X

Soạn văn lớp 12

Câu hỏi bài Đàn ghi-ta của lor-ca chọn lọc - Ngữ văn lớp 12


Câu hỏi bài Đàn ghi-ta của lor-ca chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đàn ghi-ta của lor-ca Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đàn ghi-ta của lor-ca này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Đàn ghi-ta của lor-ca chọn lọc - Ngữ văn lớp 12

Câu hỏi: Thể loại của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Thể loại của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là thể thơ tự do.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:

- Rút trong tập Khối vuông ru-bic (1985),

- Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

Câu hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Giá trị nội dung của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Qua biểu tượng nghệ thuật quen thuộc độc đáo đàn ghi ta, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lor-ca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor-ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại, độc đáo với mạch dòng tượng trưng và siêu thực.

- Cấu trúc bài thơ mang tính chất kết hợp và giao hòa:

+ Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

+ Giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc thơ phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây

- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

Câu hỏi: Chủ đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. Qua đó, thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.

Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Ý nghĩa nhan đề trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

- Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha.

- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo nghệ thuật của ông.

→ Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca – một nghệ sĩ thực thụ đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.

Câu hỏi: Ý nghĩa của lời đề từ trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Ý nghĩa của lời đề từ trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

- Thể hiện sự gắn bó của Lor-ca với cây đàn → Tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật vượt qua cả cõi sống - chết của Lor-ca.

- Lor-ca gửi đến thế hệ sau: mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới sáng tạo những điều mới hơn.

- “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp của Lor-ca: người nghệ sĩ với tình yêu nghệ thuật cao thượng, vĩ đại.

Câu hỏi: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

- Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.

- Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.

- Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.

⇒ Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Câu hỏi: Hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

a, Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ: Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha. → Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

- Tiếng đàn:

+ Ghi ta: nhạc cụ của người Tây Ban Nha.

+ Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật.

Tiếng đàn bọt nước: đẹp, mong manh mà sinh sôi bất tận như ″bọt nước″ lặn rồi lại nổi làm dịu bớt và phần nào dập tắt màu ″đỏ gắt″ như đang bùng bùng thiêu đốt cả Tây Ban Nha.

⇒ Sắc thắm dịu dàng của hoa li la đang nở ra bát ngát trên từng giai điệu >< bối cảnh chính trị Tây Ban Nha.

- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la...: Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do. → Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi.

b, Lor-ca và cái chết oan khuất:

- Hình ảnh:

+ Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.

+ Tiếng ghi ta:

● nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy (màu ấm nóng).

● xanh: thiết tha, hy vọng.

● tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.

● ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.

⇒ Phép chuyển đổi cảm giác: tiếng đàn mang tâm tư, thành thân phận, linh hồn, sinh thể của người tạo ra nó. Nó đau đớn vỡ ra thành màu sắc, đường nét, hình khối.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ

↓ ↓

khát vọng >< hiện thực phũ phàng

(giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tình yêu cái đẹp và hành động tàn ác, dã man).

+ Nhân hoá: Tiếng ghi ta... máu chảy.

+ Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

⇒ Khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.

Câu hỏi: Đặc sắc nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Đặc sắc nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:

- Thể nghiệm một hình thức thơ ca mới mang màu sắc tượng trưng, siêu thực:

+ Hệ hình ảnh mang tính biểu tượng.

+ Cảm nhận sự vật bằng sự chuyển hoá nhiều giác quan.

+ Câu thơ tự do, tự động ngắt nghỉ theo dòng chảy đứt đoạn của vô thức, không theo bất cứ trật tự cú pháp thông thường nào.

+ Kết hợp giữa tính liên tục, liền mạch (cốt truyện tự sự) và tính gián đoạn (suy cảm, ngôn ngữ thơ).

- Hình thức nghệ thuật đó phù hợp với việc diễn đạt nội dung suy tư sâu sắc.

Câu hỏi: Người nghệ sĩ tự do đơn độc Lor-ca qua 6 dòng thơ đầu trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ: Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha. → Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

- Tiếng đàn:

+ Ghi ta: nhạc cụ của người Tây Ban Nha.

+ Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật.

Tiếng đàn bọt nước: đẹp, mong manh mà sinh sôi bất tận như ″bọt nước″ lặn rồi lại nổi làm dịu bớt và phần nào dập tắt màu ″đỏ gắt″ như đang bùng bùng thiêu đốt cả Tây Ban Nha.

⇒ Sắc thắm dịu dàng của hoa li la đang nở ra bát ngát trên từng giai điệu >< bối cảnh chính trị Tây Ban Nha.

- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la...: Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do. → Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi.

Câu hỏi: Cái chết oan khuất và bi phẫn của Lor – ca qua 12 dòng thơ tiếp trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

Lor-ca và cái chết oan khuất:

- Hình ảnh:

+ Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.

+ Tiếng ghi ta:

● nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy (màu ấm nóng).

● xanh: thiết tha, hy vọng.

● tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.

● ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.

⇒ Phép chuyển đổi cảm giác: tiếng đàn mang tâm tư, thành thân phận, linh hồn, sinh thể của người tạo ra nó. Nó đau đớn vỡ ra thành màu sắc, đường nét, hình khối.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ

↓ ↓

khát vọng >< hiện thực phũ phàng

(giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tình yêu cái đẹp và hành động tàn ác, dã man).

+ Nhân hoá: Tiếng ghi ta... máu chảy.

+ Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

⇒ Khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.

Câu hỏi: Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo?

Trả lời:

Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

- Tiếng đàn: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

- Không ai chôn chất tiếng đàn: sức sống mãnh liệt của tiếng đàn

- So sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang:

+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở

+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

+ Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận

+ Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca

⇒ Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor – ca

- Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

- Hành động:

+ Ném lá bùa vào vào xoáy nước

+ Ném trái tim vào cõi lặng im

→ Sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn

- Li a li a li a: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor – ca.

Câu hỏi: Nghệ sĩ Lor-ca là ai?

Trả lời:

- Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha.

- Trước một Tây Ban Nha, dưới sự cai trị của chế độ độc tài, đã trở nên phản động về chính trị và già cỗi về nghệ thuật, Lor-ca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng đồng thời cũng khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Lorca đã tự nguyện làm người du ca đi lang thang với cây đàn ghita hát lên những bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nỗi đau buồn và niềm khát vọng yêu thương của nhân dân.

- Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Cái chết thảm khốc của Lor-ca đã dâng lên một làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới với bè lũ Phrăng-cô. Tên tuổi của Lor-ca trở thành biểu tượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.

Câu hỏi: Chuỗi âm thanh Li la - li la - li la trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

Trả lời:

- Chuỗi âm thanh Li la - li la - li la luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. Bài thơ khép lại nhưng thực ra âm thanh Li la... đã mở ra một thế giới suy tưởng. Đó là chuỗi âm đệm ru lòng mai hậu, phần nào an ủi nỗi xót thương người nghệ sĩ.

→ Sự kính trọng và tri ân Lor-ca nghệ sĩ thiên tài.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: