Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)


Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Địa Lí 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí lớp 6.

Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 2 : Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 3 : Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên:

A. Một hình tròn

B. Một mặt phẳng thu nhỏ

C. Một quả địa cầu

D. Một hình cầu

Câu 4 : Công việc phải làm khi vẽ bản đồ là:

A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.

B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ.

C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5 : Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Câu 6 : Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:

A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 7 : Một điểm C nằm trên kinh tuyên 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là:

A. 10°B và 120°Đ.

B. 10°N và 120°Đ.

C. 120°Đ và 10°N.

D. 120°Đ và 10°B.

Câu 8 : Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 9 : Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu

A. điểm.

B. đường.

C. diện tích.

D. hình học.

Câu 10 : Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu:

A. diện tích.

B. đường.

C. điểm.

D. khoanh vùng.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?

Câu 2 (3 điểm) :

a) Giải thích tại sao khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

b) Hãy kể 2 cách biểu hiện địa hình trên bản đồ?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Chọn : A

Câu 2 : Vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

Chọn : C

Câu 3 : Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng.

Chọn : B

Câu 4 : Các công việc cần làm khi vẽ bản đồ:

- Xác định nội dung, mục đích vẽ bản đồ.

- Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí (thực địa thu thập thông tin, thông qua ảnh hàng không, ảnh vệ tinh).

- Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ.

Chọn : D

Câu 5 : Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Chọn : D

Câu 6 : Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ bằng 6000 000 (cm) = 60 km trên thực địa.

Chọn : A

Câu 7 : Kinh độ = 120oĐ; vĩ độ = 10oB

Chọn : D

Câu 8 : Phương hướng chính trên bản đồ: có 8 hướng chính. Trong đó, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông.

Chọn : B

Câu 9 : Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Chọn : B

Câu 10 : Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhiệt điện,…

Chọn : C

Tự luận

Câu 1 :

- Khái niệm: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. (0,5 điểm)

- Vai trò của bản đồ:

+ Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...). (1 điểm)

+ Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô của các lục địa trên thế giới. (0,5 điểm)

Câu 2 :

a) Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải. Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào. (1,5 điểm)

b)

- Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ là: Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu và đường đồng mức. (1 điểm)

- Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam (0,5 điểm)

+ Từ 0 - 200m màu xanh lá cây

+ Từ 200 - 500m màu vàng hay hồng nhạt.

+ Từ 500 - 1000m màu đỏ

+ Từ 2000m trở lên màu nâu,...

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 179

B. 182

C. 180

D. 181

Câu 2 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 360

B. 361

C. 362

D. 363

Câu 3 : Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

D. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 4 : Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì:

A. không có sự biến dạng.

B. biến dạng không đáng kể.

C. ít sai số về hình dạng.

D. sự biến dạng càng rõ rệt.

Câu 5 : Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

A. 1:600.000

B. 1:700.000

C. 1:500.000

D. 1:400.000

Câu 6 : Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500

B. 1: 15.000

C. 1: 200.000

D. 1: 1.000.000

Câu 7 : Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi:

A. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải

B. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ

C. Có màu sắc và kí hiệu

D. Có bảng chú giải

Câu 8 : Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 9 : Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố:

A. Kéo dài

B. Tập trung tại một chỗ

C. Phân tán rải rác

D. Tất cả đều đúng

Câu 10 : Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu:

A.Tượng hình

B. Hình học

C. Diện tích

D. Điểm

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Vì sao ta thấy đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp?

Câu 2 (3 điểm) :

a) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 2.000.000 và 1: 6.000.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu Km trên thực địa?

b) Qua sát hình dưới đây, cho biết:

Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 2)

- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Mỗi vĩ tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến.

Chọn : D

Câu 2 : Mỗi kinh tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến.

Chọn : A

Câu 3 : Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng.

Chọn : B

Câu 4 : Sự biến dạng bản đồ: Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng, có loại đúng hình dạng nhưng sai kích thước,…

Chọn : D

Câu 5 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ.

→ tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách thực địa/ Khoảng cách trên bản đồ = 105 00000/15 = 700 00.

Như vậy, tỉ lệ bản đồ là 1:700.000

Chọn : B

Câu 6 : Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Bản đồ thể hiện được vùng đất rộng lớn nhất là bản đồ

Chọn : D

Câu 7 : Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích và bảng chú giải.

Chọn : A

Câu 8 : Phương hướng chính trên bản đồ có 8 hướng chính. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng Bắc.

Chọn : C

Câu 9 : Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, các điểm dân cư, thủ đô,…

Chọn : C

Câu 10 : Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,…

Chọn : C

Tự luận

Câu 1 :

Do Trái Đất hình cầu nên sự uốn cong bề mặt của nó đã ngăn không cho chúng ta nhìn xa quá 1 khoảng cách nhất định. Cũng vì lý do đó cho nên khi càng lên cao, tầm quan sát của mắt người càng lớn. Vì vậy đường chân trời phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp. (2 điểm)

Câu :

a)

- Nếu ti lệ bản đồ: 1:200 000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

5cm X 200000 = 1000000 cm = 10 km. (0,75 điểm)

- Nếu tỉ lệ bản đồ 1:6 000 000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

5cm X 6000000 = 30000000 cm = 300 km. (0,75 điểm)

b)

- Mỗi lát cắt cách nhau 100m. (0,5 điểm)

- Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ta thấy phía sườn Tây (bên trái) dốc hơn sườn Đông (bên phải) bởi vì: Như ta biết các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn. Do đó, giữa hai sườn Tây và Đông rõ ràng ta thấy ở sườn Tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau hơn. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 9

B. Vị trí thứ 7

C. Vị trí thứ 3

D. Vị trí thứ 5

Câu 2 : Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:

A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông

B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây

C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây

D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông

Câu 3 : Vẽ bản đồ là:

A. thể hiện các đối tượng địa lí lên mặt phẳng của giấy.

B. chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy.

C. cách biểu thị bề mặt Trái Đất lên mặt Địa cầu.

D. cách chuyển bề mặt Trái Đất lên tờ giấy.

Câu 4 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho một vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?

A. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ không hợp lý.

B. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí sai.

C. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí không chính xác.

D. Sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau, có sự biến dạng bản đồ.

Câu 5 : Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

A. 1: 7.500

B. 1: 15.000

C. 1: 200.000

D. 1: 1.000.000

Câu 6 : Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 7 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của:

A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.

B. đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

C. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

D. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.

Câu 8 : Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

A. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

B. các đường kinh, vĩ tuyến.

C. mép bên trái tờ bản đồ.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 9 : Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Đường

B. Diện tích

C. Điểm

D. Hình học

Câu 10 : Kí hiệu đường thể hiện:

A. Ranh giới

B. Sân bay

C. Cảng biển

D. Vùng trồng lúa

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Trình bày vị trí, ý nghĩa của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?

Câu 2 (3 điểm) : Kí hiệu bản đồ là gì? Cho biết các loại và phân dạng kí hiệu bản đồ?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh. Tính từ Mặt Trời bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

Chọn : C

Câu 2 : Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ.

Chọn : A

Câu 3 : Vẽ bản đồ: là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất trên mặt phẳng của tờ giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

Chọn : B

Câu 4 : Vẽ bản đồ là chuyển bề mặt cong của Trái Đất ra bề mặt phẳng của giấy. Sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau ⇒ Cho nên các vùng đất vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta có những phương pháp chiếu đồ khác nhau.

Chọn : D

Câu 5 : Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao. Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

Chọn : A

Câu 6 : Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ là tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

Chọn : A

Câu 7 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định: Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

Chọn : B

Câu 8 : Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến: xác định phương hướng dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến. Bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó lần lượt tìm các hướng còn lại.

Chọn : B

Câu 9 : Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu điểm.

Chọn : C

Câu 10 : Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Chọn : A

Tự luận

Câu 1 :

- Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. (1 điểm)

- Ý nghĩa: Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. (1 điểm)

Câu 2 :

* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. (1 điểm)

* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại (1 điểm)

- Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

- Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ

- Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng, đó là Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình. (0,5 điểm)

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước. (0,25 điểm)

- Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ. (0,25 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Kinh tuyến Tây là:

A. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

B. Nằm phía dưới xích đạo.

C. Nằm phía trên xích đạo.

D. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

Câu 2 : Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:

A. Kinh tuyến Đông.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Kinh tuyến Tây.

D. Kinh tuyến 180o.

Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì:

A. Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo.

B. Các đáp án đều đúng.

C. Để xác định vị trí nơi đến.

D. Vạch lộ trình đi trên biển.

Câu 4 : Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lý là cho người sử dụng thấy được:

A. Các loại địa hình, sông ngòi, khí hậu.

B. Các hoạt động sản xuất của con người.

C. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lý trong không gian.

D. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

Câu 5 : Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 3cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km

B. 6km

C. 12km

D. 3km

Câu 6 : Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

A. 200km

B. 300km

C. 400km

D. 500km

Câu 7 : Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 8 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

A. Theo phương hướng trên bản đồ.

B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

D. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

Câu 9 : Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10 : Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:

A. Xem tỉ lệ

B. Đọc bản chú giải

C. Đọc độ cao trên đường đồng mức/p>

D. Tìm phương hướng

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào? Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì?

Câu 2 (3 điểm) : Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.

Chọn : D

Câu 2 : Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.

Chọn : B

Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất mà các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo nên độ chính xác cao,…

Chọn : A

Câu 4 : Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Chọn : C

Câu 5 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn kilômet (km). Khoảng cách thực địa = 3×200 000 = 600 000 (cm) = 6 (km)

Chọn : B

Câu 6 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn kilômet (km). Khoảng cách thực địa = 8×5000 000=40 000 000 (cm) = 400 (km)

Chọn : C

Câu 7 : Phương hướng chính trên bản đồ có 8 hướng chính. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây.

Chọn : A

Câu 8 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

Chọn : D

Câu 9 : Kí hiệu bản đồ gồm có 3 dạng, đó là: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Chọn : B

Câu 10 : Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Chọn : B

Tự luận

Câu 1 :

- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường vĩ tuyến. (0,5 điểm)

- Vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác. (1 điểm)

- Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo. (0,5 điểm)

Câu 2 :

- Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp,… (1 điểm)

- Lần lượt làm các công việc sau:

+ Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ. (0,5 điểm)

+ Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. (0,5 điểm)

+Thu nhỏ khoảng cách. (0,5 điểm)

+ Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. (0,5 điểm)

Xem thêm các đề thi Địa Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: