Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc


Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Địa Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 6.

Bộ đề thi Địa Lí lớp 6 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 179

B. 182

C. 180

D. 181

Câu 2 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 360

B. 361

C. 362

D. 363

Câu 3 : Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

D. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 4 : Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì:

A. không có sự biến dạng.

B. biến dạng không đáng kể.

C. ít sai số về hình dạng.

D. sự biến dạng càng rõ rệt.

Câu 5 : Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

A. 1:600.000

B. 1:700.000

C. 1:500.000

D. 1:400.000

Câu 6 : Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500

B. 1: 15.000

C. 1: 200.000

D. 1: 1.000.000

Câu 7 : Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi:

A. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải

B. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ

C. Có màu sắc và kí hiệu

D. Có bảng chú giải

Câu 8 : Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 9 : Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố:

A. Kéo dài

B. Tập trung tại một chỗ

C. Phân tán rải rác

D. Tất cả đều đúng

Câu 10 : Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu:

A.Tượng hình

B. Hình học

C. Diện tích

D. Điểm

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Vì sao ta thấy đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp?

Câu 2 (3 điểm) :

a) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 2.000.000 và 1: 6.000.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu Km trên thực địa?

b) Qua sát hình dưới đây, cho biết:

Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 2)

- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Mỗi vĩ tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến.

Chọn : D

Câu 2 : Mỗi kinh tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến.

Chọn : A

Câu 3 : Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng.

Chọn : B

Câu 4 : Sự biến dạng bản đồ: Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng, có loại đúng hình dạng nhưng sai kích thước,…

Chọn : D

Câu 5 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ.

→ tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách thực địa/ Khoảng cách trên bản đồ = 105 00000/15 = 700 00.

Như vậy, tỉ lệ bản đồ là 1:700.000

Chọn : B

Câu 6 : Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Bản đồ thể hiện được vùng đất rộng lớn nhất là bản đồ

Chọn : D

Câu 7 : Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích và bảng chú giải.

Chọn : A

Câu 8 : Phương hướng chính trên bản đồ có 8 hướng chính. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng Bắc.

Chọn : C

Câu 9 : Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, các điểm dân cư, thủ đô,…

Chọn : C

Câu 10 : Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,…

Chọn : C

Tự luận

Câu 1 :

Do Trái Đất hình cầu nên sự uốn cong bề mặt của nó đã ngăn không cho chúng ta nhìn xa quá 1 khoảng cách nhất định. Cũng vì lý do đó cho nên khi càng lên cao, tầm quan sát của mắt người càng lớn. Vì vậy đường chân trời phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp. (2 điểm)

Câu :

a)

- Nếu ti lệ bản đồ: 1:200 000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

5cm X 200000 = 1000000 cm = 10 km. (0,75 điểm)

- Nếu tỉ lệ bản đồ 1:6 000 000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

5cm X 6000000 = 30000000 cm = 300 km. (0,75 điểm)

b)

- Mỗi lát cắt cách nhau 100m. (0,5 điểm)

- Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ta thấy phía sườn Tây (bên trái) dốc hơn sườn Đông (bên phải) bởi vì: Như ta biết các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn. Do đó, giữa hai sườn Tây và Đông rõ ràng ta thấy ở sườn Tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau hơn. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 2. (0,5 điểm) Tỉ lệ bản đồ thể hiện:

A. độ lớn của bản đồ với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 3. (0,5 điểm) Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:

A. Đọc bản chú giải

B. Xem các đường đồng mức

C. Xem phương hướng

D. Xem tỉ lệ

Câu 4. (0,5 điểm) Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:

A. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

B. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

C. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.

D. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.

Câu 5. (0,5 điểm) Các chuyển động chính của Trái Đất là:

A. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trăng.

B. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trời.

C. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trời.

D. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trăng.

