Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động tổng hợp
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động tổng hợp
1. Độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp
Tính tương đối của chuyển động
- Một vật có thể đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Do đó, chuyển động có tính tương đối.
- Hệ quy chiếu đứng yên: Hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên. Ví dụ: gân ga, bờ sông, …
- Hệ quy chiếu chuyển động: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên. Ví dụ: tàu chuyển động trên sân ga, thuyền trôi trên sông,…
Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
- Quy ước:
+ Số 1: vật chuyển động đang xét
+ Số 2: vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động
+ Số 3: vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.
- Dùng phương pháp toán học người ta suy ra được độ dịch chuyển tổng hợp:
Trong đó: là độ dịch chuyển trong hệ quy chiếu chuyển động; là độ dịch chuyển giữa hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
- Xét trong khoảng thời gian rất nhỏ, kết hợp với định nghĩa của vận tốc, ta suy ra được vận tốc tổng hợp:
Trong đó:
+ : vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên;
+ : vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động;
+ : vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.