Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5.
- Câu 1 trang 17 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 2 trang 17 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 3 trang 18 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 4 trang 18 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 5 trang 18 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 6 trang 19 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 7 trang 19 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 6: Vương quốc Phù Nam - Cánh diều
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 3.
Câu 1 trang 17 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian từ
A. thế kỉ I đến thế kỉ III.
B. thế kỉ I đến thế kỉ IV.
C. thế kỉ I đến thế ki VI.
D. thế kỉ I đến thế kỉ VII.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ I đến thế kỉ VII.
Câu 2 trang 17 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Địa bàn của Vương quốc Phù Nam phần lớn ở khu vực nào dưới đây của Việt Nam ngày nay?
A. Nam Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Địa bàn của Vương quốc Phù Nam phần lớn ở Nam Bộ của Việt Nam ngày nay.
Câu 3 trang 18 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Vật dụng nào dưới đây được tìm thấy ở nhiều di tích khảo cổ của Phù Nam?
A. Rìu đồng.
B. Lưỡi cày đồng.
C. Trống đồng.
D. Bếp cà ràng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trống đồng là vật dụng được tìm thấy ở nhiều di tích khảo cổ của Phù Nam.
Câu 4 trang 18 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: a) Ghép các từ/cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (.....) đã được đánh số để hoàn thành câu chuyện dưới đây.
A. Ấn Độ.
B. cây cung.
C. Hỗn Điền.
D. Liễu Diệp.
E. Vương quốc Phù Nam.
Thời đó, có người ...(1)... tên là Hỗn Điền nằm mộng thấy một vị thần ban cho cây cung và dặn là phải đi thuyền lớn ra biển. Khi trời sáng, ...(2)... lập tức đến ngôi đền thờ thần và nhặt được ...(3)... Theo lời thần dặn, Hỗn Điền đi thuyền lênh đênh trên biển tới gần đất Phù Nam. Thủ lĩnh của người Phù Nam là người con gái tên ...(4)..., khi thấy thuyền của Hỗn Điền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền liền giương cung bắn, Liễu Diệp xin hàng. Sau đó, Hỗn Điền đã lấy Liễu Diệp làm vợ và cùng nhau cai trị ...(5)...
(Theo Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, lịch sử văn hoá, Viện Văn hoá và NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.31 – 32)
b) Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?
Hướng dẫn giải
a) (1) – A
(2) – C
(3) – B
(4) – D
(5) – E
b) Câu chuyện trên giải thích cho sự ra đời của Vương quốc Phù Nam.
Câu 5 trang 18 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc đoạn thông tin dưới đây và chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D.
Nhiều hiện vật khảo cổ như bia đá có khắc chữ San-krit (Sanskrit), tượng thần Vit-xnu (Vishnu), tượng Phật, dấu tích công trình bằng gỗ, gạch,... được phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của Vương quốc Phù Nam.
A. Nhiều hiện vật khảo cổ phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Phù Nam.
B. Cư dân Phù Nam đã biết sáng tạo ra chữ viết và được dùng phổ biến.
C. Phát hiện ở Nam Bộ nhiều dấu tích công trình bằng gỗ, gạch của cư dân Phù Nam.
D. Nhiều dấu tích khảo cổ cho thấy cư dân Phù Nam đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A, C, D
Nhận định B chưa đúng. Vì, đoạn thông tin không đề cập đến việc cư dân Phù Nam sáng tạo ra chữ viết riêng.
Câu 6 trang 19 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D dưới đây về Vương quốc Phù Nam.
A. Cư dân Phù Nam là chủ nhân của nhẫn vàng có hình bò Nan-di.
B. Nhiều hiện vật khảo cổ như bia đá có khắc chữ San-krít, tượng thần Vit-xnu,... được phát hiện ở Nam Bộ.
C. Cư dân Phù Nam không biết làm đồ trang sức.
D. Cư dân Phù Nam chế tác nhiều vật dụng bằng gốm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A, B, D
Nhận định C chưa đúng. Vì, cư dân Phù Nam biết chế tác được những đồ trang sức rất tinh xảo bằng vàng, bạc, đá quý, …
Câu 7 trang 19 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát các hình 1, 2, hãy
a) Gọi tên hiện vật trong hình.
b) Mô tả những điểm giống và khác nhau của hai hiện vật này.
Hướng dẫn giải
a) Hiện vật trong hình là bếp Cà Ràng của cư dân phù Nam (hình 1) và bếp cà ràng của cư dân Nam Bộ ngày nay (hình 2).
b) - Điểm giống nhau: cả hai hiện vật đều là bếp cà ràng làm bằng đất nung.
- Điểm khác nhau:
+ Cà ràng của cư dân Phù Nam (hình 1) có kích cỡ nhỏ hơn cà ràng của cư dân Nam Bộ ngày nay (hình 2).
+ Cà ràng của cư dân Phù Nam (hình 1) không có cửa phía dưới để gạt tro, còn cà ràng của cư dân Nam Bộ ngày nay (hình 2) có cửa để cời tro ra ngoài.
Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay khác: