Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 năm 2023 có đáp án (6 đề - Sách mới)
Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 năm 2023 có đáp án (6 đề - Sách mới)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 năm 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện rõ ràng từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 10.
- Ma trận Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức
- Ma trận Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều
- Ma trận Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 1)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 2)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 3)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 4)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 5)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 6)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 7)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 8)
- Đề Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 (Đề 9)
Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023
Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Mở đầu |
1.1. Làm quen với Vật lý |
1 |
1 |
||||
1.2. Các quy tắc an toàn trong thực hành Vật lí |
1 |
1 |
||||||
1.3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả |
1 |
1 |
||||||
2 |
Động học |
2.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi |
1 |
1 |
2 |
|||
2.2. Tốc độ và vận tốc |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.3. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
2.5.Chuyển động thẳng biến đổi đều |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
2.6. Sự rơi tự do |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.8. Chuyển động ném |
1 |
1 |
2 |
|||||
3 |
Động lực học |
3.1. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực |
1 |
1 |
2 |
|||
3.2. Định luật 1 Newton |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.3. Định luật 2 Newton |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
3.4. Định luật 3 Newton |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.5. Trọng lực và lực căng |
1 |
1 |
||||||
3.6. Lực ma sát |
1 |
1 |
||||||
3.7. Lực cản và lực nâng |
1 |
1 |
||||||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7 |
3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023
Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ CÁNH DIỀU – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Bài mở đầu |
1.1. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí |
1 |
1 |
2 |
|||
2 |
Mô tả chuyển động |
2.1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc |
1 |
1 |
2 |
|||
2.2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2.3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2.4. Chuyển động biến đổi |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3 |
Lực và chuyển động |
3.1. Lực và gia tốc |
1 |
1 |
1 |
3 |
||
3.2. Một số lực thường gặp |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3.3. Ba định luật Newton về chuyển động |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3.4. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.5. Tổng hợp và phân tích lực |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.6. Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật |
1 |
1 |
2 |
|||||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7 |
3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023
Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Mở đầu |
1.1. Khái quát về môn Vật lí |
1 |
1 |
2 |
|||
1.2. Vấn đề an toàn trong Vật lí |
1 |
1 |
2 |
|||||
1.3. Đơn vị và sai số trong Vật lí |
1 |
1 |
2 |
|||||
2 |
Mô tả chuyển động |
2.1. Chuyển động thẳng |
1 |
1 |
1 |
3 |
||
2.2. Chuyển động tổng hợp |
1 |
1 |
2 |
|||||
3 |
Chuyển động biến đổi |
3.1. Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|
3.2. Sự rơi tự do |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.3. Chuyển động ném |
1 |
1 |
2 |
|||||
4 |
Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn |
4.1. Ba định luật Newton về chuyển động |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
4.2. Một số lực trong thực tiễn |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
4.3. Chuyển động của vật trong chất lưu |
1 |
1 |
2 |
|||||
5 |
Moment lực. Điều kiện cân bằng |
5.1. Tổng hợp lực – Phân tích lực |
1 |
1 |
2 |
|||
5.2. Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật |
1 |
1 |
2 |
|||||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7 |
3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu hỏi tự luận thuộc phần vận dụng và vận dụng cao.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí?
A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người.
B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.
C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới.
D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng.
Câu 2: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?
A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.
B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.
C. Rút phích điện khi tay còn ướt.
D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.
Câu 3: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
D. Trong mọi trường hợp: |F1-F2|F|F1+F2|.
Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. Chuyển động tròn.
B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 5: Biết là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp là:
A. 1 m.
B. 7 m.
C. 5 m.
D. 10 m.
Câu 6: Phân tích lực thành hai lực và hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N ; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:
A. F2 = 40N.
B. F2 = 160N.
C. F2 = 80N.
D. F2 = 640N.
Câu 7:Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10 m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là
A. 14m/s.
B. 9 m/s.
C. 6 m/s.
D. 5 m/s.
Câu 8: Hình dưới đây cho biết đồ độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Vận tốc của xe là
A. 10 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 7,5 km/h.
D. 20 km/h.
Câu 9: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?
A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
Câu 10: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 11:Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là
A. 360 s.
B. 200 s.
C. 300 s.
D. 100 s.
Câu 12:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2.
Câu 13: Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 13,72 m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 19,6 m/s.
D. 2 m/s.
Câu 14. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là
A. đường thẳng.
B. đường parabol.
C. nửa đường tròn.
D. đường hypebol.
Câu 15. Một vật ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua ma sát của không khí thì tầm ném xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 4 lần khi v0 giảm 2 lần.
Câu 16. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là
A. 22,5 m.
B. 45 m.
C. 1,25 m.
D. 60 m.
Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá.
B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau.
D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 18. Phân tích lực là thay thế
A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.
B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.
Câu 19. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 00?
A. 70 N.
B. 50 N.
C. 60 N.
D. 40 N.
Câu 20. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. không cân bằng nhau.
C. khác nhau về độ lớn.
D. cùng hướng với nhau.
Câu 21: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
B. Bay lên nhờ động cơ.
C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 22: Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 0,5 N.
B. 5 N.
C. 0,005 N.
D. 0,05 N.
Câu 23: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
A. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 24: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
A. 23,75 N.
B. 40 N.
C. 20 N.
D. 25 N.
Câu 25:Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
C. Có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của một vật đang trượt trên mặt tiếp xúc.
Câu 26: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.
B. Trọng lực bằng tích khối lượng m và gia tốc trọng trường g.
C. Điểm đặt trọng lực là trọng tâm vật.
D. Trọng lực là lực hút Trái Đất lên vật.
Câu 27: Treo vật có khối lượng 1 kg vào đầu dưới sợi dây không dãn. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đứng yên, lực căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là
A. 1 N.
B. 10 N.
C. 0,1 N.
D. 20 N.
Câu 28:Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật.
D. bằng 0.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi chạm đất?
b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba?
Bài 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực kéo theo phương nằm ngang. Vật bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2, cho độ lớn lực ma sát trượt bằng 2 N. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ lớn của lực kéo?
b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật đi được quãng đường 18 m kể từ khi lực kéo ngừng tác dụng?
Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về:
A. Chất.
B. Năng lượng.
C. Mối quan hệ giữa chất và năng lượng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2:Mômen của ngẫu lực phụ thuộc vào
A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
C. vị trí trục quay của vật.
D. trục quay.
Câu 3: Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là:
A. Định luật vạn vật hấp dẫn.
B. Hiện tượng phản xạ âm.
C. Âm thanh không truyền được trong chân không.
D. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 5:Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:
A. M = 0,6 N.m.
B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
D. M = 60 N.m.
Câu 6: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Biển cảnh báo chất độc.
B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.
D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.
Câu 7: Tốc độ trung bình được tính bằng:
A. Quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
B. Quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
Câu 8:Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 9: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
Câu 10:Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km. Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2 là:
A. 15 km.
B. 20 km.
C. 30 km.
D. 35 km.
Câu 11:Một khối hộp có dạng hình lập phương nặng 1g đặt trong nước nguyên chất có khối lượng riêng ρ = 1000kg/m3. Mỗi cạnh của hộp có độ dài 1cm. Khối hộp này sẽ:
A. nổi lên.
B. chìm xuống.
C. đứng yên trong nước.
D. Không đủ dữ liệu để kết luận.
Câu 12: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
A. 20 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 10 km/h.
D. 7,5 km/h.
Câu 13: Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là và . Vận tốc tổng hợp của vật có độ lớn bằng:
A. v = v1 + v2 nếu và cùng hướng.
B. v = |v1 - v2| nếu và ngược hướng.
C. v = nếu và vuông góc với nhau.
D. Tất cả các kết luận trên đều đúng.
Câu 14: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2s. Gia tốc của xe là:
A. 2,5 m/s2.
B. 5 m/s2.
C. 7,5 m/s2.
D. 12,5 m/s2.
Câu 15: Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s là:
A. 0,8 m/s2.
B. 0,6 m/s2.
C. 0,4 m/s2.
D. 0,2 m/s2.
Câu 16: Chọn phát biểu đúng.
A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 17:Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:
A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.
B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.
C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.
D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.
Câu 18:Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là:
A. 71 m.
B. 48 m.
C. 35 m.
D. 15 m.
Câu 19:Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?
A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 20: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là:
A. 0,35 s.
B. 0,125 s.
C. 0,5 s.
D. 0,25 s.
Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4 N và 5 N hợp với nhau một góc α = 600. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng:
A. 7,8 N.
B. 8,7 N.
C. 4,5 N.
D. 6,4 N.
Câu 22:Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.
A. 27,26.103 N.
B. 27,26 N.
C. 97,97.103 N.
D. 97,97 N.
Câu 23:Sau khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn 4 N, một vật đang đứng yên chuyển động với gia tốc là 5 m/s2. Khối lượng của vật đó là:
A. 9 kg.
B. 1 kg.
C. 20 kg.
D. 0,8 kg.
Câu 24: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12N và F2 thì F2 bằng
A. 8 N.
B. 16 N.
C. 32 N.
D. 20 N.
Câu 25:Kéo một lực F theo phương ngang để một vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc không đổi. Biết vật có khối lượng m, hệ số ma sát trượt là µ thì:
A. F > μmg.
B. F < μmg.
C. F = μmg.
D. F ≥ 2 μmg.
Câu 26: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?
A. 0,38 m.
B. 0,33 m.
C. 0,21 m.
D. 0,6 m.
Câu 27:Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
A. 0,075.
B. 0,06.
C. 0,02.
D. 0,08.
Câu 28:Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.
Bài 2: Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 250 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là bao nhiêu?
Bài 3: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ bến và tăng tốc, sau khi đi được đoạn đường 100 m ô tô có vận tốc 36 km/h. Cho lực cản có độ lớn bằng 10% trọng lượng của xe. Biết khối lượng của xe là 1000 kg và g = 10 m/s2. Tính lực phát động vào xe.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.
Câu 2: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là m2.
C. Thể tích có đơn vị đo là m3.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. x = .
B. x =
C. x =
D. x =
Câu 6: Chọn đáp án đúng
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200 m.
B. s = 200 m và d = 200 m.
C. s = 500 m và d = 200 m.
D. s = 800 m và d = 300 m.
Câu 8: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A.
B.
C.
D.
Câu 9: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?
A. 12 h.
B. 10 h.
C. 9 h.
D. 3 h.
Câu 10: Chọn đáp án đúng.
A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
B. Khi a0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Khi a0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
A. 400 m.
B. 500 m.
C. 120 m.
D. 600 m.
Câu 12: Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu v0 = 2m/s
Theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy g = 10m/s2.
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 3 s.
D. 4 s.
Câu 13: Biết F1 = 25 N, F2 = 10 N, F3 = 10 N. Moment của các lực trong Hình 21.1: đối với trục quay lần lượt là
A -8 N.m; 8,5 N.m; 0.
B. -0,8 N.m; 8,5 N.m; 0.
C. 8 N.m; 8,5 N.m; 0.
D. 8,5 N.m; -8 N.m; 0.
Câu 14: Hai lực khác phương và có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
A. 14,1 N.
B. 20 N.
C. 17,3 N.
D. 20 N.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.
Câu 16:Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Không xác định được.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng.
A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 18:Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 19: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. ma sát lăn.
B. ma sát trượt.
C. ma sát nghỉ.
D. lực quán tính.
Câu 20: Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Độ lớn của lực này là
A. 3 N.
B. 4,5 N.
C. 1,5 N.
D. 2 N.
Câu 21: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe.
B. xe tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất.
D. mặt đất tác dụng vào người.
Câu 22: Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét?
A. 250 m.
B. 303 m.
C. 757,5 m
D. 245,7 m.
Câu 23: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.
Câu 24: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc v = 25 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Lấy g = 10m/s2.
A. 21,25 m.
B. 31,25 m.
C. 11,25 m.
D. 27,25 m.
Câu 25: Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300 m, lấy hai vật cho chuyển động. Khi vật 1 đi qua A với vận tốc 20 m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1 m/s2 thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Viết phương trình tọa độ của hai vật
A. xA = 20t – t2; xB = 300 – 8t.
B. xA = 40t – t2; xB = 500 – 4t .
C. xA = 10t – 2t2; xB = 100 – 8t.
D. xA = 20t – t2; xB = 300 – 4t.
Câu 26: Nếu t0 = 0 với vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Chọn đáp án đúng.
A. Phương trình vận tốc là v = v0 + at
B. Phương trình độ dịch chuyển d = v0.t + .a.t2
C. Phương trình liên hệ giữa a, v và d là = 2.a.d
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 27: Biểu thức tính gia tốc trung bình
A.
B.
C.
D.
Câu 28: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?
A. luôn luôn bằng nhau.
B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. khi vật chuyển động thẳng.
D. khi vật không đổi chiều chuyển động.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N vào thanh như Hình 21.2. Các lực của thanh tác dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần lượt là bao nhiêu?
Bài2: Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 3: Một vật có trọng lượng riêng 22 000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
Đáp án chi tiết đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là: A.
Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
- Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.
- Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
- Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.
- Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu.
- Rút ra kết luận.
Câu 2: Đáp án đúng là: D.
Những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp:
- Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
- Giúp giải phóng sức lao động của con người.
Câu 3: Đáp án đúng là: D.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
- quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
- sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
Câu 4: Đáp án đúng là: D.
Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng ví dụ như:
- Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
- Diện tích có đơn vị đo là m2.
- Thể tích có đơn vị đo là m3.
Câu 5: Đáp án đúng là: A.
Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng: trong đó là sai số tuyệt đối của phép đo, là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần.
Câu 6: Đáp án đúng là: D.
- Quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động. Hoặc có thể định nghĩa tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
- Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
Câu 7: Đáp án đúng là A.
Quãng đường đi được là s = AB + BC + BC = 200 + 300 + 300 = 800 (m).
Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB = 200 (m).
Câu 8: Đáp án đúng là: A.
Biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên:
Câu 9: Đáp án đúng là: A.
Gọi là vận tốc của phà đối với bờ sông
là vận tốc của phà đối với dòng nước
là vận tốc của dòng nước đối với bờ sông
Khi đi xuôi dòng (1)
Khi đi ngược dòng (2)
Từ (1) và (2) suy ra
Nếu phà tắt máy trôi theo dòng sông thì = 12h
Câu 10: Đáp án đúng là: D.
Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 11: Đáp án đúng là: D.
Đổi 36 km/h = 10 m/s; 2 phút = 120 giây.
- Gia tốc của tàu là:
- Quãng đường tàu đi được là:
= 600m
Câu 12: Đáp án đúng là: A.
Ta có:
Câu 13: Đáp án đúng là: D
Chọn chiều dương là chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và áp dụng công thức: M = F.d.
= 25.0,80.sin25o = 8,5N.m
= -10.0,80 = -8N.m
= 10.0 = 0N.m
Câu 14: Đáp án đúng là: B
Câu 15:Đáp án đúng là: C
C – sai vì |F1-F2|FF1+F2
Câu 16: Đáp án đúng là: B
Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật.
Câu 17: Đáp án đúng là: C
A, B – sai vì áp suất nước ở đáy bình phụ thuộc cả vào độ sâu của đáy bình so với với mặt thoáng của chất lỏng,
D – sai chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng.
Câu 18: Đáp án đúng là: C
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật không phải là hai lực cân bằng, do 2 lực này không tác dụng vào cùng 1 vật:
- Lực căng dây tác dụng lên giá treo có điểm đặt là điểm tiếp xúc giữa dây và giá treo.
- Trọng lực thì có điểm đặt là ở trọng tâm của vật.
Câu 19: Đáp án đúng là A
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Bánh xe lăn trên mặt đường nên lực tương tác giữa bánh xe và mặt đường là lực ma sát lăn.
Câu 20: Đáp án đúng là: B
Ta có: F = m.a = 3.1,5 = 4,5
Câu 21: Đáp án đúng là: D
Người tác dụng lực lên mặt đất hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lực lên người hướng về phía trước. Lực do mặt đất tác dụng lên người giúp cho người chuyển động về phía trước.
Câu 22: Đáp án đúng là C
Tầm xa: L = v0t = 250.3,03 = 757,5 m
Câu 23: Đáp án đúng là: C
A – chuyển động ném ngang
B – chuyển động ném xiên
C – rơi tự do
D – chuyển động chậm dần đều.
Câu 24: Đáp án đúng là B
Thời gian từ lúc vật rơi đến khi chạm đất là:
v = gt
Vật được thả rơi từ độ cao là:
h = s = .10.2,52 = 31,25m
Câu 25: Đáp án đúng là A
+ Theo bài ra gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A
+ Đối với vật qua A:
x0A = 0(m); v0A = 20 (m/s); aA = -1 (m/s2);
xA = 20t - 0,5.t2; vA = 20 - t
+ Đối với vật qua B: x0B = 300 (m); v0B = -8(m/s); aB = 0(m/s2); xB = 300 - 8t
Câu 26: Đáp án đúng là: D.
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều nếu t0 = 0
- Phương trình vận tốc là v = v0 + a.t
- Phương trình độ dịch chuyển d = v0.t + .a.t2
- Phương trình liên hệ giữa a, v và d là = 2.a.d
Câu 27: Đáp án đúng là: A.
Biểu thức tính gia tốc trung bình là
Câu 28: Đáp án đúng là B.
Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Các lực thành phần theo phương Oy cân bằng nhau hình dưới.
F1 + F2 - 200 - 450 = 0 (1)
Áp dụng quy tắc moment lực đối với trục quay tại A:
(2)
Từ (1) và (2) suy ra F1 = 212N; F2 = 438N
Bài2:
Trọng lượng của con khỉ: P = mg = 68,6 N.
Khi vật cân bằng :
Các lực thành phần theo trục Oy cân bằng nhau:
(1)
Các lực thành phần theo trục Ox cân bằng nhau:
(2)
Từ (1) và (2)
T1 = 88,6N; T2 = 93,9N
Bài 3: Khi nhúng vật vào trong nước thì vật chịu thêm lực đẩy Archimedes nên số chỉ của lực kế giảm xuống. Số chỉ của lực kế khi để ngoài không khí chính là trọng lượng của vật.
Khi vật cân bằng trong nước:
Do đó, ta có:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội - Vinh.
Câu 2: Lúc 7h một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 80km/h. Cùng lúc một ô tô chuyển động từ B về A với vận tốc 80km/h. Biết khoảng cách từ A đến B là 200km, coi chuyển động của hai ô tô là chuyển động thẳng đều. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách A là bao nhiêu? Khi đó đồng hồ chỉ mấy h?
A. 100km và 8h25’
B. 100km và 1,25h
C. 150km và 1h15’
D. 100km và 8h15’
Câu 3: Ở một nơi trên trái đất (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật.
B. Kích thước của vật.
C. Độ cao của vật.
D. Cả 3 yếu tố.
Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là g = 9,8m/s2
A. y = 4,9t2
B. y = 4,9t2 + 196
C. y = 4,9t2 − 196
D. y = 4,9(t − 196)2
Câu 5: Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
A. Có độ lớn bằng 0.
B. Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo.
C. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc
D. Luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
Câu 6: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, vận tốc của dòng nước 5km/h. Chiều dài từ A đến B là bao nhiêu? Biết thuyền xuôi dòng mất 2 giờ và ngược dòng mất 3 giờ trên cùng đoạn đường AB
A. 30km
B. 60km
C. 45km
D. 50km
Câu 7: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
Câu 9: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 10: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực đàn hồi?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng
B. Lực đàn hồi xuất hiện có hướng ngược với hướng của ngoại lực
C. Lực đàn hồi xuất hiện có hướng ngược hướng với hướng của biến dạng
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
Câu 12: Chọn phương án đúng
A. Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với trọng lực của vật
B. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt
C. Lực ma sát xuất hiện có chiều cùng chiều với vận tốc của vật.
D. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật và mặt tiếp xúc
Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm
C. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
Câu 14: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là:
Câu 15: Chọn câu đúng
A. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật
B. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó
C. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật
Câu 16: Chọn phát biểu sai
A. Tác dụng của ngẫu lực vào một vật làm cho vật quay và tịnh tiến
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
C. Đơn vị của ngẫu lực là N.m
D. Cả A và B sai
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một vật trượt trên mặt đường nằm ngang, đi được một quãng đường 48 m thì dừng hẳn. Biết lực ma sát trượt có độ lớn bằng 0,06 lần trọng lượng của vật. Cho g = 10m/s2. Cho chuyển động của vật là chậm dần đều. Tính vận tốc ban đầu của vật?
Bài 2: (3 điểm) Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 10m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới. Gốc thời gian là lúc ném. Lấy g = 10m/s2. Viết phương trình quỹ đạo của vật?
----------HẾT---------
Đáp án đề số 4
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Ta có: Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét
Phương án D – Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội Vinh được coi như một chất điểm
Đáp án: D
Câu 2:
Chọn chiều (+) là chiều từ A đến B, gốc thời gian là lúc 7h, gốc tọa độ tại điểm A
Tại thời điểm ban đầu: t0 = 0 (lúc đồng hồ chỉ 7h)
+ ô tô 1 đang ở A => x01 = 0 => x1 = 80t (km)
+ ô tô 2 đang ở B cách A 200km => x02 = 200 => x2 = 200 - 80t (km)
Hai xe gặp nhau khi: x1 = x2 ⇔ 80t = 200 - 80t => t = 1,25h
Thay vào phương trình của xe 1, ta được vị trí gặp nhau: x = x1t = 80.1,25 = 100 (km)
=> Hai xe gặp nhau sau 1,25h (lúc 8,25h hay 8h15’) chuyển động và tại vị trí cách điểm A 100km, cách B 100km.
Đáp án: D
Câu 3: Ở một nơi trên trái đất (tức ở một vĩ độ xác định) => cùng g
=> Thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật
Đáp án: C
Câu 4: Ta có:
+ Vật rơi không vận tốc đầu: => v0 = 0
Gốc tọa độ tại O ở phía dưới A một đoạn 196m, chiều dương hướng xuống
+ Tọa độ ban đầu của vật: y0 = −196m
=> Phương trình chuyển động của vật: y = −196 + .9,8t2 = 4,9t2 - 196(m)
Đáp án: C
Câu 5:
Véctơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều luôn vuông góc với véctơ vận tốc
Đáp án: D
Câu 6:
Ta có:
+ Thuyền (1)
+ Dòng nước (2)
+ Bờ sông (3)
+ Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): v12
+ Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): v23
+ Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): v13
- Khi xuôi dòng: v13' = v12 + v23
Khi thuyền ngược dòng: v13 = v12 - v23
- Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian đi xuôi dòng và đi ngược dòng của thuyền, ta có:
Từ (1) và (2), ta suy ra: 2v12 + 2v23 = 3v12 − 3v23 => v12 = 5v23 = 5.5 = 25km/h
Thế vào (1), ta được: AB = 2(v12 + v23) = 2(25 + 5) = 60km
Đáp án: B
Câu 7:
Số chữ số có nghĩa trong kết quả: 1,02 là 3
Đáp án: A
Câu 8:
|F1 - F2| ≤ F ≤ F1 + F2
Đáp án: B
Câu 9:
Vật chuyển theo quán tính là vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Đáp án: D
Câu 10:
A, B, D - đúng
C - sai vì: Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
Đáp án: C
Câu 11:
A, B, C - Đúng
Chọn đáp án: D
Đáp án: D
Câu 12:
A - Sai: Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực tác dụng vào vật theo phương song song với bề mặt tiếp xúc.
B - Đúng: Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt
C - Sai: Lực ma sát xuất hiện có chiều ngược chiều với vận tốc của vật.
D - Sai: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt tiếp xúc.
Đáp án: B
Câu 13:
Ta có: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
=> Các phương án:
A - sai vì vật có thể chịu tác dụng của nhiều lực
B - đúng
C - sai vì lực hướng tâm không phải là lực mới
D - sai vì hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật hướng vào tâm
Đáp án: B
Câu 14:
Thời gian vật chạm đất:
Đáp án: A
Câu 15:
A – sai, những vật không có hình dạng đối xứng thì trọng tâm không nằm trên trục đối xứng.
B - đúng: Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó
C – sai, có những vật khi cân bằng điểm đặt không đặt ở trọng tâm vật
D – sai, ví dụ như chiếc nhẫn, trọng tâm đặt ngoài vật
Đáp án: B
Câu 16:
Ta có:
- Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
- Tác dụng của ngẫu lực vào một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến
- Đơn vị của ngẫu lực là N.m
Đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1:
+ Khi vật trượt trên đường nằm ngang, có 3 lực tác dụng lên vật:
Theo định luật II Niutơn:
Mà:
Nên:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
-Fmst = ma
Theo đề bài:
Fmst = 0,06P = 0,06mg => -0,06mg = ma => a = -0,06g = -0,06.10 = -0,6m/s2
+ Mặt khác:
v2 - v02 = 2as
Khi vật dừng lại thì v = 0
=> -v02 = 2.(-0,6). 48 = -57,6
Bài 2:
Phương trình chuyển động:
+ Theo phương Ox: x = v0t (1)
+ Theo phương Oy: (2)
Phương trình quỹ đạo (thay t ở (1) vào (2)):
=> phương trình quỹ đạo của vật ném ngang trong trường hợp trên:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chọn phát biểu sai.
A. Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính chất tuyệt đối
B. Hệ quy chiếu gồm hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc và đồng hồ đếm thời gian
C. Hệ quy chiếu được dùng để xác định vị trí của chất điểm
D. Gốc thời gian là thời điểm t = 0
Câu 2: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động dọc theo trục Ox là
x = 8 − 0,5(t − 2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
A. Gia tốc của vật là 1,2m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc.
B. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 2s là 2m/s
C. Gia tốc của vật là a = −2m/s2 và luôn cùng hướng với vận tốc
D. Vận tốc tại thời điểm ban đầu của vật là v0 = 1m/s
Câu 3: Trường hợp nào sau đây vật chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Kim giờ đồng hồ
B. Hòn đá rơi từ độ cao 1m
C. Người nhảy dù đang rơi trong trạng thái bung dù
D. Chiếc lá rơi lìa cành
Câu 4: Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy g = 10m/s2.
A. 8m
B. 10m
C. 15m
D. 9,5m
Câu 5: Chọn phương án đúng khi nói về tần số
A. Là số vòng mà vật đi được trong vòng 1010 giây
B. Được xác định bởi biểu thức f = 2πT
C. Đơn vị là s/rad
D. Được xác định bởi biểu thức
Câu 6: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước từ A đến B mất 6 giờ, xuôi dòng mất 3 giờ. Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến A đến bến B mất mấy giờ?
A. 6 giờ
B. 3 giờ
C. 12 giờ
D. 9 giờ
Câu 7: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết:
A. d = (1245 ± 2) mm
B. d = (1,245 ± 0,001) m
C. d = (1245 ± 3) mm
D. d = (1,245 ± 0,0005) m
Câu 8: Lực là:
A. Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật
B. Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác kết quả là làm vật chuyển động.
C. Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
D. Đại lượng vật lý vô hướng gây ra vận tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
A. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:
B. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.
C. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau:
D. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
C. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
D. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài lực đàn hồi hướng vuông góc với trục của vật.
B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc
C. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi không phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi
D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng
Câu 12: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?
A. Tăng lên
B. Tăng hoặc giảm
C. Giảm đi
D. Không đổi
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10m/s2. Tính lực kéo của đầu máy tạo ra?
Bài 2: (3 điểm) Một lò xo có độ cứng 125N/m, chiều dài tự nhiên 40cm, một đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng 10g có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều quanh trục (Δ) thẳng đứng với tốc độ 360 vòng/phút. Lấy π2 = 10. Độ dãn của lò xo gần nhất với giá trị nào sau đây?
Bài 3: (2 điểm) Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Tính momen của ngẫu lực?
----------HẾT---------
Đáp án đề số 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
A – sai vì: Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác hay nói cách khác Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính tương đối
B, C, D - đúng
Đáp án: A
Câu 2:
Từ phương trình chuyển động: x = 8 − 0,5(t − 2)2 + t, ta có:
+ Gia tốc a = −1m/s2
+ t0 = 2s
+ v0(t − t0) = t ⇒ v0 = 1 m/s
⇒ Phương án D – đúng
Các phương án A, B, C - sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
A – chuyển động tròn đều
B – chuyển động nhanh dần đều (do đây là chuyển động rơi tự do)
C, D – không phải là chyển động nhanh dần đều, do chuyển động chịu lực cản của không khí.
Đáp án: B
Câu 4: Giả sử giọt thứ nhất rơi trước giọt thứ 2, khi đó ta có sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s thì giọt thứ nhất rơi được 2s.
Vậy khoảng cách giữa chúng khi giọt thứ 2 rơi được 1s là:
Đáp án: C
Câu 5:
A - sai vì tần số là số vòng mà vật đi được trong 1 giây
B - sai vì
C - sai vì đơn vị của tần số là Hz hay s-1
D - đúng
Đáp án: D
Câu 6:
Gọi: thuyền ứng với số 1, dòng nước ứng với số 2, bờ sông ứng với sô 3.
=> Vận tốc của thuyền so với dòng nước là v1,2
=> Vận tốc của dòng nước so với bờ: v2,3
=> Vận tốc của thuyền so với bờ: v1,3
Thuyền tắt máy trôi theo dòng tương đương thuyền chuyển động với vận tốc v2,3
- Khi thuyền ngược dòng: (1)
- Khi xuôi dòng: (2)
Từ (1) và (2) =>
=> Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến A đến bến B mất thời gian:
Đáp án: C
Câu 7: Ta có:
+ Giá trị trung bình: d = 1,245m
+ Sai số ngẫu nhiên:
+ Sai số hệ thống: Δd′ = 1mm = 0,001m
=> Sai số của phép đo:
=> Kết quả của phép đo: d = (1,245 ± 0,001)m
Đáp án: B
Câu 8:
Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Đáp án: C
Câu 9:
Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:
Đáp án: D
Câu 10:
Ta có: như vậy khi vật càng lên cao thì h càng lớn làm cho tốc rơi tự do càng nhỏ.
Đáp án: A
Câu 11:
A- Sai vì: lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
B - Đúng.
C - Sai vì: độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi.
D - Sai vì: Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật biến dạng
Đáp án: B
Câu 12:
Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc vì vậy hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc không đổi nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên.
Đáp án: D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
+ Các lực tác dụng lên xe gồm: Lực kéo , lực ma sát , trọng lực , phản lực
+ Áp dụng định luật II-Niutơn, ta có:
Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động
Chiếu theo các phương ta được:
- Theo phương Oy: P = N
- Theo phương Ox: F = Fms - ma
⇒ F = ma + Fms = ma + μN
⇒ F = ma + μmg = 5000.0,3 + 0,02.10.5000 = 2500N
Bài 2: Ta có:
Lực đàn hồi của lò xo đóng vai trò là lực hướng tâm:
Khi trục Δ quay thì lò xo dãn một đoạn Δl
⇒ Fht = Fdh ⇔ mω2 (l0 + Δl) = kΔl
⇒ Δl(k - mω2) = mω2l0
Bài 3:
Momen của ngẫu lực: M = F.d = F.AB = 1.0,045 = 0,045 (N.m).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chọn phương án đúng.
A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động
B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo
C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động
D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo
Câu 2: Một ca-nô rời bến chuyển động thẳng đều. Đầu tiên, ca-nô chạy theo hướng nam bắc trong thời gian 2 phút 40 giây rồi tức thì rẽ sang hướng đông tây và chạy thêm 2 phút với vận tốc như trước và dừng lại. Khoảng cách từ nơi xuất phát tới nơi dừng lại là 1km. Vận tốc của ca-nô là:
A. 24m/s
B. 16km/h
C. 9m/s
D. 18km/h
Câu 3: Quãng đường của vật rơi tự do tỉ lệ với thời gian theo
A. hàm bậc 2
B. hàm bậc nhất
C. không phụ thuộc vào thời gian
D. hàm căn bậc 2
Câu 4: Một vật rơi từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2
Tìm quãng đường vật rơi sau 2s
A. 4,5m
B. 10m
C. 15m
D. 20m
Câu 5: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?
Câu 6: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước từ A đến B mất 6 giờ, xuôi dòng mất 4 giờ. Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến A đến bến B mất mấy giờ?
A. 6 giờ
B. 3 giờ
C. 12 giờ
D. 24 giờ
Câu 7: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:
A. Thước mét
B. Lực kế
C. Đồng hồ
D. Cân
Câu 8: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có đặc điểm:
A. Có độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực thành phần.
B. Có hướng cùng hướng với hai lực thành phần.
C. Có điểm đặt trùng với điểm đồng quy của hai lực thành phần.
D. Có phương trùng với phương hai lực thành phần.
Câu 9: Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực?
A. Là cặp lực cân bằng.
B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 10: Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Gọi M là khối lượng Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn và R là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:
Câu 11: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi?
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng
B. Luôn là lực kéo
C. Tỉ lệ với độ biến dạng
D. Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng
Câu 12: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì:
A. Phản lực
B. Quán tính
C. Lực ma sát
D. Lực tác dụng ban đầu
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Một xe điện đang chạy với vận tốc v0 = 36km/h thì hãm phanh đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm phanh, xe điện còn đi được bao xa nữa thì dừng hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Cho g = 9,8m/s2.
Bài 2: (3 điểm) Một người buộc một hòn đá khối lượng 400g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 50cm với tốc độ góc không đổi 8rad/s. Lấy g = 10m/s2. Lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo là:
Bài 3: (2 điểm) Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B. Tính momen của ngẫu lực?
----------HẾT---------
Đáp án đề số 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Ta có: Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường này gọi là quỹ đạo của chuyển động.
=> Phương án C – đúng.
Đáp án: C
Câu 2:
Đổi đơn vị, ta có: 2 phút 40 giây = 160s; 2 phút = 120s
1km=1000m
Gọi A - điểm xuất phát; B- điểm bắt đầu rẽ, C- điểm dừng lại của ca-nô
Ta có:
AC2 = AB2 + BC2 = (vt1)2 + (vt2)2
Đáp án: D
Câu 3:
Ta có quãng đường của vật rơi tự do:
(tỉ lệ với thời gian t theo hàm bậc 2)
Đáp án: A
Câu 4:
Ta có: Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là
=> Sau 2(s) quãng đường vật đi được là:
Đáp án: D
Câu 5: Ta có:
+ Vận tốc dài và tốc độ góc:
+ Tốc độ góc:
+ Chu kì và tần số:
Từ đây, ta suy ra các phương án A sai
Câu 6: Ta có:
+ Thuyền (1) + Dòng nước (2) + Bờ sông (3)
+ Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): v12
+ Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): v23
+ Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): v13
Thuyền tắt máy trôi theo dòng tương đương thuyền chuyển động với vận tốc v23
- Khi thuyền ngược dòng: v13 = v12 - v23
Khi xuôi dòng: v13' = v12 + v23
- Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian đi ngược dòng và đi xuôi dòng của thuyền, ta có:
Lấy (1) - (2) = 2v23 =
=> Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến AA đến bến BB mất thời gian:
Đáp án: D
Câu 7:
Ta có:
+ Thước mét - đo chiều dài
+ Lực kế - đo lực
+ Đồng hồ - đo thời gian
+ Cân - đo khối lượng
=> Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là lực kế
Đáp án: B
Câu 8:
A, B, D – sai vì còn phụ thuộc vào hướng của 2 lực thành phần
C - đúng
Đáp án: C
Câu 9:
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực:
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Đáp án: D
Câu 10:
Gia tốc rơi tự do:
Đáp án: A
Câu 11:
A, C, D - đúng
B - sai vì lực đàn hồi có khi là lực kéo, lực nén
Đáp án: B
Câu 12:
Ta có, lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật
=> Vật chuyển động chậm dần vì lực ma sát.
Đáp án: C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1:
- Khi xe trượt trên đường ray, có 3 lực tác dụng lên xe:
+ Trọng lực:
+ Lực của đường ray:
+ Lực ma sát trượt:
- Theo định luật II Niutơn:
Mà:
Nên: (*)
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
-Fmst = ma ⇔ -μtmg = ma => a = -μtg = -0,2.9,8 = -1,96 m/s2
- Quãng đường xe đi thêm được:
Bài 2: Khi hòn đá ở điểm thấp nhất của quỹ đạo thì trọng lượng và lực căng dây đóng vai trò là lực hướng tâm.