Câu 6. (0,5 điểm) Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:

A. Phong hóa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Động đất, núi lửa

Câu 7. (0,5 điểm) Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:

A. Lớn nhất

B. Lớn thứ hai

C. Lớn thứ ba

D. Lớn thứ tư

Câu 8. (0,5 điểm) Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:

A. Địa Trung Hải.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 9. (0,5 điểm) Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 10. (0,5 điểm) Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:

A. Bình nguyên

B. Cao nguyên

C. Sơn nguyên

D. Đài nguyên

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2. (2,5 điểm) Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Muốn đọc và sử dụng bản đồ thì việc đầu tiên chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu được thể hiện lên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trục quay của Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định và nghiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động, đó là Trái Đất tự quay quanh trục mất một ngày đêm (24h) và quay xung quanh Mặt Trời mất 1 năm (365 ngày).

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất và gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Á – Âu có diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2) lớn thứ 2 và lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2) lớn thứ 3.

Chọn: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương và Đây là vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động.

Chọn: B.

Câu 9: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau với những hình thái bên ngoài không giống nhau. Địa hình núi trẻ có đặc điểm là đỉnh cao nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m so với mực nước biển.

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

Câu 2: (2,5 điểm)

* Khái niệm:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

* Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại.

B. Các loại nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

D. Khoáng vật và các loại đá có ích.

Câu 2 : Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?

A. 5 nhóm

B. 4 nhóm

C. 3 nhóm

D. 2 nhóm

Câu 3 : Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:

A. 4 tầng

B. 3 tầng

C. 5 tầng

D. 2 tầng

Câu 4 : Các tầng khí quyển lần lượt từ mặt đất lên là:

A. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

B. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

C. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

D. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

Câu 5 : Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.

B. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

C. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.

D. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

Câu 6 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.

D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 7 : Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió?

A. Gió Tín Phong.

B. Gió mùa đông Bắc.

C. Gió mùa đông Nam.

D. Gió Tây ôn đới.

Câu 8 : Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

A. Gió Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam.

D. Gió Đông.

Câu 9 : Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố nào?

A. Vị trí gần hay xa biển

B. Vĩ độ

C. Dòng biển

D. Địa hình

Câu 10 : Đặc điểm nào không đúng với khí hậu đới nóng?

A. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 - 2.000 mm.

B. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

C. Quanh năm nóng.

D. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)?

Câu 2 (3 điểm) : Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới? Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

Chọn : D

Câu 2 : Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm, đó là khoáng sản năng lượng, kim loại và khoáng sản phi kim loại.

Chọn : C

Câu 3 : Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng, đó là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Chọn : B

Câu 4 : Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và trên cùng là các tầng cao của khí quyển.

Chọn : A

Câu 5 : Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Chọn : D

Câu 6 : Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ; theo độ cao và theo vị trí gần hay xa biển.

Chọn : C

Câu 7 : Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 300 Bắc và Nam) về áp thấp xích đạo.

Chọn : A

Câu 8 : Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: Tây Nam (thổi theo hướng tây nam bị dãy Trường Sơn chắn) hay còn gọi là gió phơn.

Chọn : C

Câu 9 : Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là vĩ độ.

Chọn : B

Câu 10 : Đặc điểm đới nóng: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít và quanh năm nóng. Lương mưa trung bình năm khoảng từ 1000 – 2000mm và trên 2000mm, gió Tín phong là loại ció thổi thường xuyên ở đới nóng.

Chọn : D

Tự luận

Câu 1 :

* Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao quanh Trái Đất. (0,5 điểm)

* Khí quyển có 3 tầng, đó là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. (0,5 điểm)

- Tầng đối lưu (0 → 16km) (1 điểm)

+ Tập trung tới 90% không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6o C.

+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây mưa sấm chớp…

- Tầng bình lưu (16 → 80km): Lớp Ôzôn ngăn cản những tia bức xạ mặt trời có hại cho sinh vật và con người. (0,5 điểm)

- Các tầng cao của khí quyển (> 80km): Không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người. (0,5 điểm)

Câu 2 :

- Đặc điểm của khí hậu ôn đới:

+ Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau nhiều. (0,5 điểm)

+ Lượng nhiệt trung bình. Các mùa thể hiện rất rõ trong năm. (0,5 điểm)

+ Lượng mưa trong năm dao động từ 500mm đến 1.000mm. (0,5 điểm)

- Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Khoáng sản không phải là khoáng sản phi kim loại là:

A. Thạch anh

B. Đá vôi

C. Dầu khí

D. Kim cương

Câu 2. (0,5 điểm) Các mỏ khoáng sản dùng để làm nguyên liên liệu sản xuất ra phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng là:

A. Muối mỏ, apatit, sắt, dầu mỏ, đồng

B. Muối mỏ, apatit, thạch anh, crôm, titan

C. Kim cương, thạch anh, đá vôi, cát, muối mỏ

D. Kim cương, thạch anh, than đá , than bùn, chì, kẽm

Câu 3. (0,5 điểm) Nguyên nhân sinh ra gió là do:

A. các hoàn lưu khí quyển

B. sự chênh lệch của khí áp

C. tác động của con người

D. động lực và nội lực

Câu 4. (0,5 điểm) Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất gọi là:

A. Khí hậu

B. Nhiệt độ

C. Khí nóng

D. Khí áp

Câu 5. (0,5 điểm) Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:

A. sông ngòi.

B. ao, hồ.

C. sinh vật.

D. biển và đại dương.

Câu 6. (0,5 điểm) Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm:

A. 0,06°C        B. 0,5°C        C. 0,6°C        D. 0,7°C

Câu 7. (0,5 điểm) Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có mấy loại hồ:

A. 3 loại hồ

B. có 4 loại hồ

C. có 2 loại hồ

D. có 5 loại hồ

Câu 8. (0,5 điểm) Các đại dương trên Trái Đất là:

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương

B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

Câu 9. (0,5 điểm) Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:

A. 25‰        B. 30‰        C. 35‰        D. 40‰

Câu 10. (0,5 điểm) Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật là:

A. Khí hâu

B. Địa hình

C. Đất

D. Con người

Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận không? Khi khai thác và sử dụng khoáng sản chúng ta phải làm gì?

Câu 2. (2,5 điểm) Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Các loại khoáng sản tiêu biểu thuộc loại khoáng sản phi kim loại là Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi,...

Chọn: D.

Câu 2: (0,5 điểm)

Các mỏ khoáng sản dùng để làm nguyên liên liệu sản xuất ra phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng là Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi,...

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao và nơi có khí áp thấp (chênh lệch của áp thấp và áp cao sinh ra gió).

Chọn: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

Chọn: D.

Câu 5: (0,5 điểm)

Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là yếu ở biển và đại dương.

Chọn: D.

Câu 6: (0,5 điểm)

Do hiệu ứng phơn nên cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C và khi sang sườn dốc bên kia thì xuống 100m nhiệt độ lại tăng 1°C.

Chọn: C.

Câu 7: (0,5 điểm)

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có 3 loại hồ, đó là hồ nhân tạo, hồ núi lửa và hồ móng ngựa.

Chọn: A.

Câu 8: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có 4 đại dương, đó là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Chọn: D.

Câu 9: (0,5 điểm)

Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 30‰.

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật là khí hậu. Khí hậu là nhân tố chi phối tất cả các thành phần tự nhiên khác như sông ngòi, địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

- Khái niệm:

    + Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

    + Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản và cho khả năng khai thác.

- Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận chính vì vậy, khi khai thác phải hợp lí, sử dụng phải tiết kiệm.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng, đó là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.

- Đặt điểm của tầng đối lưu:

    + Tập trung 90% lượng không khí.

    + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C.

    + Nơi sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm chớp,…