Top 100 Đề thi Hoá học 11 Cánh diều (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 Đề thi Hoá học 11 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Hoá học 11.
Đề thi Hoá học 11 Cánh diều (có đáp án)
Xem thử đề thi GK1 Hóa 11 Xem thử đề thi CK1 Hóa 11 Xem thử đề thi GK2 Hóa 11
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Hoá học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 1 Cánh diều
Đề thi Hoá học 11 Học kì 1 Cánh diều
Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 2 Cánh diều
Đề thi Hoá học 11 Học kì 2 Cánh diều
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. xảy ra hoàn toàn.
C. xảy ra chậm.
D. luôn có nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm.
Câu 2: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là
A. cân bằng tĩnh.
B. cân bằng động.
C. cân bằng bền.
D. cân bằng không bền.
Câu 3: Giá trị hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Chất xúc tác.
Câu 4: Cho cân bằng hoá học sau:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) < 0
Yếu tố không làm cân bằng trên chuyển dịch là
A. áp suất chung của hệ.
B. nồng độ khí NH3.
C. nồng độ khí H2.
D. chất xúc tác.
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình của phản ứng thuận nghịch?
A. KOH + HCl → KCl + H2O.
B. Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO.
C. AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
D. S + Fe FeS.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch C6H12O6 (glucose).
Câu 7: Sự điện li là quá trình
A. phân li các chất khi tan trong nước thành các phân tử nhỏ hơn.
B. hòa tan các chất trong nước.
C. phân li các chất khi tan trong nước thành các ion.
D. phân li các chất khi tan trong nước thành các chất đơn giản.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. HNO3.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. HClO.
Câu 9: Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì base là chất
A. cho proton.
B. tan trong nước phân li ra H+.
C. nhận proton.
D. tan trong nước phân li ra OH−.
Câu 10: Môi trường acid là môi trường có
A. [H+] < [OH−].
B. pH = 7.
C. [H+] = [OH-].
D. pH < 7.
Câu 11: Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g)
Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là
A. KC =
B. KC =
C. KC =
D. KC =
Câu 12: Cho cân bằng hóa học:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) < 0
Biện pháp nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận?
A. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
B. Giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. Giảm áp suất của hệ phản ứng.
D. Thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.
Câu 13: Cho các cân bằng hoá học sau:
(1) N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g)
(2) H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g)
(3) 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
(4) 2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
Khi thay đổi áp suất, số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Cho phương trình hoá học: CH3COOH + H2O CH3COO− + H3O+
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
A. CH3COOH.
B. H2O.
C. CH3COO−.
D. H3O+.
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
A. NaCl.
B. HCl.
C. KOH.
D. HNO3.
Câu 16: pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?
A. Dung dịch HCl 0,1M.
B. Dung dịch CH3COOH 0,1M.
C. Dung dịch NaCl 0,1M.
D. Dung dịch NaOH 0,01M.
Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của nitrogen?
A. Bảo quản mẫu vật phẩm trong y học.
B. Tạo khí quyển trơ.
C. Bảo quản thực phẩm.
D. Sản xuất phân lân.
Câu 18: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. Oxygen.
B. Nitrogen dioxide.
C. Carbon dioxide.
D. Nitrogen.
Câu 19: Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 20: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4.
B. NH4HCO3.
C. CaCO3.
D. NH4NO2.
Câu 21: Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong hợp chất HNO3 là
A. +5.
B. +2.
C. +4.
D. −2.
Câu 22: Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng do có
A. tính oxi hoá mạnh.
B. tính khử.
C. tính acid mạnh.
D. tính khử và tính axit mạnh.
Câu 23: Ở nhiệt độ cao, nitrogen thể hiện tính khử khi phản ứng với đơn chất nào sau đây?
A. Magnesium.
B. Oxygen.
C. Calcium.
D. Hydrogen.
Câu 24: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền.
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 25: Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây?
A. NH3 + HNO3 → NH4NO3.
B. NH4Cl NH3 + HCl.
C. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.
D. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 2N2↑ + 3H2O.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước.
B. Dung dịch muối ammonium phân li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành ammonia và acid tương ứng.
D. Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng ammonia.
Câu 27: Khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí?
A. N2.
B. NH3.
C. O2.
D. NO2.
Câu 28: Nitric acid thể hiện tính axit khi phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2.
B. Cu.
C. P.
D. Fe2O3.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Trong dung dịch muối CoCl2 (màu hồng) tồn tại cân bằng hoá học sau:
< 0
màu hồng màu xanh
Dự đoán sự biến đổi màu sắc của ống nghiệm đựng dung dịch CoCl2 trong các trường hợp sau:
a) Thêm từ từ HCl đặc.
b) Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Câu 30 (1,0 điểm): Hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
Câu 31 (1,0 điểm): Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Xác định hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 2. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Chất xúc tác.
D. Áp suất.
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. O2.
B. KNO3.
C. CuO.
D. CH4.
Câu 4. Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001 M là
A. 3.
B. 11.
C. 12.
D. 2.
Câu 5. Trong khí quyển, khí nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A. 20%.
B. 21%.
C. 1%.
D. 78%.
Câu 6. Vai trò của NH3 trong phản ứng là
A. chất khử.
B. acid.
C. chất oxi hóa.
D. base.
Câu 7. Thành phần chính của thạch cao là
A. FeS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 8. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 6. Vai trò của NH3 trong phản ứng là
A. chất khử.
B. acid.
C. chất oxi hóa.
D. base.
Câu 7. Thành phần chính của thạch cao là
A. FeS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 8. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là
A. rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước sạch trong ít nhất 20 phút.
B. trung hoà acid bằng NaHCO3.
C. băng bó tạm thời vết bỏng.
D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 10. Chất nào sau đây chủ yếu được dùng làm phân bón, cung cấp đạm cho đất?
A. BaSO4.
B. CaSO4.
C. MgSO4.
D. (NH4)2SO4.
Câu 11. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các........... Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là
A. hợp chất hữu cơ.
B. hợp chất vô cơ.
C. hợp chất thiên nhiên.
D. hợp chất phức.
Câu 12. Xét phản ứng quang hợp:
Chất nào trong phản ứng này thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2.
B. H2O.
C. C6H12O6.
D. O2.
Câu 13. Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước nên sử dụng phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts = 36,1oC), heptane (ts = 98,4oC), octane (ts = 125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh.
B. Chưng cất.
C. Sắc kí.
D. Chiết.
Câu 15. Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm
A. carbon và hydrogen.
B. hydrogen và oxygen.
C. carbon và oxygen.
D. carbon và nitrogen.
Câu 16. Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?
A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật.
B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.
C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau.
D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau.
Câu 17. Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4 (g) ⇌ 2NO2 (g) là :
A. KC = .
B. KC = .
C. KC = .
D. Kết quả khác.
Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là acid theo thuyết Bronsted – Lowry là
A.
B. H2O.
C.
D. OH−.
Câu 19. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?
A. Dung dịch H2SO4 đặc.
B. P2O5 khan.
C. MgO khan.
D. CaO khan.
Câu 20. Trong khí quyển, phản ứng khởi đầu cho quá trình tạo ion nitrate là
A. 2NO + O2 → 2NO2.
B. N2 + 3H2 → 2NH3.
C. N2 + O2 ⇌ 2NO.
D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
Câu 21. Kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Zn.
B. Al.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 22. Ở điều kiện thích hợp, sulfur dioxide đóng vai trò là chất oxi hoá khi tham gia phản ứng với chất nào sau đây?
A. NO2.
B. H2S.
C. NaOH.
D. Ca(OH)2.
Câu 23. Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, ăn mòn nhiều công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Khí nào trong số các khí sau là tác nhân chính tạo ra mưa acid?
A. SO2.
B. H2S.
C. CO2.
D. CO.
Câu 24. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:
Phân tử chất X có chứa nhóm chức?
A. aldehyde.
B. carboxyl.
C. alcohol.
D. amino.
Câu 25. Xét ba yêu cầu: (a) không hoà tan tạp chất; (b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; (c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:
Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là
A. 31.
B. 45.
C. 46.
D. 15.
Câu 27. Công thức nào dưới đây biểu diễn đúng cấu tạo hoá học của chất?
A. Công thức (1).
B. Công thức (2) và công thức (3).
C. Công thức (4).
D. Công thức (1) và công thức (3).
Câu 28. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH3C6H4Cl và C6H5Cl.
B. CH3OH và CH3CH2OH.
C. CH3OCH3 và CH3 CH2OH.
D. C6H5OH và C2H5OH.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
Câu 29. Tiến hành phân tích nguyên tố, người ta xác định được trong thành phần của một mẫu hydrocarbon X chứa 0,72 gam carbon và 0,18 gam hydrogen. Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của X là 30. Xác định công thức phân tử của X.
Câu 30. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C4H10O. Trong các hợp chất này, hãy chỉ ra:
a) Các chất là đồng phân về nhóm chức.
b) Các chất là đồng phân về vị trí nhóm chức.
c) Các chất là đồng phân về mạch carbon.
Câu 31. Đối với môi trường, khí sulfur dioxide là một trong những tác nhân gây mưa acid. Hãy đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Alkane là các hydrocarbon:
A. no, mạch vòng.
B. no, mạch hở.
C. không no, mạch hở.
D. không no, mạch vòng.
Câu 2: Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?
A. C2H6.
B. C3H6.
C. C4H10.
D. C5H12.
Câu 3: Nhóm nguyên tử CH3- có tên là
A. methyl.
B. ethyl.
C. propyl.
D. butyl.
Câu 4: Các alkane không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng cháy.
