Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
I- Bài tập về đọc hiểu
Chuyện về hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?
a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống
b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt
c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất
Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?
a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới
b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới
c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?
a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.
b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.
c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.
Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công
b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.
c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
(1)….iều….iều, bọn….ẻ….ăn….âu…úng tôi rủ nhau…ơi…..uyền,….ơi….ong …óng , ….ơi….ận giả….ên….iền đê.
(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm….ú tại….ụ sở ủy ban với vị phó….ủ tịch vì đồng ….í công an phụ….ách hộ khẩu bận đi họp.
b) Tiếng có vần ươn hoặc ương
(1) Cá không ăn muối cá………
Con cãi cha mẹ trăm…….con hư.
(2) Lưỡi không….nhiều…….lắt léo.
(3)……………..người như thể …….thân.
Câu 2.
a) Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người:
(1) Thắng không kiêu, bại không nản
(2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(3) Thua keo này, bày keo khác
(4) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
(5) Có công mài sắt, có ngày nên kim.
b) Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau:
(1) Ý kiến của bạn Tuấn quả là…………
(2) Lan là người bạn………của tôi
(3) Nữ Oa……….vá trời.
Câu 3. Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xanh, chậm)
Cách thể hiện mức độ |
xanh |
chậm |
(1) tạo ra từ ghép hoặc từ láy |
…………………. …………………. |
…………………. …………………. |
(2) thêm các từ rất, quá, lắm…. |
…………………. …………………. |
…………………. …………………. |
(3) tạo ra phép so sánh |
…………………. ………………… |
…………………… …………………… |
Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện :
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu hoặc có ước mơ cao đẹp.
Chú ý: Em tự lập dàn ý vào vở để chuẩn bị cho bài kiểm tra về văn kể chuyện ở tuần 12.
Đáp án:
Phần I
1. c
2. a
3. b
(4). a
Phần II
Câu 1. a) (1) Chiều chiều, bọn trẻ chăn trâu chúng tôi rủ nhau chơi chuyền, chơi chong chóng, chơi trận giả trên triền đê.
(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm trú tại trụ sở ủy ban với vị phó chủ tịch vì đồng chí công an phụ trách hộ khẩu bận đi họp.
b) (1) Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
(2) Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
(3) Thương người như thể thương thân.
Câu 2. a) Gạch dưới các câu: (1) ; (3) ; (4) ; (5)
b) Điền từ có tiếng chí: (1) chí lí ; (2) chí thân ; (3) quyết chí
Câu 3. VD:
Cách thể hiện mức độ |
xanh |
chậm |
(1) tạo ra từ ghép hoặc từ láy |
Xanh xanh (hoặc: xanh lè, xanh ngắt..) |
Chầm chậm (hoặc: chậm rì rì) |
(2) thêm các từ rất, quá, lắm |
Rất xanh (hoặc: xanh quá, xanh cực kì…) |
Rất chậm (hoặc: chậm quá, chậm lắm …) |
(3) tạo ra phép so sánh |
Xanh như tàu lá (hoặc: xanh như chàm…) |
Chậm như rùa (hoặc: chậm như sên…) |
Câu 4. VD:
a) (Kết bài mở rộng bằng cách nói lên suy nghĩ về câu chuyện): Cũng là hạt lúa nhưng vì có những sự lựa chọn khác nhau mà kết cục trái ngược nhau. Tôi mong rằng sự lựa chọn của hạt lúa thứ hai sẽ là sự lựa chọn của mỗi chúng ta khi đứng trước “cánh đồng” bao la của cuộc đời này.
b) Em có thể chọn truyện ở SGK hoặc truyện trong sách này như: Phép màu giá bao nhiêu? Một vị bác sĩ, “Ông lão ăn mày” nhân hậu…(hoặc: Ước mơ, Chiếc dù màu đỏ…)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Bài 1: Gạch chân các tính từ trong đoạn thơ sau:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao!
Em mơ làm nắng ấm
đánh thức bao mâm xanh
Vươn lên từ đất mới
Mang cơm no áo lành.
Đoạn trên có:
- Các động từ là :……………................................................................................................
- Các danh từ là :……………................................................................................................
Bài 2: Cho các từ: thoang thoảng, rất, đậm, nở
Điền các từ chỉ mức độ đã cho trên đây vào chỗ trống cho phù hợp:
Ngọc lan là giống hoa ………… quý. Hoa ..........rộ vào mùa hè. Sáng sớm tinh mơ, những nụ lan đã he hé nở, hương lan ………………………………… toả theo làn gió nhẹ. Đến giữa trưa, nắng càng gắt, hương lan càng thơm ……………… Hương toả ngào ngạt khắp cả xóm khiến cho người ngây ngất.
Bài 3: Với mỗi ô trống cho hai ví dụ về các thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm:
Cách thể hiện mức độ |
vàng |
đẹp |
ngoan |
hiền |
Tạo ra các từ ghép |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
Thêm các từ Rấtt, quá, lắm... |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
......................... ......................... |
Bài 4: Viết lại 3 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về ý chí, nghị lực của con người (sự kiên trì, lòng quyết tâm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án:
Bài 1: Gạch chân các tính từ trong đoạn thơ sau:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao!
Em mơ làm nắng ấm
đánh thức bao mầm xanh
Vươn lên từ đất mới
Mang cơm no áo lành.
Đoạn trên có:
- Các danh từ là :Mây, trời, sông, quê, mình, em, nắng, mầm, cơm, áo
- Các động từ là: mơ, bay, đánh thức, vươn, mang.
Bài 2: Cho các từ: thoang thoảng, rất, đậm, nở
Điền các từ chỉ mức độ đã cho trên đây vào chỗ trống cho phù hợp:
Ngọc lan là giống hoa rất quý. Hoa nở rộ vào mùa hè. Sáng sớm tinh mơ, những nụ lan đã he hé nở, hương lan thoang thoảng toả theo làn gió nhẹ. Đến giữa trưa, nắng càng gắt, hương lan càng thơm đậm. Hương toả ngào ngạt khắp cả xóm khiến cho người ngây ngất.
Bài 3: Với mỗi ô trống cho hai ví dụ về các thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm:
Cách thể hiện mức độ |
vàng |
đẹp |
ngoan |
hiền |
Tạo ra các từ ghép |
Vàng hồng Vàng chóe |
Đẹp xinh Đẹp người |
Ngoan hiền Ngoan thảo |
Hiền lành Hiền hòa |
Thêm các từ Rấtt, quá, lắm... |
Rất vàng Quá vàng |
Rất đẹp Hơi đẹp |
Quá ngoan Rất ngoan |
Rất hiền Hơi hiền |
Bài 4: Viết lại 3 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về ý chí, nghị lực của con người (sự kiên trì, lòng quyết tâm)
Có chí thì nên
Có công mài sắt có ngày nên kim
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Ngu Công dời núi
Ngày xưa, ở ...ung Quốc có một cụ già ...ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai ...ái núi Thái Hàng và Vương ốc ...ắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi.
Có người ...ê cười cụ làm vậy uổng công.
Cụ nói: "Ngày nào tôi cũng đào. Tôi ...ết thì con tôi đào. Con tôi ..ết thì ...áu tôi đào. ...áu tôi ...ết thì ...ắt của tôi đào. Họ hàng nhà tôi truyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi ...ẳng thể mọc cao hơn được nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng."
...ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai ...ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hoặc ương:
Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí ..... lên, không bao giờ buồn nản, chán .... trước thất bại. Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương .... Cuộc cạnh tranh với những chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai .... công ti vận tải .... thuỷ chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh .... có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu “bậc anh hùng kinh tế” mà người đương thời khen tặng.
Câu 3. Nối mỗi câu tục ngữ bên A và nghĩa thích hợp bên B
A |
B |
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. |
1) Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng vì từ tay trắng mà làm nên sự nghiêp thì mới giỏi. |
b) Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. |
2) Phải chịu khó mới có thành công. |
c) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. |
3) Đừng sợ thủ thách, khó khăn vì qua thử thách, khó khăn mới biết ai có tài, có đức. |
Câu 4. Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
.....................................................
b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.
.....................................................
c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
.....................................................
d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
.....................................................
e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
.....................................................
Câu 5. Chép lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
Tên truyện |
Đoạn kết bài |
Kiểu kết bài |
Một người chính trực |
.............. |
.............. |
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca |
.............. |
.............. |
Câu 6. Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách khác:
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch
Ngu Công dời núi
Ngày xưa, ở Trung Quốc có một cụ già chín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai trái núi Thái Hàng và Vương ốc chắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi.
Có người chê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói: "Ngày nào tôi cũng đào. Tôi chết thì con tôi đào. Con tôi chết thì cháu tôi đào. Cháu tôi chết thì chắt của tôi đào. Họ hàng nhà tôi truyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi chẳng thể mọc cao hơn được nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng."
Trời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hoặc ương
Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí vươn lên, không bao giờ buồn nản, chán chường trước thất bại. Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương trường. Cuộc cạnh tranh với những chủ tàu người Hoa từ sau ngay khai trương công ti vận tải đường thủy chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh vượng có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu bậc "anh hùng kinh tế" mà người đương thời khen tặng.
Câu 3. Nối mỗi câu tục ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B.
a - 3; b - 1; c - 2
Câu 4. Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.
b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.
Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
Câu 5. Viết lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào?
Tên truyện |
Đoạn kết bài |
Kiểu kết bài |
Một người chính trực |
Tô Hiến Thành tâu : "Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." |
Kết bài không mở rộng. |
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca |
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt, "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít nàm nữa". |
Kết bài không mở rộng. |
Câu 6. Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng:
Truyện: Một người chính trực:
Câu chuyện trên giúp ta hiểu thêm về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành - một con người luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Đáng để chúng ta học tập.
Câu chuyện trên đã nêu tấm gương sáng về sự chính trực, liêm khiết. Tô Hiến Thành mãi là tấm gương cho đời sau.
Truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em, đó là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với chính bản thân.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):
M: chí phải, .............................
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
M: ý chí, .............................
Câu 2. Ghi dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:
☐ Làm việc liên tục, bền bỉ.
☐ Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
☐ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
☐ Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
Câu 3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng)
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu ...... Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không ...... Ở nhà, em tự tập viết bằng chân ...... của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu ...... nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng ...... học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt ...... trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.
Câu 4. Gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (in chữ đậm) trong đoạn văn sau:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.
Câu 5. Viết vào bảng những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của tính chất, đặc điểm:
Tính chất, đặc điểm |
Cách 1 (Tạo từ ghép, từ láy) |
Cách 2 (Thêm rất, quá, lắm) |
Cách 3 (Tạo ra phép so sánh) |
Đỏ |
|||
Cao |
|||
Vui |
Câu 6. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (mỗi từ ngữ đặt một câu).
Câu 7:
Chọn viết theo một trong các đề bài gợi ý sau:
1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Đáp án:
Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):
M : chí phải, chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
M: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
Câu 2. Ghi dấu X vào ô trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:
Chọn: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn.
Câu 3. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng).
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.
Câu 4. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn sau
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Câu 5. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của các tính chất, đặc điểm:
Tính chất, đặc điểm |
Cách 1 (Tạo từ ghép, từ láy) |
Cách 2 (Thêm rất, quá, lắm) |
Cách 3 (Tạo ra phép so sánh) |
Đỏ |
đo đỏ, đỏ rực, đỏ tía, đỏ chót, đỏ chon chót |
rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ |
đỏ nhất, đỏ như son, đỏ như mặt trời, đỏ như máu |
Cao |
cao cao, cao vút, cao vời vợi, cao chót vót |
rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao |
cao nhất, cao như núi, cao hơn |
vui |
vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui mừng |
rất vui, vui quá, vui lắm, quá vui |
vui như tết, vui nhất, vui hơn hết |
Câu 6. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (Mỗi từ ngữ đặt một câu.)
Đỏ:
Trái ớt đỏ chon chót.
Bạn Hương có chiếc áo khoác màu đỏ rực.
Cao:
Mùa thu, bầu trời xanh trong và cao vời vợi.
Tháng này vì cả lớp 4A đồng lòng cố gắng nên điểm thi đua rất cao.
Vui:
Tết đến, trẻ em là những người vui nhất.
Mẹ đi công tác xa về, cả nhà em mừng vui như Tết.
Câu 7:
Đề số 2 – Tham khảo
Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Mình tên là An-đrây-ca, năm nay mình 9 tuổi. Mình sống cùng mẹ. Mình kể một câu chuyện liên quan tới ông của mình, câu chuyện làm mình ân hận mãi.
