Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5.
- Câu 1 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 2 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 3 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 4 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 5 trang 25 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 6 trang 26 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Câu 7 trang 26 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long - Cánh diều
Lựa chọn đáp án đúng trong các câu hỏi từ 1 đến 4.
Câu 1 trang 25 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Người có công lập ra nhà Lý là
A. Lý Thường Kiệt.
C. Lý Chiêu Hoàng.
B. Lý Khánh Văn.
D. Lý Công Uẩn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Người có công lập ra nhà Lý là Lý Công Uẩn.
Câu 2 trang 25 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La vào năm nào?
A. Năm 1009.
B. Năm 1010.
C. Năm 1070.
D. Năm 1075.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La vàonăm 1010.
Câu 3 trang 25 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La là
A. tạo điều kiện cho đất nước mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
B. làm cho kinh tế ngày càng phát triển.
C. mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
D. làm cho văn hoá, giáo dục ngày càng phát triển.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La là mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu 4 trang 25 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Nội dung nào dưới đây không đúng với chính sách của nhà Lý?
A. Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
B. Quan tâm phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. Củng cố chính quyền, quân đội.
D. Xây dựng nhiều chùa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Quan tâm phát triển kinh tế thương nghiệp không đúng với chính sách của nhà Lý.
Câu 5 trang 25 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc đoạn trích Chiếu dời đô trong SGK trang 41, chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D dưới đây.
A. Lý Công Uẩn chọn thành Đại La để xây dựng kinh đô mới vì gần châu Cổ Pháp (quê của vua).
B. Việc dời đô đã từng diễn ra ở các triều đại trong lịch sử trước khi Lý Công Uẩn dời đô.
C. Thành Đại La có địa thế đẹp, đất rộng, cao và bằng phẳng. thích hợp cho việc định đô.
D. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đánh giá là nơi có thể định độ muôn đời.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B, C, D
Nhận định A chưa đúng. Vì, Lý Công Uẩn chọn thành Đại La vì ở đây hội tụ quan yếu của bốn phương, là nơi thắng địa, thượng đô kinh sư muôn đời.
Câu 6 trang 26 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hoàn thành bảng thể hiện những đóng góp nổi bật của một số nhân vật thời Lý theo mẫu sau vào vở ghi.
Hướng dẫn giải
Tên nhân vật |
Những đóng góp nổi bật |
Lý Công Uẩn |
Có công lập ra nhà Lý và dời đô đến thành Đại La, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. |
Lý Thường Kiệt |
Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược giành thắng lợi. |
Nguyên phi Ỷ Lan |
Giúp vua quản lí đất nước, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. |
Câu 7 trang 26 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc câu chuyện Lý Thường Kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tổng trong SGK trang 42 – 43 và trả lời câu hỏi.
a) Nhà Lý đã làm gì để bảo vệ đất nước khi quân Tống sang xâm lược?
b) Cuộc kháng chiến này có kết quả như thế nào?
c) Cho biết ý nghĩa của hành động Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà khi quân Tống gặp khó khăn, mất hết tinh thần chiến đấu.
Hướng dẫn giải
a) Nhà Lý đã cho xây dựng phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt để chặn đánh quân Tống xâm lược.
b) Quân Tống phải rút quân về nước. Cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi.
c) Hành động Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống đã tránh được sự mất mát về người và của, đồng thời thể hiện thiện chí hòa bình, nhân đạo của quân dân Đại Việt.
Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay khác: