Andehit - Xeton


Andehit - Xeton

Andehit

1. Định nghĩa, phân loại và danh pháp

a. Định nghĩa

Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử H

VD : H-CHO, CH3CHO

b.Phân loại

-Dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon:

+Anđehit no;

+Anđehit không no;

+Anđehit thơm

-Dựa vào số nhóm –CHO

+Anđehit đơn chức;

+Anđehit đa chức

H-CH=O anđehit fomic

CH3-CH=O anđehit axetic

CH2=CH-CH=O propenal: Anđehit không no

C6H5-CH=O benzanđehit: Anđehit thơm

O=CH-CH=O anđehit oxalic: Anđehit đa chứcv

c.Danh pháp

- Tên thay thế: Tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al

- Tên thông thường: anđehit + tên axit tương ứng.

Chuyên đề Hóa học lớp 11

2. Tính chất vật lý

- Ở đk thường, các anđehit đầu dãy là các chất khí và tan rất tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là các chất lỏng hoặc rắn, độ tan giảm khi phân tử khối tăng.

- Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (37 - 40%) được gọi là fomalin.

3. Tính chất hóa học

a.Phản ứng cộng hiđro

CH3-CH=O + H2 → CH3-CH2-OH

PTHH tổng quát: R-CHO + H2 → R-CH2OH

b.Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

PTHH tq: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.

Hay: 2CH3-CH=O + O2 → 2CH3-COOH

2R-CHO + O2 → 2R-COOH

Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

4. Điều chế

a.Từ ancol oxi hóa ancol bậc I.

R-CH2OH + CuO → R-CHO + H2O + Cu

Thí dụ: CH3-CH2OH + CuO → CH3-CHO + H2O + Cu

b.Từ hiđrocacbon

CH4 + O2 → HCHO + H2O

2CH2=CH2 + O2 → 2CH3-CHO

CH CH + H2O → CH3-CHO

XETON

1. Định nghĩa

Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.

VD: CH3-CO-CH3: đimetyl xeton (axeton); CH3-CO-C6H5: metyl phenyl xeton (axetophenon)

CH3-CO-CH=CH2 : metyl vinyl xeton

2. Tính chất hóa học

R-CO-R1 + H2 R-CH(OH)-R1

Thí dụ: CH3-CO-CH3 + H2 CH3-CH(OH)-CH3

3. Điều chế

a.Từ ancol: oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.

R-CH(OH)-R1 + CuO R-CO-R1 + Cu + H2O

CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

b.Từ hiđrocacbon:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

Tham khảo các bài Chuyên đề 9 Hóa 11 khác: