Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu
1. Chuyển động rơi của vật
- Khi chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung (gọi chung là chất lưu), vật đều chịu tác dụng của lực cản.
Ví dụ: Chuyển động của viên bi trong dầu như hình sau
- Tốc độ rơi của vật được ghi nhận tại từng thời điểm và biểu diễn trong đồ thị sau:
Từ đồ thị, ta thấy khi xuất hiện lực cản của chất lưu, chuyển động rơi của vật không còn là chuyển động nhanh dần đều đơn giản mà chia làm ba giai đoạn:
- Nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian ngắn.
- Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp theo. Lúc này lực cản bắt đầu có độ lớn đáng kể và tăng dần.
- Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Khi đó, tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.
- Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm vật, cùng phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu. Lực cản này phụ thuộc vào hình dạng vật.
2. Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật.
Lực cản của không khí phụ thuộc vào hình dạng của vật chuyển động.