Fht = P - T => T = Fht + P = mω2r + mg
T = 0,4.82.0,5 + 0,4.10 = 16,8N
Bài 3:
Momen của ngẫu lực: M’ = F.BI với BI = AB.cosα = 4,5.10-2.cos30o = 0,039(m)
=> M’ = 1. 0,039 = 0,039 (N.m).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 2: Một ô-tô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trên đoạn đường cách bến xe 4km theo hướng ra xa bến xe. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ô-tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 60t (km/h)
B. x = 4 − 60t (km/h)
C. x = 4 + 60t (km/h)
D. x = −4 + 60t (km/h)
Câu 3: Chuyển động rơi tự do là:
A. là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực có giá trị nhỏ nhất
B. là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực lớn nhất
C. là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
D. là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi
Câu 4: Tìm câu sai. Trong chuyển động tròn đều thì:
A. mọi điểm trên bán kính của chất điểm đều có cùng một tốc độ góc.
B. tốc độ dài của chất điểm là không đổi.
C. mọi điểm trên cùng một bán kính có tốc độ dài khác nhau.
D. vectơ vận tốc của chất điểm là không đổi.
Câu 5: Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy:
A. Mặt Trời đứng yên và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng đứng yên và Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất đứng yên
Câu 6: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7N và 13N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?
A. 7N
B. 13N
C. 20N
D. 22N
Câu 8: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Vật rơi tự do.
B. Vật rơi trong không khí.
C. Chiếc bè trôi trên sông.
D. Giũ quần áo cho sạch bụi.
Câu 9: Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất luôn:
A. cùng phương, cùng chiều
B. cùng độ lớn và cùng chiều
C. cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn
D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn
Câu 10: Sự xuất hiện của lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi
A. Lực xuất hiện khi dương cánh cung
B. Lò xo giảm xóc ở xe máy
C. Đệm mút của giường nằm
D. Lực hút của nam châm dính trên bảng từ
Câu 11: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
A. có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động và đủ để thắng lực ma sát.
B. có nội lực tác dụng lên vật. Nội lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
C. có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
D. có nội lực tác dụng lên vật. Nội lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động và đủ để thắng lực ma sát.
Câu 12: Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:
A. Fht = mω2r
B. Fht = mr/ω
C. Fht = ω2r
D. Fht = mω2
Câu 13: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:
Câu 14: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 15: Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì:
A. Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
B. Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
C. Tác dụng của một lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
D. Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
Câu 16: Momen lực có đơn vị là:
A. kg.m/s2
B. N.m
C. kg.m/s
D. N/m
Câu 17: Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D. 11Nm.
Câu 18: Chọn phát biểu đúng. Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm
A. Cao nhất so với các vị trí lân cận
B. Thấp nhất so với các vị trí lân cận
C. Bất kì so với các vị trí lân cận
D. Cao bằng với các vị trí lân cận
Câu 19: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng
Câu 20: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi ?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Từ vị trí A, một vật được ném ngang với tốc độ v0 = 2m/s. Sau đó 1s, tại vị trí B có cùng độ cao với A người ta ném thẳng đứng một vật xuống dưới với tốc độ ban đầu v0’. Biết AB = 6m và hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc v0’ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Bài 2: (3 điểm) Thanh kim loại có chiều dài l, khối lượng m đặt trên bàn nhô ra một đoạn bằng chiều dài thanh. Tác dụng lực có độ lớn 40N hướng xuống thì đầu kia của thanh kim loại bắt đầu nhô lên, lấy g = 10m/s2. Khối lượng của thanh kim loại là?
----------HẾT---------
Đáp án đề số 7
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì:
+ Trái Đất đứng yên còn Mặt Trời chuyển động
+ Mặt Trời quay quanh Trái Đất
Đáp án: B
Câu 2:
Ta có:
+ Chọn bến xe làm mốc, thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian, chiều dương là chiều chuyển động
Vị trí ban đầu của xe là tại B
+ Phương trình chuyển động của xe: x = x0 + vt
Ta có: x0 = 4km; v = 60km/h => x = 4 + 60t(km/h)
Đáp án: C
Câu 3:
Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Đáp án: C
Câu 4:
A, B, C - đúng
D - sai vì véctơ vận tốc luôn thay đổi (thay đổi về hướng)
Đáp án: D
Câu 5: Khi đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy
+ Trái Đất đứng yên
+ Mặt Trăng và Mặt Trời quay quanh Trái Đất
Đáp án: D
Câu 6: Có hai cách để đo các đại lượng vật lí là:
+ Đo trực tiếp: So sánh trực tiếp qua dụng cụ.
+ Đo gián tiếp: Đo một số đại lượng trực tiếp rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức.
Đáp án: B
Câu 7: Ta có, hợp lực F
|F1 - F2| ≤ F ≤ F1 + F2 ⇔ 13 - 7 ≤ F ≤ 13 + 7
⇔ 6N ≤ F ≤ 20N
=> F không thể có giá trị là 22N
Đáp án: D
Câu 8:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
=> Trường hợp “ Giũ quần áo cho sạch bụi” có liên quan đến quán tính.
Đáp án: D
Câu 9:
Ta có: Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối có cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Đáp án: C
Câu 10:
Ta có: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy trong các lực trên sự xuất hiện của lực hút của nam châm dính trên bảng từ không phải là lực đàn hồi.
Đáp án: D
Câu 11:
Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
Đáp án: C
Câu 12:
Lực hướng tâm:
Đáp án: A
Câu 13:
+ Theo phương Ox: vx = v0
+ Theo phương Oy: vy = gt
Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì:
Đáp án: B
Câu 14:
d (cánh tay đòn): là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực
Đáp án: A
Câu 15:
Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
Đáp án: A
Câu 16:
M = Fd
=> Momen lực có đơn vị là: N.m
Đáp án: B
Câu 17:
Ta có, momen của lực: M = F.d = 5,5.2 = 11(N.m)
Đáp án: D
Câu 18:
Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài
Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm thấp nhất so với các vị trí lân cận.
Đáp án: B
Câu 19:
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
Đáp án: C
Câu 20:
A, C, D – đúng
B – sai vì: Giá trị của lực đàn hồi có giới hạn
Đáp án: B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1: Chọn gốc thời gian là lúc ném vật nằm ngang
Phương trình chuyển động của vật ném ngang theo phương Ox: x = v0
Phương trình chuyển động của vật ném ngang theo phương Oy: y1 = gt2
Phương trình chuyển động của vật được ném thẳng đứng: y2 = v0(t + 1) - g(t + 1)2
Phương trình chuyển động của vật được ném thẳng đứng: y2 = v0(t + 1) - g(t + 1)2
Hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động:
Bài 2:
Ta có:
Tâm quay O, lực F làm vật quay theo chiều kim đồng hồ trọng lực P làm vật quay ngược nhiều kim đồng hồ
Mặt khác: AG = GB = AB = 2OB => OB = OG = AB
+ Thanh cân bằng, áp dụng quy tắc momen, ta có:
MF = MP ⇔ F.OB = P.OG
⇔ F = mg ⇔ 40 = m.10 => m = 4kg
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
B. Vị trí giữa xe và người đó thay đổi.
C. Bánh xe quay tròn.
D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
Câu 2: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 30km với tốc độ trung bình là 45km/h, trên đoạn đường 20km tiếp theo với tốc độ trung bình là 50km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 50km này là:
A. 23,5 km/h.
B. 47 km/h.
C. 47,5 km/h.
D. 46,875 km/h.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?
A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 4: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180m. Tính thời gian rơi và độ cao buông vật?
A. 10s; 500m
B. 5s; 500m
C. 12s; 600m
D. 6s; 600m
Câu 5: Cho chuyển động tròn đều với chu kì T, bán kính quĩ đạo r. Biểu thức của gia tốc hướng tâm của vật là:
Câu 6: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, vận tốc của dòng nước 3,6km/h. Tính chiều dài từ A đến B biết thuyền xuôi dòng mất 2,5 giờ và ngược dòng mất 4 giờ trên cùng đoạn đường AB?
A. 30km
B. 60km
C. 48km
D. 50km
Câu 7: Đâu là cách viết kết quả đo đúng:
Câu 8: Hai lực đồng quy hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
Câu 9: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 10: Gia tốc của vật càng lên cao thì:
A. không thay đổi
B. giảm rồi tăng
C. càng tăng
D. càng giảm
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Húc?
A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật đàn hồi
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ nghịch với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ thuận với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi
D. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật đàn hồi
Câu 12: Một vật có trọng lượng N trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 10-6. Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
Câu 13: Chọn phát biểu sai:
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu hình vòng cung, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 14: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là v0 = 20m/s từ độ cao 45m. Hỏi tầm bay xa theo phương ngang của quả bóng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.
A. 30m
B. 45m
C. 90m
D. 60m
Câu 15: Một vật chịu tác dụng của hai lực ; lực nằm ngang hướng sang phải, độ lớn 10N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực có đặc điểm là:
A. cùng giá, cùng chiều với , có độ lớn 10N
B. thẳng đứng, hướng sang trái, có độ lớn 10N
C. nằm ngang, hướng sang phải, độ lớn 10N
D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10N
Câu 16: Đơn vị của ngẫu lực là
A. N
B. kg/m
C. N.m
D. N/m
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại?
Bài 2: (3 điểm) Một thanh gỗ nặng 12kg dài 1,5m, một đầu được gắn cố định đi qua điểm A, thanh gỗ có thể quay xung quanh trục đi qua A, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với phương ngang một góc . Biết trọng tâm của thanh gỗ cách đầu A khoảng 50cm. Tính lực căng của sợi dây? Lấy g = 10m/s2
----------HẾT---------
Đáp án đề số 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Để biết một vật chuyển động hay đứng yên trong Vật lí ta dựa vào sự thay đổi vị trí của vật.
Vị trí giữa xe và người đó thay đổi => xe chuyển đang chuyển động.
Đáp án: B
Câu 2:
Ta có:
+ Thời gian xe đi hết quãng đường đầu là:
+ Thời gian xe đi hết quãng đường sau là:
+ Thời gian chuyển động trên đoạn đường 40km:
⇒ Tốc độ trung bình
Đáp án: D
Câu 3:
A – sai vì: Khi không có sức cản, các vật nặng nhẹ đều rơi như nhau
B – đúng
C – sai vì: Các vật rơi tự do với gia tốc như nhau
D – sai vì: Vận tốc của vật chạm đất phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi
Đáp án: B
Câu 4:
+ Trong 2(s) cuối cùng quãng đường vật đi được là 180m, ta có:
=> t2 - (t - 2)2 = 36 => 4t - 4 = 36 => t = 10(s)
+ Độ cao buông vật là:
Đáp án: A
Câu 5: Ta có:
+ Gia tốc hướng tâm:
+ Mặt khác, vận tốc dài: v=ωr
+ Tốc độ góc:
Ta suy ra:
Đáp án: A
Câu 6: Ta có:
+ Thuyền (1)
+ Dòng nước (2)
+ Bờ sông (3)
+ Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): v12
+ Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): v23
+ Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): v13
- Khi xuôi dòng: v13' = v12 + v23
Khi thuyền ngược dòng: v13 = v12 - v23
- Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian đi xuôi dòng và đi ngược dòng của thuyền, ta có:
Từ (1) và (2), ta suy ra:
Thế vào (1), ta được: AB = 2,5(v12 + v23) = 2,5(15,6 + 3,6) = 48km
Đáp án: C
Câu 7:
Cách viết kết quả đo đúng là:
Đáp án: C
Câu 8:
Đáp án: D
Câu 9:
A – sai, vì không có lực tác dụng vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B – sai, khi ngừng tác dụng lực lên vật nếu vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
C – đúng
D – sai vì trong trường hợp chỉ có lực ma sát tác dụng lên vật, thì vật sẽ chuyển động chậm dần.
Đáp án: C
Câu 10:
Ta có: như vậy khi vật càng lên cao thì h càng lớn làm cho tốc rơi tự do càng nhỏ.
Đáp án: D
Câu 11:
Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo Fdh = k|Δl|
Đáp án: A
Câu 12:
Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là: Fmst = μtN
Đáp án: A
Câu 13:
A, C, D - đúng
B - sai vì: khi xe chuyển động vào một đoạn đường cong tổng hợp lực của lực ma sát và trọng lực là lực đóng vai trò hướng tâm.
Đáp án: B
Câu 14:
Ta có, tầm xa của vật ném ngang:
Đáp án: D
Câu 15:
Ta có, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực là hai lực đó phải trực đối:
Ta suy ra: hai lực đó phải cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn
Vì vậy để vật ở trạng thái cân bằng thì lực có đặc điểm là: cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10N
Đáp án: D
Câu 16:
Đơn vị của ngẫu lực là N.m
Đáp án C
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: Lực ma sát tác dụng lên vật là: Fms = μN = μmg = 0,1.m.10 = mN
Sử dụng định luật II - Niutơn:
Fms = F ⇔ ma = m (N)
=> a = 1m/s2
Ta có:
Bài 2:
+ Áp dụng quy tắc momen, ta có: MT = MP
+ Mặt khác:
Ta suy ra:
T.AB.cosα = P.AG.cosα
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Vật lí lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Một ôtô chở khách chạy trên đường. Hãy làm rõ vật làm mốc khi nói ôtô đang đứng yên
A. Đường
B. Ôtô
C. Hành khách
D. Không vật nào
Câu 2: Một ô-tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 40km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 60km/h. Tốc độ trung bình của ô-tô trên cả đoạn đường là
Câu 3: Chọn phương án sai. Chuyển động rơi tự do có:
A. phương thẳng đứng
B. chiều từ trên xuống dưới
C. là chuyển động thẳng chậm dần đều
D. chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Câu 4: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất. Lấy g = 10m/s2
A. 4s
B. 3s
C. 5s
D. 9s
Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Trong các chuyển động tròn đều:
A. chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn, thì có tốc độ góc lớn hơn.
B. chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn, thì có tốc độ góc lớn hơn
C. chuyển động nào có tần số lớn hơn, thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
D. có cùng chu kì, thì chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc lớn hơn.
Câu 6: Một hành khách ngồi trên toa xe lửa đang chuyển động với vận tốc 15m/s quan sát qua khe cửa thấy một đoàn tàu khác chạy cùng chiều trên đường sắt bên cạnh (coi xe lửa chạy nhanh hơn đoàn tàu). Từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất hết 8s. Đoàn tàu người ấy quan sát gồm 20 toa, mỗi toa dài 4m. Tính vận tốc của đoàn tàu?
A. 5m/s
B. 10m/s
C. 15m/s
D. 12,5m/s
Câu 7: Chọn phát biểu đúng. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là:
A. Chiều dài: km (kilômét)
B. Khối lượng: g (gam)
C. Nhiệt độ: oC (độ C)
D. Thời gian: s (giây)
Câu 8: Trạng thái nào sau đây không phải là trạng thái cân bằng của chất điểm.
A. Chuyển động thẳng đều
B. Không có lực nào tác dụng
C. Chịu tác dụng của những lực cân bằng
D. Chuyển động chậm dần đều
Câu 9: Hai lực trực đối cân bằng là:
A. tác dụng vào cùng một vật
B. không bằng nhau về độ lớn
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
D. có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Câu 10: Chọn phương án đúng:
A. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
B. Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
C. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.
D. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Câu 11: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng
B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng
Câu 12: Lực ma sát trượt xuất hiện:
A. ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
B. ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
C. khi hai vật đặt gần nhau.
D. khi có hai vật ở cạnh nhau.
Câu 13: Biểu thức nào sau đây xác định lực hướng tâm tác dụng vào vật:
Câu 14: Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả còn bi B được ném ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào sau đây đúng.
A. Chưa đủ thông tin trả lời
B. A chạm đất sau B
C. Cả hai chạm đất cùng lúc
D. A chạm đất trước B
Câu 15: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó
A. không đổi
B. giảm dần
C. tăng dần
D. bằng 0
Câu 16: Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải
A. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
D. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
Câu 17: Momen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?
A. Tác dụng kéo của lực.
B. Tác dụng làm quay của lực.
C. Tác dụng uốn của lực.
D. Tác dụng nén của lực.
Câu 18: Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D. 11Nm.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng.
Cân bằng bền là loại cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu
A. Vật có không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu.
B. Vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.
C. Vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu nhưng cần đến tác nhân bên ngoài.
D. Vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài.
Câu 20: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. Khối lượng của vật.
B. Hình dạng và kích thước của vật.
C. Tốc độ góc của vật.
D. Vị trí của trục quay.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Từ vị trí A, một vật được ném ngang với tốc độ v0 = 2m/s. Sau đó 1s, tại vị trí B có cùng độ cao với A người ta ném thẳng đứng một vật xuống dưới với tốc độ ban đầu v0’. Biết AB = 6m và hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc v0’ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Bài 2: (3 điểm) Một thanh AB dài 1m khối lượng 5kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60cm) một vật có khối lượng 10kg. Lực nén lên hai giá đỡ là? Lấy g = 10m/s2.
----------HẾT---------
Đáp án đề số 9
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Để nhận biết một vật đang đứng yên hay chuyển động trong Vật lí ta dựa vào vật đó có sự thay đổi vị trí so với vật mốc hay không.
Khi nói ôtô đang đứng yên thì vật mốc là hành khách, vì theo thời gian vị trí của xe và hành khách không thay đổi.
Đáp án: C
Câu 2:
Ta có:
Tốc độ trung bình của ô-tô trên cả đoạn đường:
Đáp án: B
Câu 3:
A, B, D - đúng
C – sai vì: Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
Đáp án: C
Câu 4: Chọn gốc tọa độ tại vị trí ban đầu của vật, ta có:
Thời gian rơi của vật:
Đáp án: A
Câu 5:
Ta có: Tốc độ góc:
Tốc độ góc tỉ lệ thuận với tần số và tỉ lệ nghịch với chu kì
=> Chuyển động nào có chu kì nhỏ hay tần số lớn thì tốc độ góc lớn và ngược lại, chuyển động nào có chu kì lớn hay tần số nhỏ thì tốc độ góc nhỏ.
Đáp án: A
Câu 6:
Gọi xe lửa ứng với số 1, tàu ứng với số 2, mặt đường ứng với số 3
Ta có:
+ Vận tốc của xe lửa so với đường: v13 = 15m/s
+ Vận tốc của tàu so với đường: v23 = ?
+ Vận tốc của xe lửa so với tàu: v12
Lại có: Từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất hết 8s
⇒ v12 .t = 20.4 = 80 (m)
⇒ v12 = 80 : 8 = 10 (m/s)
Mặt khác, vận tốc của xe lửa so với đường: v13 = v12 + v23
⇒ Vận tốc của tàu so với đường v23 = v13 – v12 = 15 – 10 = 5m/s
Đáp án: A
Câu 7:
A - sai vì: trong hệ đơn vị SI, chiều dài có đơn vị là mét (m)
B - sai vì: trong hệ đơn vị SI, khối lượng có đơn vị là kilôgam (kg)
C - sai vì: trong hệ đơn vị SI, nhiệt độ có đơn vị là độ Kevin (K)
D - đúng
Đáp án: D
Câu 8:
Ta có: Hợp của tất cả các lực tác lên vật gọi là cân bằng khi các lực tác dụng lên nó bằng
A, B, C – là trạng thái cân bằng của chất điểm
D – không là trạng thái cân bằng của chất điểm do có lực tác dụng lên vật khác không.
Đáp án: D
Câu 9:
Hai lực trực đối cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Đáp án: D
Câu 10:
Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuần với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Đáp án: D
Câu 11:
Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp là lực đàn hồi
Đáp án: C
Câu 12: Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
Đáp án: B
Câu 13:
Lực hướng tâm:
Đáp án: D
Câu 14:
Ta có:
+ Vật rơi tự do:
+ Thời gian vật ném ngang chạm đất:
Ta thấy hai khoảng thời gian trên bằng nhau
=> Hai viên bi chạm đất cùng lúc
Đáp án: C
Câu 15:
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là: Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối:
Vì vậy ở trạng thái cân bằng gia tốc của nó bằng 0.
Đáp án: D
Câu 16: Ta có, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực là hai lực đó phải trực đối:
Ta suy ra: hai lực đó phải cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn
Đáp án: C
Câu 17:
Xét một lực nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.
Đáp án: B
Câu 18:
Ta có, momen của lực: M = F.d = 5,5.2 = 11(N.m)
Đáp án: D
Câu 19:
Cân bằng bền là cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài
Đáp án: D
Câu 20:
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục chỉ phụ thuộc vào: khối lượng của vật, hình dạng và kích thước của vật và vị trí trục quay.
Đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1: Chọn gốc thời gian là lúc ném vật nằm ngang
Phương trình chuyển động của vật ném ngang theo phương Ox: x = v0.t
Phương trình chuyển động của vật ném ngang theo phương Oy: y1 = gt2
Phương trình chuyển động của vật được ném thẳng đứng: y2 = v0(t + 1) - g(t + 1)2
Hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động:
Bài 2:
Phân tích các lực tác dụng lên thanh như hình.
Ta có: F1 + F2 = P1 + P2 = 150 (1)
Gọi d1, d2 là khoảng cách từ các lực , tới vị trí trọng tâm mới của vật:
Ta có: d1 + d2 = 10cm (2)
Lại có: (3)
Từ (2) và (3) ta suy ra:
⇒ Khoảng cách từ các lực đến trọng tâm mới của vật là
=> 17F1 = 13F2
Từ (1) và (4) ta suy ra: