Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)
Haylamdo sưu tầm và biên soạn Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4.
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 1)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 2)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 3)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 4)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 5)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 6)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 7)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 8)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 9)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 10)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)
Để mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)
- Đọc đúng, trôi chảy.
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
- Bài đọc: Quê hương
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)
- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?
a. Thành phố.
b. Vùng biển.
c. Miền núi.
d. Các ý trên đều sai.
2. Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?
a. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.
b. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.
c. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.
d. Tất cả các ý trên.
3. Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?
a. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.
b. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.
c. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.
d. Tất cả các ý trên.
4. Những từ nào là danh từ riêng?
a. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.
b. Mẹ, con, núi, sóng biển.
c. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.
d. Tất cả các ý trên.
5. Từ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?
a. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.
b. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
c. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.
d. Tất cả các ý trên.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Chiều trên quê hương
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh
1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm)
A. Vì thấy mình chưa vội lắm.
B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5 điểm)
A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? (0.5 điểm)
A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
B. Vì đã mua được tem thư.
C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm)
A. con nai
B. hẻo lánh
C. lo toan
D. lo ấm
6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm)
A. Bắc Kinh
B. An-đrây-ca
C. Ga-vrốt
D. Cô-péc-Ních
7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.
Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: ……..
8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm)
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Con sẻ
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một loài hoa em thích
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
2. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
3. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
4. (0.5 điểm) A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
5. (0.5 điểm) D. lo ấm
6. (0.5 điểm) D. Cô-péc-Ních
7. (1 điểm)
- Trạng ngữ: Khi mùa hè đến
- Đây là trạng ngữ chỉ thời gian
8. (1 điểm)
Đã sang tháng ba, đồng cỏ // vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
TrN CN VN
9. (1 điểm)
Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về loài hoa mà em yêu thích
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát (0.75 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận của cây hoa (1.25 điểm)
- Công dụng của cây và những việc hằng ngày em thường làm để chăm sóc cây (0.75 điểm)
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với cây
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.
Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.
Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.
Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.
Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0.5 điểm)
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0.5 điểm)
A. Nước có hình chiếc cốc.
B. Nước có hình cái bát.
C. Nước có hình như vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai.
3. Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? (0.5 điểm)
A. Nước không có hình dáng cố định.
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
C. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
4. Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? (0.5 điểm)
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
5. Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm)
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc các mẫu câu trên
6. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0.5 điểm)
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
7. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.” (1 điểm)
8. Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. (1 điểm)
9. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một người bạn trong lớp mà em yêu mến. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Hoa học trò
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả chiếc cặp sách của em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chiếc nón mẹ làm
An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hoàng gia.
Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:
- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta.
An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo choàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười:
- Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?
An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.
Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe.Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé:
- Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn, không tuyệt như khi đội chiếc mũ mẹ làm.
An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.
Sưu tầm
1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm)
A. một chiếc áo mới bằng lụa trắng.
B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía.
C. một sợi dây chuyền bằng vàng.
D. một chiếc nón tự tay mẹ may.
2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm)
A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa .
B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi.
C. Công chúa và nhà vua không thích chiếc nón của An-đrây ca.
D. Có đính một hạt kim cương to trên mũ.
3. Vì sao An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm)
4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm)
5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về bạn ấy. (1 điểm)
6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm)
7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm)
8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà em yêu quý. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Khuất phục tên cướp biển
Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.
Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một đồ dùng học tập của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)
A. Thích chơi hơn thích học.
B. Có hoàn cảnh bất hạnh.
C. Yêu mến cô giáo.
D. Thương chị.
2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)
7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)
8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Thắng biển
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một cây cho bóng mát
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0.5 điểm)
A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.
2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng
3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0.5 điểm)
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” (1.0 điểm)
5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 điểm)
6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (0.5 điểm)
A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 điểm)
8. Đặt một câu theo kiểu câu kể Ai thế nào? Để nói về một người thân của em (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Dù sao thì trái đất vẫn quay!
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một cây ăn quả
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 08 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0, 5 điểm)
A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
B. Lái xe cứu thương.
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0, 5 điểm)
A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.
Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? (0, 5 điểm)
A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.
Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm)
A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.
Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0, 5 điểm)
A. Câu khiến.
B. Câu kể Ai là gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
D. Câu kể Ai làm gì?
Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0, 5 điểm)
A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.
Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm)
Chủ ngữ là:………………..…………………………………………………………
Vị ngữ là:…………………………………………………………………………….
Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Họa sĩ Tô Ngọc Vân). SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 56.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đề bài: Tả cây bóng mát mà em yêu thích nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)
a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)
a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.
Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)
a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.
Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)
a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
b. Vì An cảm động trước câu nói của bố.
c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.
d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.
Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)
Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)
a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.
d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.
Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Bố nói với An:
- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!
a. Đánh dấu phần chú thích.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)
Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Trong hiệu cắt tóc
Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.
(Theo Hồ Lãng)
II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích.
Câu 2. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Sưu tầm)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)
a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)
a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
b. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.
c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
d. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.
Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)
a. Đứng yên không nhúc nhích
b. Dùng hết sức leo lên
c. Cố sức rũ đất cát xuống
d. Kêu gào thảm thiết
Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)
a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.
b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)
Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)
Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)
Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.
Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)
Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.
a. Đánh dấu phần chú thích.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi… Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(Theo A-mi-xi)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :
Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.
D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)
A. Anh cục tẩy, chị bút chì.
B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
C. Anh bút chì, anh thước kẻ.
D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)
Câu 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)
A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.
B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:
- Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.
Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)
a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.
b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.
Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)
Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.
Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)
a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.
b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Chàng Rô-bin-sơn
Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô-bin-sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.
(Theo TRUYỆN ĐỌC LỚP 4)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Hãy tả một đồ vật gắn bó với em.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn