Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Đạo đức 5.

Giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 54 VBT Đạo đức lớp 5 – Chân trời sáng tạo): Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý:

+ Tranh 1: đây là biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí vì khi không sử dụng hết tiền, bạn nữ đã biết tiết kiệm tiền còn lại.

Quảng cáo

+ Tranh 2: đây là biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí vì bạn nhỏ đã không lãng phí tiền khi món đồ dùng còn tốt.

+ Tranh 3: đây là biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí vì bạn nam đã biết việc nào là quan trọng, cần thiết và hiểu rõ hoàn cảnh của mình.

+ Tranh 4: đây là biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí vì các bạn đã biết không lãng phí khi đồ vẫn còn.


Câu 2 (trang 55 VBT Đạo đức lớp 5 – Chân trời sáng tạo): Viết chữ Đ (đúng) và S (sai) vào ô trống trước các ý kiến về lí do chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí.


a. Rèn luyện thói quen chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí.


b. Chi tiêu hợp lí là cách quý trọng sức lao động.


c. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.


d. Mọi người không thích kết bạn với người biết sử dụng tiền hợp lí.


e. Có thể giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.


g. Sử dụng tiền hợp lí tạo nên tính cách keo kiệt.

Trả lời:

Đ

a. Rèn luyện thói quen chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí.

Đ

b. Chi tiêu hợp lí là cách quý trọng sức lao động.

Đ

c. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

S

d. Mọi người không thích kết bạn với người biết sử dụng tiền hợp lí.

Đ

e. Có thể giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

S

g. Sử dụng tiền hợp lí tạo nên tính cách keo kiệt.

Câu 3 (trang 55 VBT Đạo đức lớp 5 – Chân trời sáng tạo): Điền tỉ lệ phần trăm phù hợp cho các túi sau và giải thích ý nghĩa của chúng.

Tiền chi tiêu chiếm tỉ lệ: ..., dùng để ............................................................

Tiền chia sẻ chiếm tỉ lệ: ... dùng để ..............................................................

Tiền (tiết kiệm) chiếm tỉ lệ: .... dùng để .........................................................

Trả lời:

Tiền chi tiêu chiếm tỉ lệ: 80% dùng để mua sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,…

Tiền chia sẻ chiếm tỉ lệ: 10% dùng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Tiền (tiết kiệm) chiếm tỉ lệ: 10% dùng để tiết kiệm, tích lũy khi cần thiết.

Câu 4 (trang 55 VBT Đạo đức lớp 5 – Chân trời sáng tạo): Tô màu vào ô trống trước các ý kiến em đồng tình.


Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiền hợp lí.


Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.


Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.


Sử dụng tiền hợp lí vì đây là hành động thể hiện tình yêu thương, trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.

Trả lời:


Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiền hợp lí.


Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.


Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.


Sử dụng tiền hợp lí vì đây là hành động thể hiện tình yêu thương, trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.

Câu 5 (trang 56 VBT Đạo đức lớp 5 – Chân trời sáng tạo): Xử lí tình huống

• Tình huống 1: Sau một thời gian dài nuôi lợn đất, Cốm đã gần đủ tiền mua chiếc xe đạp yêu thích. Một hôm, nhìn thấy quảng cáo búp bê rất đẹp trên mạng xã hội, Cốm muốn lấy tiền đi mua búp bê.

Nếu là Cốm, em sẽ:

• Tình huống 2: Tin và Bin đang cùng nhau đua xe điều khiển từ xa ngoài sân. Thấy Bin cho xe chạy qua vũng nước, Tin lo lắng: “Xe bị ngập nước sẽ hỏng mất". Bin thản nhiên đáp: “Không sao, hỏng thì bố sẽ mua cho mình chiếc xe mới”.

Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin như thế nào?

• Tình huống 3: Na khoe với Cốm cây bút mới: “Loại bút này hơi đắt nhưng mình sẽ dùng được cả năm học đấy”. Cốm thờ ơ nhìn cây bút và nói: “Với số tiền đó, mình có thể mua được 5 – 6 cây bút rẻ hơn, vài hôm lại đổi bút mới để dùng”.

Nếu là Na, em sẽ nói gì với Cốm?

Trả lời:

• Tình huống 1: Nếu là Cốm, em sẽ: Mua xe đạp trước vì xe đạp quan trọng và cần thiết hơn, em sẽ tiếp tục để dành tiền và khi nào dư em sẽ mua búp bê sau.

• Tình huống 2: Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin rằng phải biết giữ gìn đồ đạc , phải biết quý trọng sức lao động của bố mẹ vì bố mẹ làm việc rất vất vả mới có tiền mua đồ cho mình sử dụng.

• Tình huống 3: Nếu là Na, em sẽ nói gì với Cốm rằng có thể dùng thử loại bút chì này, nó rất tốt lại bền có thể giúp mình tiết kiệm hơn.

SUY NGHĨ SAU BÀI HỌC

– Cảm nhận của em về bài học này là:

– Sau bài học này, em học được những gì?

– Em sẽ làm gì để sử dụng tiền hợp lí?

Trả lời:

Học sinh trình bày suy nghĩ của mình sau bài học.

Tham khảo giải SGK Đạo đức lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: