Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bộ 4 Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được sưu tầm từ đề thi Sinh học 10 của các trường THPT trên cả nước.
Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?
A. Là nơi xảy ra quá trình nhân đôi của DNA và NST.
B. Là nơi NST bám và giúp NST phân li về các cực của tế bào.
C. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép.
D. Là nơi NST xếp thành hàng trong quá trình phân bào.
Câu 2: Cừu Dolly được tạo ra từ quy trình nhân bản vô tính có đặc điểm
A. giống cừu cho nhân.
B. giống cừu cho trứng.
C. lai giữa cừu cho nhân và cừu cho trứng.
D. khác hoàn toàn đặc điểm của cừu cho nhân và cừu cho trứng.
Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về công nghệ tế bào?
A. Cấy truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng một cá thể cái để nuôi phôi.
B. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trồng có kiểu gene đa dạng.
C. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là tính toàn năng của tế bào.
D. Nuôi cấy mô tế bào không cần thiết phải sử dụng hormone sinh trưởng.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?
A. Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
B. Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.
C. Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật, cần sử dụng
A. kĩ thuật cố định và nhuộm màu.
B. kĩ thuật siêu li tâm.
C. kĩ thuật đồng vị phóng xạ.
D. kĩ thuật cấy giống.
Câu 6: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất ADP – glucose là hợp chất mở đầu cho quá trình tổng hợp
A. tinh bột và glycogen.
B. protein.
C. lipid.
D. nucleic acid.
Câu 7: Đâu không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
A. Vi sinh vật chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
B. Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác sinh vật làm sạch môi trường.
C. Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ thành khoáng chất.
D. Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi.
Câu 8: Đâu không phải là nguyên tắc đảm bảo kết quả tối ưu cho nuôi cấy vi sinh vật?
A. Duy trì nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của mỗi loài vi khuẩn.
B. Đảm bảo đủ lượng nước duy trì độ ẩm.
C. Môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để cung cấp oxygen cho vi sinh vật kị khí.
D. Môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để cung cấp oxygen cho vi sinh vật hiếu khí.
Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid ở vi sinh vật?
A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật tương tự như ở mọi tế bào sinh vật.
B. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên nucleotide.
C. Tất cả vi sinh vật đều có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên nucleotide.
D. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các nucleotide.
Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?
A. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra cả bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ các enzyme do chúng tiết ra.
B. Vi sinh vật phân giải lipid tạo thành chất đơn giản là glycerol và amino acid.
C. Quá trình phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra.
D. Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.
Câu 11: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực không gồm các hình thức nào sau đây?
A. Phân đôi.
B. Tiếp hợp.
C. Nảy chồi.
D. Bào tử.
Câu 12: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là
A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.
B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.
C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.
D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.
Câu 13: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào
A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.
D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 14: Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic.
B. lên men rượu.
C. lên men acetic.
D. lên men propionic.
Câu 15: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?
A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.
B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.
C. Để thủy phân k - casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.
D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.
Câu 16: Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?
A. Co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được.
B. Trương nước, làm tế bào vi khuẩn vỡ ra và chết.
C. Đông đặc protein có trong tế bào vi khuẩn.
D. Màng lipid bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn sẽ bị chết.
Câu 17: Ngoài thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid, một số virus còn có thêm
A. màng sinh chất.
B. các vỏ ngoài.
C. thành tế bào.
D. ribosome.
Câu 18: Các capsomer tạo thành vỏ capsid rỗng và gắn hệ gene vào một cách ngẫu nhiên là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình nhân lên của virus?
A. Giai đoạn hấp phụ.
B. Giai đoạn xâm nhập.
C. Giai đoạn tổng hợp.
D. Giai đoạn lắp ráp.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài?
A. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có vỏ capsid.
B. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid.
C. Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein.
D. Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?
A. Chu trình tan có sự nhân lên tạo ra vô số virus mới còn chu trình tiềm tan không tạo ra các virus mới.
B. Chu trình tan cho phép hệ gene của virus tồn tại và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan thì hệ gene không có khả năng nhân lên trong tế bào vật chủ.
C. Chu trình tan kết thúc bằng việc virus gây chết tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan hệ gene của virus sống chung và không phá vỡ tế bào vật chủ.
D. Chu trình tiềm tan có thể tạo ra quần thể tế bào bị nhiễm virus, còn chu trình tan làm chết tế bào vật chủ.
Câu 21: Bước đầu tiên trong quy trình ứng dụng virus sản xuất chế phẩm sinh học là
A. nuôi virus để thu sinh khối.
B. biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
C. tạo vector tái tổ hợp.
D. nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
Câu 22: Dựa vào khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng của virus để sản xuất
A. vaccine phòng bệnh do virus gây ra ở cây trồng.
B. thuốc trừ sâu từ virus.
C. chất kháng sinh.
D. hormone sinh trưởng cho cây trồng.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của interferon trong việc giúp cơ thể chống lại virus?
A. Interferon có tính đặc hiệu với từng loại virus nhất định.
B. Interferon có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus.
C. Interferon kích thích cơ thể tạo ra chất chống virus.
D. Interferon có vai trò như kháng thể, có khả năng chống lại virus.
Câu 24: Đâu không phải là lợi lịch của việc sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học?
A. Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn.
B. Sản xuất được mọi loại chế phẩm sinh học cần thiết.
C. Giảm giá thành sản phẩm.
D. Đáp ứng được nhu cầu của con người.
Câu 25: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?
A. Lây lan qua đường hô hấp.
B. Lây lan qua đường tiêu hóa.
C. Lây truyền từ mẹ sang con.
D. Lay lan qua đường tình dục.
Câu 26: Viêm đường hô hấp cấp gây ra những triệu chứng điển hình nào sau đây?
A. Gây suy giảm miễn dịch, giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.
B. Nhức đầu, sốt rét, sưng hạch.
C. Đau đầu, khó thở, viêm phổi nặng.
D. Sốt cao, đau bụng, mẩn ngứa.
Câu 27: Vì sao các biến thể mới của virus nhiễm vào cơ thể thường rất nguy hiểm?
A. Vì các biến thể mới có khả năng nhân đôi, lây truyền nhanh hơn trong cơ thể vật chủ, làm cho vật chủ nhiễm bệnh nặng hơn.
B. Vì biến thể mới có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, nên cơ thể không sản xuất được kháng thể mới.
C. Vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng đối với các biến thể mới.
D. Vì cơ thể đang tập trung tổng hợp kháng thể diệt biến thể cũ, thiếu nguyên liệu để tổng hợp kháng thể mới.
Câu 28: Vì sao virus chỉ lây nhiễm từ cây này sang cây khác khi cơ thể bị thương do dụng cụ lao động hay vết cắn của côn trùng?
A. Do tế bào thực vật có vách cellulose dày, virus không thể tự xâm nhập được.
B. Do tế bào thực vật không có các thụ thể phù hợp với các phân tử bề mặt của virus.
C. Do virus không bám vào được bề mặt tế bào thực vật.
D. Do virus bị ức chế bởi các chất trên vách cellulose của tế bào thực vật.
B. Phần tự luận
Câu 1: Hãy giải thích vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi.
Câu 2: Hãy giải thích cơ chế gây bệnh của virus cho vật chủ mà nó xâm nhập.
Câu 3: Bằng các kiến thức đã học về virus, em hãy giải thích tại sao virus SARS – CoV – 2 lại dễ lây nhiễm và có nhiều biến chủng?
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 10 - CHÂN TRỜI SÁNH TẠO
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cây con hoàn chỉnh cần bổ sung
A. vitamin.
B. hormone sinh trưởng.
C. hormone ức chế.
D. chất kháng sinh.
Câu 2: Phân chia tế bào chất trong nguyên phân xảy ra vào
A. kì trung gian.
B. kì đầu.
C. đầu kì giữa.
D. đầu kì cuối.
Câu 3: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào gốc động vật?
A. Sử dụng liệu pháp tế bào gốc để nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành kết mạc để chữa mắt.
B. Dùng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim.
C. Dùng tế bào gốc từ màng dây rốn để điều trị các tổn thương da.
D. Dùng công nghệ tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ tim bất tử.
Câu 4: Vi sinh vật là
A. những sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
B. những sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
C. những sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. những sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi.
Câu 5: Loại môi trường cơ bản nào dùng để nuôi cấy vi sinh vật?
A. Môi trường tổng hợp.
B. Môi trường phức tạp.
C. Môi trường trung tính.
D. Cả A, B đúng.
Câu 6: Loại lên men nào sau đây tạo ra sữa chua?
A. Lên men lactic đồng hình.
B. Lên men lactic dị hình.
C. Lên men ethanol.
D. Lên men propionic.
Câu 7: Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri thường sử dụng loại que cấy nào sau đây?
A. Que cấy trang.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy thẳng.
Câu 8: Escherichia coli là vi sinh vật thuộc nhóm
A. vi khuẩn cổ.
B. vi khuẩn.
C. vi tảo.
D. động vật nguyên sinh.
Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
A. Quá trình tổng hợp tạo ra các chất hữu cơ đơn giản từ các chất phức tạp.
B. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật có thể sử dụng nguồn năng lượng hóa học hoặc năng lượng ánh sáng.
C. Quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải chất hữu cơ.
D. Quá trình tổng hợp sử dụng năng lượng và enzyme để tổng hợp các chất.
Câu 10: Quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Phân giải các chất hữu cơ thành khoáng chất.
B. Phân giải protein trong làm nước mắm và tương.
C. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa.
D. Phân giải đường làm chua dưa muối.
Câu 11: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. protein, vitamin.
B. amino acid, vitamin.
C. lipid, chất khoáng.
D. carbohydrate, nucleic acid.
Câu 12: Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor nhằm mục đích
A. sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da.
B. bảo quản giống vi sinh vật.
C. xử lí nước thải.
D. tạo giống vi sinh vật mới.
Câu 13: Việc sản xuất các protein đơn bào là dựa vào khả năng nào sau đây của vi sinh vật?
A. Phân giải chất hữu cơ.
B. Làm vector chuyển gene.
C. Sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt.
D. Tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 14: Thực chất của quá trình lên men trái cây là
A. quá trình lên men rượu.
B. quá trình lên men giấm.
C. quá trình lên men lactic.
D. quá trình tổng hợp đường.
Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về hình thức sinh sản ở vi sinh vật?
A. Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
B. Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
C. Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
D. Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.
Câu 16: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm?
A. Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.
B. Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.
C. Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
D. Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.
Câu 17: Quá trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ được chia thành
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 18: Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây?
A. Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài.
B. Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid.
C. Loại vật chất di truyền.
D. Loại vật chủ.
Câu 19: SARS-CoV-2 xâm nhập và gây bệnh cho các tế bào của cơ quan nào sau đây?
A. Tuần hoàn.
B. Thần kinh.
C. Hô hấp.
D. Tiêu hóa.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa virus độc và virus ôn hòa?
A. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa cũng không thể nhân lên nhưng tiết chất dinh dưỡng để nuôi tế bào chủ.
B. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa thì có thể nhân lên và làm phá vỡ tế bào chủ.
C. Virus độc xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.
D. Virus độc gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ.
Câu 21: Interferon có tác dụng
A. giảm nồng độ glucose trong máu.
B. kích thích cơ thể tạo ra chất chống lại virus khi nó xâm nhập vào tế bào.
C. ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
D. tạo kháng thể chống lại virus.
Câu 22: Bước đầu tiên trong quy trình ứng dụng virus để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
A. nuôi sâu giống (vật chủ).
B. nhiễm virus gây bệnh cho sâu.
C. thu thập sâu bệnh.
D. Nghiền, lọc, li tâm sâu.
Câu 23: Điểm khác biệt giữa interferon với vaccine là gì?
A. Interferon là protein do tế bào sản xuất ra, còn vaccine là kháng nguyên đã bị làm yếu đi, có nguồn gốc từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
B. Interferon là protein do hệ gene của virus sản xuất ra, còn vaccine là virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi.
C. Interferon là chất ức chế sự nhân lên của virus, còn vaccine có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus.
D. Interferon có tính đặc hiệu với virus, còn vaccine không có tính đặc hiệu với virus.
Câu 24: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virus?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virus.
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virus.
C. Là chế phẩm chứa virus gây hại cho một số sâu hại nhất định.
D. Là chế phẩm gồm các protein được tạo ra từ bộ gene của virus, dùng để tiêu diệt các loại virus khác.
Câu 25: Phương thức lây truyền nào sau đây được gọi là truyền ngang ở virus?
A. Truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể đa bào.
B. Truyền từ mô này sang mô khác trong cơ thể đa bào.
C. Truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác.
D. Truyền từ mẹ sang con.
Câu 26: Bệnh nào sau đây gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong?
A. Sởi Đức.
B. HIV/ AIDS.
C. Viêm đường hô hấp cấp.
D. Viêm não Nhật Bản.
Câu 27: Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virus. Lí do cốt lõi là vì
A. các biện pháp này đều dễ làm, không tốn nhiều công sức.
B. chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật.
C. thuốc chống virus kí sinh ở thực vật có giá rất đắt.
D. các biện pháp này đều an toàn cho con người và môi trường.
Câu 28: Các biến thể của virus là do các đột biến tạo ra trong quá trình chúng nhân lên trong tế bào vật chủ. Nhận định nào sau đây giải thích vì sao virus có khả năng tạo ra nhiều biến thể?
A. Hệ gene của virus không được bảo vệ trong nhân nên dễ bị tác động bởi các nhân tố gây đột biến.
B. Hệ gene của virus mẫn cảm với các chất hóa học tạo ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào nên dễ bị đột biến.
C. Quần thể virus có khả năng lây nhiễm qua nhiều vật chủ khác nhau nên khả năng tạo đột biến là rất cao.
D. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng do đó xác suất đột biến rất cao.
B. Phần tự luận
Câu 1: Hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang xảy ra phổ biến. Em hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
Câu 3: Virus có khả năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm chết vi khuẩn. Vậy vì sao virus không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Các điểm kiểm soát phân bào có vai trò
A. đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào.
B. kích thích sự phân chia tế bào chất trong quá trình phân bào.
C. kiểm soát các chất ra và vào tế bào.
D. đảm bảo các chất cung cấp đầy đủ cho quá trình phân bào.
Câu 2: Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nào sau đây?
A. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.
B. Tách rời mô tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.
D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi?
A. Có kiểu gene đồng nhất.
B. Có kiểu hình giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào môi trường.
C. Không thể giao phối với nhau.
D. Có kiểu gene thuần chủng.
Câu 4: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Vi khuẩn, rêu, vi tảo, động vật không xương sống.
B. Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
C. Rêu, vi nấm, vi tảo, động vật không xương sống.
D. Rêu, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
Câu 5: Để tổng hợp được các chất hữu cơ, mọi vi sinh vật cần sử dụng nguồn nào?
A. Nguồn carbon.
B. Nguồn năng lượng và enzyme.
C. Nguồn năng lượng.
D. Nguồn carbon và ánh sáng.
Câu 6: Thành tựu nào dưới đây không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở sinh vật?
A. Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm.
B. Sản xuất mì chính.
C. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào).
D. Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học.
Câu 7: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. bào tử trần.
D. tiếp hợp.
Câu 8: Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) nhằm mục đích
A. tạo giống vi sinh vật mới.
B. làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
C. sản xuất năng lượng sinh học.
D. bảo tồn các chủng vi sinh vật quý.
Câu 9: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.
Câu 10: Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men sữa chua là
A. Lactococcus lactis.
B. Aspergillus oryzae.
C. Bacillus thuringiensis.
D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 11: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là
A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.
Câu 12: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
A. Độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Độ pH.
D. Ánh sáng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?
A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.
B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.
C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…
D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.
Câu 14: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng.
C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng.
D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?
A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản.
C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.
Câu 16: Thành phần cơ bản của virus là
A. vỏ capsid và lõi nucleic acid.
B. vỏ capsid và vỏ ngoài.
C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid.
D. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein.
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?
A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?
A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.
B. Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên.
D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh.
Câu 19: Các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học được gọi là
A. chế phẩm sinh học.
B. chất kháng sinh.
C. interferon.
D. sản phẩm tái tổ hợp.
Câu 20: Bước nào sau đây không có trong quy trình sử dụng virus làm vector sản xuất các chế phẩm sinh học?
A. Tạo vector virus tái tổ hợp.
B. Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
C. Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
D. Nuôi virus để thu sinh khối.
Câu 21: Dựa vào đặc điểm nào sau đây của virus mà người ta có thể sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus?
A. Một số virus có khả năng gây bệnh cho cây trồng.
B. Một số virus có khả năng gây bệnh cho con người.
C. Một số virus có khả năng gây bệnh cho động vật.
D. Một số virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng.
Câu 22: Dựa vào đặc điểm nào của virus mà người ta có thể sử dụng virus làm vector chuyển gene?
A. Virus có thể được nuôi cấy trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn nên có thể dễ dàng nuôi cấy để làm vector chuyển gene.
B. Virus có một số đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
C. Virus luôn chứa vật chất di truyền là DNA nên có thể tổng hợp được các sản phẩm cần thiết cho con người.
D. Virus tồn tại trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn nên có thể thu nhận để làm vector chuyển gene mà không gây tốn chi phí.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau giữa interferon và vaccine?
A. Đều là chất do virus sản xuất ra.
B. Đều có tính đặc hiệu với virus.
C. Đều có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể.
D. Đều có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Câu 24: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò
A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
Câu 25: Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm
A. truyền ngang và truyền dọc.
B. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp.
C. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa.
Câu 26: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào không đúng khi phòng tránh lây nhiễm HIV?
A. Không tiêm chích ma túy.
B. Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế.
C. Không giao tiếp với người bị HIV.
D. Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
Câu 27: Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác.
Câu 28: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19?
A. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.
B. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí.
C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh.
D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại.
B. Phần tự luận
Câu 1: Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon?
Câu 2: Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc, Theo em, bạn A làm đúng hay sai?
Câu 3: Tải lượng virus là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh. Nó có ý nghĩa gì trong việc phòng chống lây nhiễm các bệnh do virus gây ra?
Đáp án đề 3
A. Phần trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. D |
4. B |
5. B |
6. D |
7. C |
8. B |
9. C |
10. A |
11. A |
12. C |
13. B |
14. A |
15. B |
16. A |
17. C |
18. B |
19. A |
20. D |
21. D |
22. B |
23. D |
24. C |
25. A |
26. C |
27. B |
28. B |
B. Phần tự luận
Câu 1:
- Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên do vi khuẩn lactic.
- Muốn muối dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu cho vi khuẩn lactic lấn át được vi khuẩn gây thối. Do đó, phải cho đủ lượng muối, nhưng không được quá nhiều vì sẽ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được.
Câu 2:
Bạn A làm đúng. Vì nguyên nhân gây cảm cúm cho bạn A có thể khác anh trai nên cần đi khám bác sĩ để mua thuốc đúng bệnh, uống đúng liều, tránh gây hiện tượng nhờn thuốc và gặp phải những phản ứng phụ nguy hiểm.
Câu 3:
Ý nghĩa của tải lượng virus trong việc phòng chống lây nhiễm các bệnh do virus gây ra: Tải lượng cao có nghĩa là số lượng virus nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Dựa vào tải lượng virus, chúng ta có thể dự đoán khả năng lây nhiễm để chủ động phòng tránh. Ở ngưỡng nhất định của tải lượng virus, nó không có khả năng lây nhiễm sang cá thể khác.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hoạt động nào xảy ra trong pha G1 của kì trung gian?
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. DNA tự nhân đôi.
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Câu 2: Các loại cây dược liệu nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
A. Cây chuối sứ, cây dừa, cây dâu tây.
B. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.
C. Cây trầm hương, cây mía, cây cẩm lai.
D. Cây đinh lăng, cây đẳng sâm, sâm Ngọc Linh.
Câu 3: Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là gì?
A. Mang hệ gene giống nhau, có màng cellulose, có khả năng phân chia.
B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.
D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp thì sẽ phân hóa thành cơ quan.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào.
C. Đều có khả năng tự dưỡng.
D. Sinh trưởng nhanh.
Câu 5: Trong quá trình sinh tổng hợp ở vi sinh vật, protein được tổng hợp bằng cách nào?
A. Kết hợp các nucleotide với nhau.
B. Kết hợp giữa các amino acid với nhau.
C. Kết hợp giữa acid béo và glycerol.
D. Kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.
Câu 6: Đâu không phải là vai trò của gôm đối với vi sinh vật?
A. Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.
B. Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.
C. Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.
D. Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.
Câu 7: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.
Câu 8:Công nghệ vi sinh vật là
A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.
C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật.
D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng.
Câu 9: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?
A. Lactococcus lactis.
B. Aspergillus oryzae.
C. Bacillus thuringiensis.
D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 10: Dưa muối thành phẩm đạt yêu cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. Có vị chua, giòn.
B. Có mùi thơm.
C. Có nhiều bọt khí.
D. Có màu vàng.
Câu 11: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì
A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. Chưa có hình thức sinh sản.
Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?
A. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng.
B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường.
C. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên.
D. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp.
Câu 14: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?
A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
Câu 15: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là
A. capsomer.
B. glycoprotein.
C. glycerol.
D. nucleotide.
Câu 16: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm
A. virus trần và virus có vỏ ngoài.
B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
C. virus DNA và virus RNA.
D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.
Câu 17: Tại sao virus không thể nuôi trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn?
A. Vì virus có kích thước rất nhỏ.
B. Vì virus có vật chất di truyền là RNA.
C. Vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Vì virus không mẫn cảm với chất kháng sinh.
Câu 18: Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất định?
A. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có hệ gene tương thích với hệ gene của virus.
B. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có màng sinh chất tương thích với vỏ capsid của virus.
C. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có hình dạng tương thích với hình dạng của virus.
D. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có thụ thể tương thích với phân tử bề mặt của virus.
Câu 19: Dựa vào tính chất nào mà phage được dùng để làm vector trong sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp?
A. Một số phage, chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
B. Phage có hệ gene là các phân tử RNA, có thể vận chuyển bất cứ gene nào vào tế bào vi khuẩn và luôn có khả năng nhân lên rất nhanh.
C. Một số phage chứa các DNA dạng vòng có thể mang gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn và có khả năng nhân lên rất nhanh.
D. Phagen có hệ gene là các phân tử DNA đủ dài để có thể vận chuyển các gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của nó trong tế bào vật chủ.
Câu 20: Để tạo ra số lượng lớn virus trong sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Sử dụng thực vật làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
B. Sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
C. Sử dụng vi khuẩn làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
D. Sử dụng môi trường tổng hợp nhân tạo để nhân nhanh số lượng virus.
Câu 21: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus để tạo giống cây trồng?
A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
B. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
C. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
D. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.
Câu 22: Thành tựu nào sau đây không phải là ứng dụng của virus trong y học?
A. Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra.
B. Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
C. Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường.
D. Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Câu 23: Sản phẩm sinh học nào sau đây được sản xuất nhờ ứng dụng virus?
A. Đệm lót sinh học.
B. Bio - EM.
C. Thuốc trừ sâu Bt.
D. Insulin.
Câu 24: Đâu không phải là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?
A. Xử lí rác thải.
B. Tổng hợp chất kháng sinh.
C. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
D. Tạo ra máy đo đường huyết.
Câu 25: Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải. Đây là kiểu lây lan qua con đường nào?
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết.
D. Đường tình dục.
Câu 26: Tế bào thực vật có vách cellulose nên
A. virus có thể dễ dàng xâm nhập vào tế bào thực vật.
B. virus có thể lây nhiễm như ở tế bào động vật.
C. virus không thể xâm nhập vào tế bào thực vật.
D. virus chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương.
Câu 27: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?
A. Truyền qua phấn hoa.
B. Truyền qua hạt giống.
C. Truyền qua vết thương.
D. Truyền qua nhân giống vô tính.
Câu 28: Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì
A. virus RNA không có khả năng tự sửa chữa khi sao chép.
B. virus RNA có khả năng nhân lên nhanh chóng hơn virus DNA.
C. virus RNA có khả năng lây nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ.
D. virus RNA không có khả năng chống lại sự bảo vệ của hệ miễn dịch.
B. Phần tự luận
Câu 1: Một con bò nặng 500 kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5 kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40 kg protein nhưng 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn protein. Giải thích về sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên?
Câu 2: Hãy giải thích vì sao khi phơi/sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật.
Câu 3: Sau khi học về virus gây bệnh khảm thuốc lá, bạn A lo lắng rằng ông nội của bạn sẽ bị nhiễm TMV (Tobacco mosaic virus), vì ông là người nghiện thuốc lá. Theo em, TMV có gây bệnh cho người hút thuốc lá không? Vì sao?
Đáp án đề 4
A. Phần trắc nghiệm
1. A |
2. D |
3. C |
4. C |
5. B |
6. B |
7. A |
8. A |
9. A |
10. C |
11. B |
12. A |
13. A |
14. D |
15. A |
16. A |
17. C |
18. D |
19. A |
20. B |
21. A |
22. B |
23. D |
24. D |
25. B |
26. D |
27. C |
28. A |
B. Phần tự luận
Câu 1:
Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các sinh vật trên được giải thích là do sự khác nhau về tốc độ tổng hợp và phân giải các chất ở sinh vật. Trong đó, nấm men có kích thước nhỏ nên có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng dẫn đến nhanh chóng đạt được sinh khối lớn hơn so với các sinh vật có kích thước lớn hơn như con bò, cây đậu nành.
Câu 2:
Khi phơi/ sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vì phơi/ sấy khô làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm mà vi khuẩn không thể phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp.
Câu 3:
Những người hút thuốc lá không có nguy cơ lây nhiễm từ virus này, bởi vì virus này chỉ lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác, hoặc từ cây mẹ sang cây con qua đường sinh sản, người không phải là vật chủ của virus TMV, do đó virus TMV không thể xâm nhập và gây bệnh cho người hút thuốc lá.