Axit cacboxylic
Axit cacboxylic
1. Định nghĩa, phân loại , danh pháp
a.Định nghĩa: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.
Thí dụ: H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH
Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.
b.Phân loại
- Axit no, đơn chức mạch hở:
CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CmH2mO2 (m ≥ 1)
VD: H-COOH, C2H5COOH...
- Axit không no, đơn chức, mạch hở:
VD: CH2=CH-COOH,....
- Axit thơm, đơn chức:
VD: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,...
- Axit đa chức:
VD: HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH...
c.Danh pháp
- Tên thay thế:
Tên gọi = axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + “oic”
- Tên thông thường: Xuất phát từ nguồn gốc tìm ra chúng
VD: HOOC-COOH: axit oxalic HOOC-CH2-COOH: axit malonic
HOOC-[CH2]4-COOH: axit ađipic
2. Đặc điểm cấu tạo
-Nhóm cacboxyl (-COOH) là sự kết hợp bởi nhóm cacbonyl (>C=O) và nhóm hiđroxyl (-OH).
-Nhóm –OH và nhóm >C=O lại có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau:
-Liên kết giữa H và O trong nhóm –OH phân cực mạnh, nguyên tử H linh động hơn trong ancol, anđehit và xeton có cùng số nguyên tử C.
3. Tính chất vật lý
-Ở ĐK thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.
-Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.
4.Tính chất hóa học
a.Tính axit
- Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch: CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O
- Tác dụng với muối:
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
- Tác dụng với kim loại trước hiđro: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2
b. Phản ứng thế nhóm –OH: Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.
RCOOH + R’OH ⇔ RCOOR’ + H2O
Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.
5. Điều chế
a.Phương pháp lên men giấm: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
b.Oxi hóa anđehit axetic: 2CH3CHO + O2 → 2CH3COOH
c.Oxi hóa ankan: 2R-CH2-CH2-R’ + 5O2 → 2RCOOH + 2R’COOH + 2H2O
VD: CH3CH2CH2CH3 + 5O2 → 4CH3COOH + 2H2O
d.Từ metanol: CH3OH + CO → CH3COOH
Tham khảo các bài Chuyên đề 9 Hóa 11 khác:
- Andehit - Xeton
- Axit cacboxylic
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của andehi - xeton
- Phản ứng tráng gương
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tráng gương
- Phản ứng cộng
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cộng
- Điều chế - Nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế - Nhận biết
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
- Bài tập về phản ứng trung hoà
- Bài tập trắc nghiệm Bài tập về phản ứng trung hoà
- Phản ứng đốt cháy
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng đốt cháy
- Điều chế và nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Điều chế và nhận biết