Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng trang 30 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng:
Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng trang 30 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
Bài tập 3 trang 30 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng:
a. Rơi hoa hết mưa còn rả rích/ Càng mưa rơi càng tịch bóng dương/ Bóng dương với khách tha hương/ Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần: ....................................................
Tác dụng: .......................................................................................
b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa, nắng dài bãi cát/ Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa/ Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần: ....................................................
Tác dụng: ........................................................................................
Trả lời:
a. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần: vần “ương” được lặp lại 3 lần “dương”, “dương”, “hương”.
Tác dụng: tạo cảm nhận về một nỗi khắc khoải, day dứt; gây ấn tượng về sự đồng điệu giữa cảnh vật (bóng dương) và con người (khách tha hương).
b. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần: các vần ưa, át được lặp lại 3 lần; các vần ai, a được lặp lại 2 lần.
Tác dụng: kết hợp việc sử dụng từ láy (xôn xao, ngân nga) đem lại cảm nhận về những con sóng biển từng đợt, từng đợt rì rào xô tới rồi lại lùi xa bờ cát, dìu dặt, nhẹ nhàng.