Vở thực hành Ngữ văn 8 Tiếng Việt trang 96, 97 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Tiếng Việt trang 96, 97 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.
Giải VTH Ngữ Văn 8 Tiếng Việt trang 96, 97 - Chân trời sáng tạo
Bài tập 1 trang 96 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích màu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hoà hơn.”
(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)
a. Đoạn văn trên được viết theo kiểu:
.........................................................................................................................
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có) là:
.........................................................................................................................
c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng bằng cách hoàn thành bảng sau:
STT |
Từ Hán Việt |
Nghĩa của từ Hán Việt |
Trả lời:
a. Đoạn văn trên được viết theo kiểu: diễn dịch
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có) là: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trong với cấu trúc cơ thể của chúng ta.”
c.
STT |
Từ Hán Việt |
Nghĩa của từ Hán Việt |
1 |
Thân thể |
thân mình, chỉ chung mình mẩy chân tay của một người. |
2 |
Hài hòa |
phối kết phù hợp và cân đối, hòa thuận nhịp nhàng |
3 |
Khôi phục |
Cái gì đã mất mà lấy lại được, làm cho việc gì trở lại như vốn có, như trước đó gọi là "khôi phục". |
Bài tập 2 trang 97 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cho bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
a. Từ ngữ địa phương có trong bài ca dao trên là:
.........................................................................................................................
Tác dụng của (những) từ ngữ ấy là:
.........................................................................................................................
b. Thán từ có trong bài ca dao là:
.........................................................................................................................
Tác dụng của thán từ ấy là:
.........................................................................................................................
Trả lời:
a. Từ ngữ địa phương có trong bài ca dao trên là: miệt
Tác dụng của (những) từ ngữ ấy là: Thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.
b. Thán từ có trong bài ca dao là: ai ơi
Tác dụng của thán từ ấy là: Dùng để bộc lộ tình cảm và dùng để gọi đáp.
Bài tập 3 trang 97 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc câu tục ngữ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
a. Từ tượng thanh có trong câu tục ngữ trên:
.........................................................................................................................
Tác dụng của từ tượng thanh ấy:
.........................................................................................................................
b. Nghĩa tường minh của câu tục ngữ trên:
.........................................................................................................................
Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ trên:
.........................................................................................................................
Trả lời:
a. Từ tượng thanh có trong câu tục ngữ trên: uôm uôm
Tác dụng của từ tượng thanh ấy: miêu tả sinh động tiếng ếch kêu, giúp cho câu văn sống động hơn.
b. Nghĩa tường minh của câu tục ngữ trên: khi ếch kêu uôm uôm, ao chuôm sẽ đầy nước.
Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ trên: câu thành ngữ ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm vào tối hôm đó thì tối đó ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước.