Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.
Lý thuyết, các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.
- Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
- Chuyển hoá vật chất là gì
- Enzim là gì ? Cơ chế tác động, các nhân tố ảnh hưởng
- Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
- Hô hấp tế bào là gì?
- Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào
- Quang hợp là gì ?
- Các pha của quá trình quang hợp
- Bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có lời giải
- Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án
- 20 câu trắc nghiệm chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án
Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
1. Khái niệm năng lượng
- Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công.
- Tuỳ theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành 2 loại : động năng và thế năng
- Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu tiềm ẩn trong các liên kết hoá học.
2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào
a. Đặc điểm
- Là phân tử có cấu tạo gồm các thành phần : bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và nhóm phôtphat.
- Liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
b. Chức năng
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- Năng lượng trong ATP được sử dụng để tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho té bào, vận chuyển các chất qua màng và sinh công cơ học.
Chuyển hoá vật chất là gì
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất bao gồm hai mặt : tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng hoá) kèm theo tích luỹ năng lượng và phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (dị hoá), đi liền với đó là sự giải phóng năng lượng. Sản phẩm của đồng hoá là nguyên liệu của dị hoá và ngược lại, do vậy, hai quá trình này tuy trái ngược nhưng có mối liên hệ mật thiết, thống nhất qua lại với nhau
Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án
Câu 1:Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy loại ?
A. 3 loại
B. 5 loại
C. 4 loại
D. 2 loại
Câu 2: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ?
A. NADPH
B. ATP
C. ADP
D.FADH2
Câu 3: Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng ?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 4:Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng.
D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây minh hoạ cho thế năng ?
A. Quả bóng bay bị nổ.
B. Viên đạn đang bay trong không trung.
C. Dây phơi trĩu xuống do mang nhiều quần áo ướt.
D. Hòn bi rơi từ trên cao xuống.
Câu 6: Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng
A. quang năng.
B. hoá năng.
C. nhiệt năng.
D. cơ năng.
Câu 7: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?
A. Axit nuclêic
B. Prôtêin
C. Cacbohiđrat
D. Lipit
Câu 8: Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hoá ?
A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
B. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
C. Ăn mắm lắm cơm
D. Nhai kĩ no lâu
Câu 9: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?
A. Độ pH
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ cơ chất
. Ánh sáng
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở enzim ?
A. Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
B. Mỗi loại thường xúc tác cho nhiều phản ứng hoá học khác loại.
C. Có thành phần chính là cacbohiđrat.
D. Không bị biến tính ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 80oC ).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | B | A | D | C | B | B | D | D | A |