Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Lịch Sử và Địa Lí 5.
- Bài tập 1 trang 18 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 2 trang 18 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 3 trang 19 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 4 trang 20 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 5 trang 20 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 6 trang 21 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 7 trang 21 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 8 trang 22 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Bài tập 9 trang 22 VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 18 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào bảng số dân các nước Đông Nam Á năm 2021 (trang 20 SGK) và hình 1 (trang 21 SGK), hãy điền thông tin vào chỗ trống (...) cho phù hợp về quy mô dân số và gia tăng dân số của nước ta.
- Số dân Việt Nam năm 2021 là (1)… đứng thứ (2)… khu vực Đông Nam Á, sau (3)… .
- Năm 2021 so với năm 1991, số dân nước ta tăng thêm (4)… Bình quân mỗi năm, số dân nước ta tăng thêm (5)… .
- Dân số nước ta (6)… và (7)… hằng năm.
Lời giải:
(1) 98 504 nghìn người.
(2) 3.
(3) In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
(4) 31 262 nghìn người.
(5) khoảng một triệu người.
(6) đông.
(7) tăng lên.
Bài tập 2 trang 18 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng
2.1. Số dân nước ta
A. giảm rất chậm.
B. ổn định.
C. tăng khá nhanh.
D. giảm rất nhanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Số dân nước ta tăng khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng một triệu người.
2.2. Tốc độ gia tăng dân số của nước ta thời gian gần đây
A. có xu hướng giảm.
B. ổn định.
C. tăng rất nhanh.
D. tăng rất chậm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tốc độ gia tăng dân số của nước ta thời gian gần đây có xu hướng giảm.
2.3. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 53.
B. 63.
C. 54.
D. 64.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống.
2.4. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là
A. Tày.
B. Kinh.
C. Gia Rai.
D. Khơ-me.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là dân tộc Kinh.
Bài tập 3 trang 19 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào hình 2 (trang 22 SGK), hãy hoàn thành bảng dưới đây.
Mật độ dân số (người/km²) |
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể tên ít nhất ba địa phương) |
Từ 1000 trở lên |
……………………………………………………………………………. |
Từ 500 đến dưới 1000 |
……………………………………………………………………………. |
Từ 200 đến dưới 500 |
……………………………………………………………………………. |
Từ 100 đến dưới 200 |
……………………………………………………………………………. |
Dưới 100 |
……………………………………………………………………………. |
Lời giải:
Mật độ dân số (người/km²) |
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể tên ít nhất ba địa phương) |
Từ 1000 trở lên |
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Tp. Hồ Chí Minh. |
Từ 500 đến dưới 1000 |
Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang,… |
Từ 200 đến dưới 500 |
Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… |
Từ 100 đến dưới 200 |
Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bình Phước, Lâm Đồng,… |
Dưới 100 |
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kom Tum,… |
Bài tập 4 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống (....) để hoàn thành các câu dưới đây về đặc điểm dân cư nước ta.
a) Dân cư nước ta phân bố (đồng đều/không đồng đều) (1)… giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
b) Vùng đồng bằng, ven biển dân cư tập trung (đông đúc/thưa thớt) (2)… .
c) Miền núi có dân cư (đông đúc/thưa thớt) (3)… .
d) Mật độ dân số của miền núi (cao hơn/thấp hơn) (4)… vùng đồng bằng, ven biển.
e) Thành thị có số dân (ít hơn/nhiều hơn) (5)… nông thôn.
g) Mật độ dân số của thành thị (cao/thấp) (6)… .
Lời giải:
(1) không đồng đều. (4) thấp hơn.
(2) đông đúc. (5) nhiều hơn.
(3) thưa thớt. (6) cao.
Bài tập 5 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí ở Việt Nam.
Lời giải:
Bài tập 6 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Quan sát khung chữ dưới đây, hãy khoanh tròn vào các từ khoá là tên của một số dân tộc ở Việt Nam.
Lời giải:
Bài tập 7 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc hai câu chuyện Đoàn kết dân tộc trong phong trào Cần Vương và Tình cảm yêu thương của đồng bào dân tộc ở Tân Trào đối với Bác Hồ.
Lời giải:
Qua hai câu chuyện “Đoàn kết dân tộc trong phong trào Cần Vương và Tình cảm yêu thương của đồng bào dân tộc ở Tân Trào đối với Bác Hồ”, em cảm nhận được tình yêu nước nồng nàn cùng với ý chí quyết chiến của nhân dân ta bên cạnh đó là tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của các dân tộc và đồng bào Việt Nam.
Bài tập 8 trang 22 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Tìm hiểu và viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) về một dân tộc ở nước ta (tên dân tộc, nơi sinh sống, trang phục, lễ hội,…).
Lời giải:
Dân tộc H'Mông là một trong những dân tộc bản địa của Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Họ có nền văn hóa độc đáo với những bộ trang phục nhiều màu sắc. Phụ nữ H'Mông thường mặc váy dài, áo ngắn, đeo nhiều vòng cổ, vòng tay, nam giới thì thường mặc quần ống rộng, áo ngắn tay và đội mũ. Những lễ hội truyền thống đặc sắc và những phong tục tập quán riêng biệt. Trong đó, lễ hội Gầu Tào là một trong những lễ hội lớn nhất, thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Người H'Mông nổi tiếng với sự cần cù, chịu khó và tinh thần đoàn kết. Họ đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của Việt Nam.
Bài tập 9 trang 22 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Sưu tầm một câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Lời giải:
CÂU CHUYỆN CÁI ĐỒNG HỒ
“Năm 1954, các cán bộ tham gia cải cách ruộng đất đang dự Hội nghị tổng kết ở Hiệp Hòa (Hà Bắc) để rút kinh nghiệm làm tốt đợt mới ở vùng giải phóng, thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, anh em bàn tán rất sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán… Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.
Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm Hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu, nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu của Bác…Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
- Các chú có trông thấy cái gì đây không ?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?
- Có những chữ số ạ.
- Những cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì ?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không ?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:
- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vô lý”.
(Trích trong tác phẩm BÁC HỒ KÍNH YÊU, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 1980)
Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 hay khác: