Phản ứng đốt cháy
Phản ứng đốt cháy
I. Phương pháp giải
Với axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Đặt CTTQ CnH2nO2
CnH2nO2 + 3n/2 O2 → nCO2 + n H2O
→ nCO2 = nH2O
Nếu bài toán cho đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp các axit cacboxylic thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được nCO2 = nH2O thì đó là axit no, đơn chức.
II. Ví dụ
Bài 1: Một axit hữu cơ no A có khối lượng 10,5g tương ứng với 0,175 mol. Đốt cháy hoàn toàn A rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư, thu được 52,5 g kết tủa. Tìm CTCT
Trả lời
Số mol nCO2 : nCO2 = 52,5/100 = 0,525 mol
Phương trinhg phản ứng: CnH2n+2-2aOa + O2 → n CO2 + (n +1 – a) H2O
→ n = 0,525/0,175 = 3
Khối lượng phân tử trung bình 2 axit là: M = 10,5/0,175 = 60 = 14.3 + 2 – 2a + 16a => a = 2 => axit đơn chức
Vậy CTCT của axit là: CH3COOH
Bài 2: Muốn trung hòa 0,15 mol một oxit cacboxylic (A) cần dùng 200 ml dd NaOH 1,5M. mặc khác để đốt cháy hoàn toàn 0,05 ml (A) trên thì thu được 4,4 g CO2và 0,9 g H2O. Xác định CTCT A và gọi tên A.
Trả lời
Số mol NaOH dung cho phản ứng trung hòa là: nNaOH = 0,2.1,5 = 0,3 mol; nNaOH/ nA = 2/1 => A là axit 2 chức.
Số mol CO2 và H2O: nCO2 = 4,4/44 = 0,1 mol; nH2O = 0,9/18 = 0,05 mol => nCO2 > nH2O
Phương trình đốt cháy: CxHy(COOH)2 + O2 → (x + 2)CO2 + (y/2 +1) H2O
→ 0,05.(x+2) = 0,1 => x = 0; y/2 + 1 = 1 => y = 0
Vậy CTCT của A là: (COOH)2 ; axit oxalic
Tham khảo các bài Chuyên đề 9 Hóa 11 khác:
- Andehit - Xeton
- Axit cacboxylic
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Phản ứng tráng gương
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tráng gương
- Phản ứng cộng
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng
- Điều chế - Nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế - Nhận biết
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập về phản ứng trung hoà
- Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà
- Phản ứng đốt cháy
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy
- Điều chế và nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế và nhận biết