Câu 5: Hydrocarbon không no là những hidrocarbon trong phân tử có chứa:
A. liên kết đơn.
B. liên kết σ.
C. liên kết bội.
D. vòng benzene.
Câu 6: Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n (n ≥ 3).
D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 7: Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 8: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của ethylene là
A. C2H4.
B. C2H6.
C. CH4.
D. C2H2.
Câu 9: Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì?
A. vàng.
B. trắng.
C. đen.
D. xanh.
Câu 10: Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là
A. 12 và 6.
B. 6 và 6.
C. 6 và 12.
C. 6 và 14.
Câu 11: Công thức của toluene (hay methylbenzene) là
A.
B.
C.
D.
Câu 12: Benzene không làm mất màu dung dịch nước bromine nhưng có thể phản ứng với bromine khan khi có mặt xúc tác iron(III) bromide. Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 13: Tính chất nào không phải của benzene?
A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3).
B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.
D. Tác dụng với Cl2, askt.
Câu 14: Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là
A. C2H7N.
B. C2H6O.
C. CH4.
D. C6H5Br.
Câu 15: Mỗi nguyên tử halogen trong phân tử dẫn xuất halogen của hydrocarbon tạo được bao nhiêu liên kết?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là
A. methyl chloride.
B. phenyl chloride.
C. ethyl chloride.
D. propyl chloride.
Câu 17: Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là
A. bậc I.
B. bậc II.
C. bậc III.
D. bậc IV.
Câu 18: Trong phân tử 2,2,4-trimethylpentane có bao nhiêu nguyên tử hydrogen?
A. 8.
B. 12.
C. 16.
D. 18.
Câu 19: Cho isopentane tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1, số sản phẩm monochloro tối đa thu được là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 20: Nếu muốn phản ứng: CH≡CH + H2 dừng lại ở giai đoạn tạo thành ethylene thì cần sử dụng xúc tác nào dưới đây?
A. H2SO4 đặc.
B. Lindlar.
C. Ni/to.
D. HCl loãng.
Câu 21: Cho phản ứng: HC≡CH + H2O
Sản phẩm của phản ứng trên là
A. CH2=CH-OH.
B. CH3-CH=O.
C. CH2=CH2.
D. CH3-O-CH3.
Câu 22: Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 23: Cho alkyne X tác dụng với H2 dư (xúc tác Lindlar) thu được duy nhất một sản phẩm hữu cơ Y có đồng phân hình học. Khi hydrogen hóa Y thì tạo thành 2-methylpentane. Tên gọi của X là
A. 2-methylpent-1-yne.
B. 2-methylpent-2-yne.
C. 4-methylpent-2-yne.
D. 4-methylpent-1-yne.
Câu 24: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzene?
A. C8H10.
B. C6H8.
C. C8H8.
D. C9H12.
Câu 25: Chất nào sau đây khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng tạo một sản phẩm mononitro hoá duy nhất?
A. Benzene.
B. Toluene.
C. o-xylene.
D. Naphthalene.
Câu 26: Để phân biệt styrene và phenylacetylene chỉ cần dùng chất nào sau đây?
A. Nước bromine.
B. Dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch AgNO3/NH3.
D. Khí oxygen dư.
Câu 27: Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là
A. 2-methylbut-2-ene.
B. 3-methylbut-2-ene.
C. 3-methylbut-3-ene.
D. 2-methylbut-3-ene.
Câu 28: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzene X Y Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính).
Tên gọi của Y, Z lần lượt là
A. 1-bromo-1-phenyletane và styren.
B. benzyl bromide và toluene.
C. 1-bromo-2-phenyletane và styren.
D. 2-bromo-1-phenylbenzene và styren.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm):
a. Viết công thức cấu tạo của các alkane có tên gọi sau: Pentane; 2-methylbutane (isopentane) và 2,2-dimethylpropane (neopentane).
b. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của alkane X. Biết alkane X có tỉ khối hơi so với hydrogen là 36, khi X thế chlorine (askt) thu được 4 sản phẩm thế monochloro.
Câu 30 (1 điểm): 2,4,6-trinitrotoluene được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT.
(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế 2,4,6-trinitrotoluene từ toluene và nitric acid (xúc tác sulfuric acid đặc).
(b) Từ 1 tấn toluene có thể điều chế được bao nhiêu kg 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%?
Câu 31 (1 điểm): Các chất như 2,4 – dichlorophenoxyacetic (2,4 – D) và 2,4,5 – trichlorophenoxyacetic (2,4,5 – T) ở nồng độ thấp (vài phần triệu) có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật; ở nồng độ cao có tác dụng diệt cỏ, dùng làm chất diệt cỏ, phát quang rừng rậm. Tuy nhiên, các chất này tồn dư ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
- Em hãy chỉ ra những ảnh hưởng của sự tồn dư thuốc diệt cỏ đối với môi trường và con người?
- Em hãy đưa ra khuyến nghị với người dân nên sử dung thuốc diệt cỏ như thế nào cho khoa học, an toàn?