X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) ngắn nhất


Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

      + Quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người

      • Ta nói trời hôm nay nên thơ nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ.

      • Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.

      • Những câu, những lời thơ diễn lên "Làm sống ngay lên một tình cảm, một nổi niềm trong lòng người đọc".

      • Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.

Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau.

      + Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người.

      • Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý.

      • Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng "cũng là noei lưu trú ngụ kín đáo của sự xúc động"

      • Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm. Điều đó có nghĩa thơ là biểu hiện của tâm hồn con người

Câu 2 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hình ảnh trong thơ:

      + Phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống nào đó.

      + Hình ảnh trong thơ bao giờ cũng mới mẻ, tươi nguyên.

- Tư tưởng trong thơ:

      + đó phải là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.

      + Tư tưởng trong thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.

- Cảm xúc: là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn của thơ.

Câu 3 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- So sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi: Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh co… Trong khi văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước đưa ta đi lần lượt từ điểm này qua điểm khác thì thơ chỉ chọn một điểm chính bấm vào những điểm ấy thì toàn thể đóng lên theo

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.

      + Trước tiên tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ.

      + Sau đó bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn cứ thành công: Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những vũ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng

      + Từ đó đưa ra quan niệm : …không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần

      + Định hướng cách hiểu về thơ: Tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.

      + Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong quan niệm về thơ của NĐT.

Câu 4 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.

- Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo, gợi nhiều liên tưởng.

Câu 5 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn nguyên giá trị.

- Bởi:

      + Ông chỉ ra rằng dù hình thức thơ có thay đổi như thế nào thì thơ phải nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.

      + Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó nhưng không phải là những thứ trói buộc, lề lối định sẵn trong thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.