Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 64 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 64 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 64 - Kết nối tri thức
a. Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định □
Lí do: ........................................................................................
Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định □
Lí do: ........................................................................................
b. Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách nói, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định □
Lí do: .........................................................................................
Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định □
Lí do: .........................................................................................
Trả lời:
a. Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định ☑
Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
Chọn: Đúng quy định ☑ Không đúng quy định □
Lí do: Tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.
b. Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách nói, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
Chọn: Đúng quy định ☑ Không đúng quy định □
Lí do: Tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.
Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Chọn: Đúng quy định □ Không đúng quy định ☑
Đoạn trích |
Dấu hiệu tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu trích dẫn |
a |
|
b |
|
c |
|
Bài học trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu: .............................
Trả lời:
Đoạn trích |
Dấu hiệu tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu trích dẫn |
a |
Đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép |
b |
Ghi rõ nguồn của hai câu thơ. |
c |
Đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép, ghi rõ tên tác giả, tác phẩm trích dẫn trong dấu ngoặc đơn bên cạnh. |
Bài học trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu:
- Tuỳ vào mục đích viết và tính chất của VB, người viết có thể trích dẫn theo nhiều cách và nêu nguồn trích dẫn với các mức độ cụ thể khác nhau.
- Nêu rõ tác giả và xuất xứ của nguồn tài liệu.
- Truyền tải trung thực nội dung ý tưởng và thông tin được trích dẫn.
Trả lời:
Sự khác biệt giữa việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp: Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác bị coi là đạo văn. Điều này khác với việc trích dẫn theo cách gián tiếp, vì khi trích dẫn gián tiếp, phần dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép nhưng người viết vẫn nêu rõ tên tác giả và xuất xứ của phần trích dẫn.