Bài tập về phản ứng trung hoà
Bài tập về phản ứng trung hoà
I. Phương pháp giải
- Với axit đa chức: Đặt CTTQ R(COOH)x
R(COOH)
+ xNaOH → R(COONa)
+ xH2O
- Với axit đơn chức ( x=1): Đặt CTTQ RCOOH
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
Nếu bài toán cho một hay một hỗn hợp các axit cacboxylic thuộc cùng một dãy đồng đẳng tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 2:1 thì đó là các axit đơn chức.
nNaOH = ( mmuối – maxit)/ 22 → x = nNaOH/ naxit
nBa(OH)2 = (mmuối – maxit)/ 133 → x= 2. nBa(OH)2/naxit
Lưu ý:
+ Nếu là axit no, đơn chức, mạch hở ta có thể đặt CTTQ là CnH2n+1COOH ( n ≥ 0) hoặc CmH2mO2 (m ≥ 1)
+ Axit fomic có phản ứng tráng bạc do có nhóm chức anđehit trong phân tử.
+ Khối lượng chất rắn sau phản ứng: mRắn = mmuối + mNaOH(Ba(OH)2)
II. Ví dụ
Bài 1: Một hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau đó phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà NaOH dư. Sau khi đã trung hoà đem cô cạn dung dịch đến khô thu được 1,0425g hỗn hợp muối khan.
a) Viết CTCT của 2 axit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Tính giá trị của m.
Trả lời
a.Gọi CT của 2 axit là: R̅COOH
Phương trình phản ứng: R̅COOH + NaOH RCOONa + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Số mol NaOH ban đầu: nNaOHbd = 0,075. 0,2 = 0,015 mol.
Số mol NaOH dư: nNaOH dư = 0,005 mol; => npư = 0,015 – 0,005 = 0,01 (mol)
Khối lượng muối thu được: mmuối = 58,5.0,005 + 0,01.(R̅ + 67) = 1,0425
=> R̅ = 8 => CTCT của 2 axit: HCOOH và CH3COOH
b. Khối lượng của 2 axit là: m = (8 + 67).0,01 = 7,5 g
Bài 2: Hòa tan 13,4 g hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được 50 g dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với lượng dư bạc nitrat trong dung dịch amoniac, thu được 10,8 g bạc. Phần thứ 2 được trung hòa bằng dung dịch NaOH 1M thì hết 100ml. Xác định công thức của hai axit, tính % khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.
Trả lời
+ Hỗn hợp hai axit có phản ứng tráng bạc, vậy trong hỗn hợp có axit fomic
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Trong một nửa A ( khối lượng 6,7 g ) có số mol HCOOH = 1/2 số mol Ag = 0,05 mol.
Khối lượng HCOOH = 2,3 gam; RCOOH = 4,4 gam.
Phần trăm khối lượng HCOOH = 34,33%;
RCOOH = 65,67%
+ Trung hòa phần 2
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O
Số mol hai axit = số mol NaOH = 0,1 (mol)
Số mol RCOOH = 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)
Vậy MRCOOH = 88 (g/mol). CTPT của RCOOH: C4H8O2
CTCT: C3H7COOH.
Tham khảo các bài Chuyên đề 9 Hóa 11 khác:
- Andehit - Xeton
- Axit cacboxylic
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Phản ứng tráng gương
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tráng gương
- Phản ứng cộng
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng
- Điều chế - Nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế - Nhận biết
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập về phản ứng trung hoà
- Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà
- Phản ứng đốt cháy
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy
- Điều chế và nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế và nhận biết