Mình cần phải nói trước là ông của mình đã mất rồi và cái chết của ông chính là nỗi ân hận của mình.
Hồi đó ông mình rất yếu, ông đã 96 tuổi rồi mà! Có một hôm, ông nói với mẹ mình rằng ông cảm thấy khó thở. Mẹ mình lo lắng, nhưng vì phải ở nhà chăm sóc ông nên mẹ bảo mình đi mua thuốc. Mình đi ngay sau lời mẹ nói, nhưng trên đường đi mình gặp mấy đứa bạn đang chơi đá banh. Các bạn ấy rủ mình nhập cuộc thế là mình quên hết mọi sự. Chơi được một lúc mình mới sực nhớ ra lời mẹ dặn. Mình cố gắng chạy thật nhanh đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Về đến nhà, mình hoảng hốt vô cùng vì thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông mình đã qua đời. Mình cảm thấy hối hận vô cùng vì đã mang thuốc về trễ. Mình bèn kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ mình an ủi rằng đó không phải là lỗi của mình bởi ông mình đã mất từ lúc mình vừa ra khỏi nhà.
Nhưng có lẽ mẹ chỉ an ủi mình nên mới nói thế thôi, vì mẹ sợ mình buồn mà. Cả đêm đó mình không tài nào ngủ được vì ân hận.
Đó chính là câu chuyện của mình. Đến bây giờ mình vẫn còn hối hận vì điều đó. Mình nghĩ nếu mình mang thuốc về kịp thời chắc ông vẫn còn sống thêm được ít năm nữa. Mình mong các bạn đừng bao giờ ham chơi như mình nhé.
Đề số 3 – Tham khảo
Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Tôi là một chủ tàu người Hoa, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế“, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.
Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.
Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.
Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga, khí trời lạnh dưới 40 độ âm, Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé ti bước vào và nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình, Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cùng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
(Theo Giéc-ma-nét-tô)
Chú giải:
- Lê-nin (1870-1924): lãnh tụ Cách mạng tháng Mười Nga, người sáng lập ra Liên Bang Xô viết.
- Mát-xcơ-va: thủ đô nước Nga.
- Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
- Pa-ri: thủ đô nước Pháp.
a) Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để làm gì?
b) Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi viếng Lê-nin?
c) Câu chuyện đã giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc?
A. Đó là một người yêu nước.
B. Đó là một người rất giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
C. Đó là một người rất giản dị.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau:
Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
(Theo Câu chuyện danh nhân)
a. Tìm và gạch dưới các tính từ trong đoạn văn trên.
b. Em hiểu nghĩa của từ mơ mộng là:
Câu 3: Đặt câu với một tính từ mà em vừa tìm được trong câu 2.
Câu 4: Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b. Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.
Câu 5: Tìm phần kết bài của các câu chuyện sau:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 15)
- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 115)
a. Cho biết các kết bài đó được viết theo cách mở rộng hay không mở rộng?
b. Viết đoạn kết bài kiểu mở rộng cho truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Đáp án:
Câu 1:
a. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để nhờ những đồng chí trong đó hướng dẫn Người đi viếng Lê-nin.
b. vì thời tiết ngoài trời đang rất lạnh, trong khi Bác chỉ mặc chiếc áo thu mỏng trên người.
c. Đáp án B.
Câu 2:
a. Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
b. Say mê là theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế.
Câu 3:
- Những câu chuyện lịch sử thầy kể rất bổ ích cho chúng em.
- Ca sĩ nổi tiếng Chipu vừa có buổi biểu diễn ở Sài Gòn tối qua.
Câu 4:
a.
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b.
- Cờ tổ quốc đỏ tươi tung bay trước gió trong ngày khai trường.
- Đây là lần đầu tiên nó được nhìn thấy một bầu trời xanh thẳm như thế.
- Mặt hồ được che phủ bởi màu hoa bèo tím biếc.
Câu 5:
a.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : “Bọn nhện sợ hãi……quang hẳn”: được viết theo kiểu không mở rộng.
- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi : “Chỉ trong mười năm…. Người cùng thời”: được viết theo kiểu mở rộng.
b.
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. Từ đó về sau bọn nhện không còn bắt nạt chị Nhà Trò nữa. Thương tình chị gầy yếu, lâu lâu kiếm được nhiều mồi ngon chúng đều chia sẻ giúp đỡ chị một ít.