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác 

C. Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác 

D. Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác 

Xem lời giải »


Câu 2:

Tìm phát biểu đúng?

A. Hiện tượng phóng xạ xảy ra càng nhanh ở điều kiện áp suất cao 

B. Hiện tượng phóng xạ suy giảm khi nhiệt độ phòng thí nghiệm giảm 

C. Hiện tượng phóng xạ không bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường 

D. Hiện tượng phóng xạ chỉ xảy ra trong các vụ nổ hạt nhân 

Xem lời giải »


Câu 3:

Biểu thức xác định độ phóng xạ của một chất sau thời gian t là:

A. H=H0.2λt

B. H=H0eλt

C. H=H0.2-λt

D. H=H02-tT

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm phát biểu sai về phóng xạ?

A. Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân 

B. Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh 

C. Mang tính ngẫu nhiên 

D. Có thể xác định được một hạt nhân khi nào sẽ phóng xạ

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự phóng xạ không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài như nhiệt độ, áp suất, ... 

B. Tổng khối lượng của các hạt tạo thành lớn hơn khối lượng của hạt nhân mẹ 

C. Hạt nhân con bền vững hơn hạt nhân mẹ 

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

Xem lời giải »


Câu 6:

Tia α là

A. Tia α  là sóng điện từ 

B. Tia α chuyển động với tốc độ trong không khí là 3.108m/s

C. Tia α bị lệch phía bản tụ điện dương 

D. Tia α là dòng hạt nhân H24e

Xem lời giải »


Câu 7:

Tia α

A. có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng trong chân không 

B. là dòng các hạt nhân H24e

C. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường 

D. là dòng các hạt nhân H11

Xem lời giải »


Câu 8:

Tia β

A. Tia β bay với vận tốc khoảng 2.107m/s

B. Tia β bị lệch về phía tụ điện tích điện dương 

C. Tia β- có thể bay trong không khí hàng km 

D. Tia β- là sóng điện từ 

Xem lời giải »


Câu 9:

Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ? (với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t, λ là hằng số phóng xạ)

A. m0=m.e-λt

B. m=m0.e-λt

C. m=m0.eλt

D. m=12m0.e-λt

Xem lời giải »


Câu 10:

Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ

A. Phóng xạ nhân tạo là do con người tạo ra 

B. Công thức tính chu kì bán rã là T=ln2λ

C. Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại được xác định theo công thức N=N0.e-λt

D. Hằng số phóng xạ được xác định bằng công thứcλ=Tln2

Xem lời giải »


Câu 11:

 N712 phóng xạ β+sinh ra hạt nhân con có

A. 7 proton và 5 notron 

B. 6 proton và 12 notron 

C. 6 proton và 6 notron 

D. 7 proton và 12 notron

Xem lời giải »


Câu 12:

Tia gamma

A. Tia gamma là tia có bước sóng lớn hơn sóng vô tuyến 

B. Tia gamma là dòng hạt electron bay ngoài không khí 

C. Tia gamma có khả năng đâm xuyên kém 

D. Tia gamma có bản chất sóng điện từ

Xem lời giải »


Câu 13:

Tìm phát biểu sai về tia gamma

A. Tia gamma có thể đi qua hàng mét bê tông 

B. Tia gamma có thể đi qua vài cm chì 

C. Tia gamma có vận tốc dịch chuyển như ánh sáng 

D. Tia gamma mềm hơn tia X

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ

A. Tăng theo thời gian theo định luật hàm số mũ 

B. Giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ 

C. Tỉ lệ thuận với thời gian 

D. Tỉ lệ nghịch với thời gian

Xem lời giải »


Câu 15:

Tìm phát biểu sai về chu kì bán rã

A. Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ 

B. Chu kì bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ 

C. Chu kì bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau 

D. Chu kì bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh

Xem lời giải »


Câu 1:

Sau khi phóng xạ α hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng tuần hoàn?

A. Không thay đổi 

B. Tiến 2 ô 

C. Lùi 2 ô 

D. Tăng 4 ô 

Xem lời giải »


Câu 2:

Hạt nhân P84210o  phân rã α thành hạt nhân con X. Số nuclon trong hạt nhân X bằng:

A. 82 

B. 210 

C. 124 

D. 206 

Xem lời giải »


Câu 3:

Tia phóng xạ nào sau đây không bị lệch trong điện trường?

A. Tia α 

B. Tia β+

C. Tia β-

D. Tia γ 

Xem lời giải »


Câu 4:

Tia phóng xạ nào sau đây có khối lượng hạt là lớn nhất?

A. Tia α 

B. Tia β+

C. Tia β- 

D. Tia γ

 

Xem lời giải »


Câu 5:

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

A. Tia α là dòng hạt nhân nguyên tử 

B. Tia β  là dòng hạt mang điện 

C. Tia γ là sóng điện từ 

D. Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau

Xem lời giải »


Câu 6:

Tia nào sau đây là tia phóng xạ?

A. Tia gamma 

B. Tia laze 

C. Tia X 

D. Tia tử ngoại

Xem lời giải »


Câu 7:

Đồng vị U92234 sau một chuỗi phóng xạ αβ- biến đổi thành P82206b. Số phóng xạ α và β- trong chuỗi là

A. 7 phóng xạ α , 4 phóng xạ β-

B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β-

C. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β- 

D. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β-

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong chuỗi phóng xạ: GZALZ+1AQZ-1A-4QZ-1A-4 các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự

A. γ,β-,α

B. α,β-,γ

C. β-,α,γ

D. β-,γ,α

Xem lời giải »


Câu 9:

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

A. Khối lượng 

B. Số khối 

C. Nguyên tử số 

D. Hằng số phóng xạ

Xem lời giải »


Câu 10:

Đại lượng nào của chất phóng xạ không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại nêu sau đây

A. Số hạt nhân phóng xạ còn lại 

B. Số mol chất phóng xạ còn lại 

C. Khối lượng của lượng chất đã phân rã 

D. Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại

Xem lời giải »


Câu 11:

Khi nói về tia, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia γ không mang điện tích 

B. Tia γ có bản chất là sóng điện từ 

C. Tia γ có khả năng đâm xuyên rất mạnh   

D. Tia γ có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng 

Xem lời giải »


Câu 12:

Chất Iốt phóng xạ I53131 dùng trong y tế có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu?

A. 0,87 g

B. 0,78 g

C. 7,8g

D. 8,7g

Xem lời giải »


Câu 13:

Radon R222a là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T=3,8  ngày. Khối lượng Randon lúc đầu là m=2g . Khối lượng Ra còn lại sau 19 ngày là?

A. 1,9375g        

B. 0,0625g  

C. 1,2415g  

D. 0,7324g       

Xem lời giải »


Câu 14:

Hạt nhân P84210o có chu kỳ bán rã T,  phóng xạ α biến đổi thành hạt nhân P82206b. Ban đầu có 200g chất phóng xạP84210o  nguyên chất thì sau một chu kỳ bán rã khối P84210o còn lại là:

A. 100g

B. 150g

C. 50g

D. 200g

Xem lời giải »


Câu 15:

Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu?

A. 25%

B. 75%

C. 12,5%

D. 87,5%

Xem lời giải »


Câu 1:

Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là:

A. N06

B. N016

C. N09

D. N04

Xem lời giải »


Câu 2:

Một nguồn phóng xạ có chu kì bán rã và tại thời điểm ban đầu có 48N0 hạt nhân. Hỏi sau khoảng thời gian 3T, số hạt nhân còn lại là bao nhiêu?

A. 4N0

B. 6N0

C. 8N0

D. 16N0

Xem lời giải »


Câu 3:

Gọi Δtlà khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần ( e- là cơ số của loga tự nhiên lne=1). Sau khoảng thời gian chất phóng xạ còn lại bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu?

A. 50%

B. 60%

C. 80%

D. 70%

Xem lời giải »


Câu 4:

 N22a phân rã với chu kì T=2,6 năm. Khối lượng ban đầu là m0. Sau 2 năm lượng N22a phân rã bao nhiêu %?

A. 41,3%

B. 50%

C. 25%

D. 67,7%

Xem lời giải »


Câu 5:

Tính số hạt nhân  bị phân rã sau 1s trong 1g RadiR226a. Cho biết chu kì bán rã của R226a là 1580 năm. Số Avogadro là  NA=6,02.1023mol-1

A. 3,55.1010 hạt

B. 3,40.1010 hạt

C. 3,75.1010 hạt

D. 3,70.1010 hạt

Xem lời giải »


Câu 6:

Pôlôni P210o là một chất phóng xạ có chu kì bán rã 140 ngày đêm. Hạt nhân pôlôni phóng xạ sẽ biến thành hạt nhân chì (P206b) và kèm theo một hạt a. Ban đầu có 42mg chất phóng xạ pôlôni. Khối lượng chì sinh ra sau 280 ngày đêm là:

A.  30,9 mg

 

B.   10,35 mg

 

C. 31,96 mg

 

D.   10,65 mg

 

Xem lời giải »


Câu 7:

Đồng vị P210o phóng xạ α và biến thành một hạt nhân chì P206b. Ban đầu có 0,168gPo, sau một chu kì bán rã , thể tích của khí Heli sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn (1mol khí trong điều kiện tiêu chuẩn chiếm một thể tích 2,24l) là:

A.  0, 00899ml

 

B. 8, 96ml

 

C. 0, 89ml

 

D. 0, 089ml

 

Xem lời giải »


Câu 8:

Đồng vị N1124a  là chất phóng xạ β-tạo thành hạt nhân magiê( M1224g). Ban đầu có 12gam Na và chu kì bán rã là 15 giờ. Sau 45h thì khối lượng Mg tạo thành là :

A. 10,5 g

 

B. 5,16 g

 

C.  51,6 g

 

D.0,516 g

 

Xem lời giải »


Câu 9:

PhChất phóng xạ pôlôni P84210o  có chu kì bán rã 138 ngày. Ban đầu có một mẫu gồm N0   hạt nhân pôlôni P84210o. Sau bao lâu (kể từ lúc ban đầu), số hạt nhân P84210o bị phân rã là 78N0?

A. 276 ngày.      

B. 414 ngày.  

C. 552 ngày.   

D. 690 ngày.

Xem lời giải »


Câu 10:

Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy

A. 2T

B. 3T

C. 0,5 T

D. T

Xem lời giải »


Câu 11:

Giả sử ban đầu có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất có chu kì bán rã

là T và biến thành hạt nhân Y. Tại thời điểm t0 , tỉ lệ giữa số hạt nhân Y và hạt nhân X là 1324. Tại thời điểm  t=t0+2Tthì tỉ lệ đó là:

A. 316

B. 296

C. 256

D. 276

Xem lời giải »


Câu 12:

Một chất phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu H0, gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau . Chu kì bán rã của chúng lần lượt là T1=2h  và T2=3h. Sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là:

A. 7H040

B. 9H040

C. 3H016

D. 5H016

Xem lời giải »


Câu 13:

Chất phóng xạ P84210o phát ra tia α và biến đổi thành P82206b . Biết khối lượng các hạt là mPb=205,9744u;mPo=209,9828umα=4,0026u . Giả sử hạt nhân mẹ ban đầu đứng yên và sự phân rã không phát ra tia γ thì động năng của hạt nhân con là

A. 0,1MeV

 

B.  0,02MeV

 

C. 0,01MeV

 

D. 0,2MeV

 

Xem lời giải »


Câu 14:

Hiện nay trong quặng thiên nhiên có chứa cả U92238và U92235 theo tỉ lệ nguyên tử  là 140 :1. Giả sử ở thời điểm tạo thành Trái Đất, tỷ lệ trên là 1:1. Hãy tính tuổi của Trái Đất. Biết chu kỳ bán rã của U92238 là 4,5.109  năm, U92235 có chu kỳ bán rã7,13.108  năm.

A. 60,4.108 năm

B. 64.108 năm

C. 51,65.108 năm

D. 65.108 năm

Xem lời giải »


Câu 15:

Coban C2760o là chất phóng xạ có chu kì bán rã  T = 5,33 năm. Lúc đầu có 1000g Co thì sau 10,66 năm số nguyên tử coban còn:

A. N=2,51.1024

B. N=5,42.1022

C. N=8,18.1020

D. N=1,25.1021

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập Vật lý 12 có lời giải hay khác: