Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Lịch Sử và Địa Lí 5.
Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 56 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng.
1.1. Nhân dân Thủ đô và các tỉnh lân cận dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức ở
A. Quảng trường Nhà hát Lớn.
B. Phủ Khâm sai.
C. Quảng trường Ba Đình.
D. Kinh thành Huế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nhân dân Thủ đô và các tỉnh lân cận dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức ở Quảng trường Nhà hát Lớn.
1.2. Nhân vật lịch sử được tôn vinh như người “anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam là
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Trường Chinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhân vật lịch sử được tôn vinh như người “anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
1.3. Đội trưởng đầu tiên của Hội Nhi đồng cứu quốc là
A. Cao Sơn.
B. Thanh Minh.
C. Thanh Thuỷ.
D. Kim Đồng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập, Kim Đồng là Đội trưởng đầu tiên.
Bài tập 2 trang 56 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hãy đánh số thứ tự từ 1 đến 4 để sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian diễn ra Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sự kiện |
Thứ tự |
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. |
|
Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước. |
|
Tại Sài Gòn, hàng chục vạn nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm để tham dự mít tinh chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. |
|
Tại Huế, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành đã kéo về kinh thành Huế mít tinh, sau đó chuyển thành biểu tình vũ trang, toả đi chiếm các công sở, giành lại chính quyền. |
|
Lời giải:
Sự kiện |
Thứ tự |
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. |
1 |
Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước. |
4 |
Tại Sài Gòn, hàng chục vạn nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm để tham dự mít tinh chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. |
3 |
Tại Huế, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành đã kéo về kinh thành Huế mít tinh, sau đó chuyển thành biểu tình vũ trang, toả đi chiếm các công sở, giành lại chính quyền. |
2 |
Bài tập 3 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Điền sự kiện tương ứng với mốc thời gian để hoàn thành bảng dưới đây.
Thời gian |
Sự kiện |
Ngày 22 – 12 – 1944 |
……………………………………………………………………………… |
Ngày 22 – 8 – 1945 |
……………………………………………………………………………… |
Chiều 2 – 9 – 1945 |
……………………………………………………………………………… |
Lời giải:
Thời gian |
Sự kiện |
Ngày 22 – 12 – 1944 |
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. |
Ngày 22 – 8 – 1945 |
Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. |
Chiều 2 – 9 – 1945 |
Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình. |
Bài tập 4 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô ☐ trước các câu dưới đây.
☐ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ.
☐ Đồng chí Võ Nguyên Giáp là Đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
☐ Mười lời thề danh dự do Trung ương Đảng soạn thảo.
☐ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi mới thành lập lấy công tác huấn luyện vũ trang làm trọng yếu.
Lời giải:
Nhận định đúng |
Nhận định sai |
1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ. 2. Đồng chí Võ Nguyên Giáp là Đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. |
1. Mười lời thề danh dự do Trung ương Đảng soạn thảo. 2. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi mới thành lập lấy công tác huấn luyện vũ trang làm trọng yếu. |
Bài tập 5 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc câu chuyện Người đội viên mưu trí, dũng cảm (trang 63 SGK), em hãy:
- Cho biết người đội viên được nhắc đến trong câu chuyện là ai.
- Người đội viên đó làm nhiệm vụ gì?
- Chi tiết nào thể hiện sự mưu trí, dũng cảm của người đội viên
- Em học được điều gì từ nhân vật đó?
Lời giải:
- Người đội viên được nhắc đến trong câu chuyện là Kim Đồng.
- Nhiệm vụ của đội viên Kim Đồng là giao liên, đưa đón cán bộ.
- Chi tiết thể hiện sự mưu trí, dũng cảm của đội viên Kim Đồng là: “Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, khi pát hiện ra có địch phục kích, anh Kim Đồng đã cho bản về báo cho các cán bộ còn mình ở lại đánh lạc hướng địch. Sau đó, anh bị địch bắn trúng, anh hi sinh anh dũng lúc mới 14 tuổi.”
- Qua nhân vật anh Kim Đồng, em học được lòng yêu nước, sự dũng cảm, hi sinh và thông mình, mưu chí.
Bài tập 6 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào thông tin câu chuyện Bác Hồ với bản Tuyên ngôn Độc lập, thực hiện các yêu cầu dưới đây.
- Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội thời gian nào?
- Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?
- Sáng 30 – 8 – 1945, Bác mời một số đồng chí đến làm gì?
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
- Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.
Lời giải:
- Bác Hồ rời căn cứ cách mạng Tân Trào về Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 1945.
- Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.
- Sáng ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ đã mời một số đồng chí đến để cùng nhau soạn thảo, sửa chữa và hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào lúc 9 giờ sáng, ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- Đoạn văn cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945:
“Hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình là một trong những hình ảnh lịch sử thiêng liêng nhất của dân tộc ta. Giọng nói ấm áp, truyền cảm của Bác vang vọng khắp đất trời, báo hiệu một thời đại mới đã đến. Đó là khoảnh khắc lịch sử trọng đại, chấm dứt hàng nghìn năm nô lệ, mở ra một trang mới hào hùng cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Bác Hồ đứng trên bục đọc Tuyên ngôn đã trở thành biểu tượng bất diệt, là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ người Việt Nam.”
Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 hay khác: