Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Với Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí lớp 6 Học kì 2 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Địa Lí 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 6
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. (1,25 điểm) Khoáng sản là gì?
A. Các tích tụ tự nhiên của khoáng vật
B. Các loại đá và khoáng vật có ích
C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau
D. Các loại nham thạch từ các trận động đất
Câu 2. (1,25 điểm) Loại khoáng sản không phải khoáng kim loại màu là:
A. than đá
B. đồng
C. chì
D. vàng
Câu 3. (1,25 điểm) Tầng đối lưu là tầng khí quyển nằm:
A. sát mặt đất
B. giữu tầng ion và nhiệt
C. dưới tầng cao của khí quyển
D. trên tầng cao của khí quyển
Câu 4. (1,25 điểm) Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian:
A. ngắn nhất định không thay đổi
B. ngắn nhất định ở một nơi
C. xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
D. dài và trở thành quy luật
Câu 5. (1,25 điểm) Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:
A. Gió biển
B. Gió Mậu dịch
C. Gió đất
D. Gió mùa
Câu 6. (1,25 điểm) Trên Trái Đất, nước ngọt chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?
A. 2% B. 3% C. 4% D. 5%
Phần tự luận
Câu 7. (2,5 điểm) Khoáng sản là gi? Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (1,25 điểm)
Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.
Chọn: B.
Câu 2: (1,25 điểm)
Các loại khoáng sản kim loại màu là đồng, chì, kẽm, vàng, bạc,… còn than đá là khoáng sản năng lượng.
Chọn: A.
Câu 3: (1,25 điểm)
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Chọn: A.
Câu 4: (1,25 điểm)
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Chọn: B.
Câu 5: (1,25 điểm)
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch.
Chọn: B.
Câu 6: (1,25 điểm)
Trên Trái Đất, chủ yếu là nước mặn (chiếm 97% trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất) và nước ngọt chỉ chiếm 3%, nước ngọt có ở các sông, hồ, nước ngầm,…
Chọn: B.
Câu 7: (2,5 điểm)
- Khái niệm: Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên từ các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Quá trình hình thành mỏ: Các mỏ nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý. Tuy nhiên, quá trình hình thành của các loại mỏ này khác nhau.
+ Mỏ nội sinh được hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ.
+ Mỏ ngoại sinh được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trống cùng với các loại đá trầm tích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 6
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. (1,25 điểm) Ở nước ta mở than tập trung chủ yếu ở:
A. Quảng Ninh
B. Quảng Nam
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 2. (1,25 điểm) Những nơi tập trung khoáng sản gọi là:
A. vùng khoáng sản
B. mỏ khoáng sản
C. miền khoáng sản
D. điểm khoáng sản
Câu 3. (1,25 điểm) Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
A. từ 80km trở lên
B. không khí cực loãng.
C. không có quan hệ với đời sống con người
D. Có quan hệ mật thiết với đời sống con người
Câu 4. (1,25 điểm) Mặt Trời là nguồn cung cấp chính:
A. nhiệt và bức xạ nhiệt cho Trái Đất
B. nhiệt và mưa nhiệt cho Trái Đất
C. nhiệt và ánh sáng nhiệt cho Trái Đất
D. nhiệt và ẩm nhiệt cho Trái Đất
Câu 5. (1,25 điểm) Ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:
A. Gió mùa đông Bắc
B. Gió mùa tây Nam
C. Gió biển – đất
D. Gió núi và gió thung lũng
Câu 6. (1,25 điểm) Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng:
A. 1300 – 1800mm
B. 1400 – 1900mm
C. 1500 – 2000mm
D. 1600 – 2100mm
Phần tự luận
Câu 7. (2,5 điểm) Cho biết khí áp thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào và nêu sự thay đổi của khí áp theo từng yếu tố đó?
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (1,25 điểm)
Ở nước ta mở than tập trung chủ yếu 90% ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có ở tỉnh Thái Nguyên,…
Chọn: A.
Câu 2: (1,25 điểm)
Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
Chọn: B.
Câu 3: (1,25 điểm)
Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là có giới hạn từ 80km trở lên, không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
Chọn: B.
Câu 4: (1,25 điểm)
Mặt Trời là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
Chọn: C.
Câu 5: (1,25 điểm)
Ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông Bắc nên có một mùa đông lạnh giá, có nơi có tuyết rơi như Sa Pa, Mẫu Sơn,…
Chọn: A.
Câu 6: (1,25 điểm)
Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng từ 1500 – 2000mm/năm và nhiệt độ trung bình trên 20°C.
Chọn: C.
Câu 7: (2,5 điểm)
- Khí áp thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố: theo vị trí giữa đất liền và biển, theo độ cao.
- Sự thay đổi của khí áp theo từng yếu tố:
+ Theo độ cao: Khí áp phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về hai cực.
+ Theo vị trí giữa đất liền và biển: do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 6
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 3)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. (1,25 điểm) Mỏ không phải mỏ nội sinh là:
A. Vàng, bạc
B. Đồng, chì
C. Đồng, sắt
D. Than đá, cao lanh
Câu 2. (1,25 điểm) Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở:
A. Thái Nguyên
B. Lào Cai
C. Cao Bằng
D. Quảng Ninh
Câu 3. (1,25 điểm) Tầng có độ cao trung bình khoảng 16km là tầng:
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng ion
D. Tầng ô dôn
Câu 4. (1,25 điểm) Khối khí lạnh hình thành ở:
A. Trên các biển
B. Trên vùng núi cao
C. Vùng vĩ độ cao
D. Vùng vĩ độ thấp
Câu 5. (1,25 điểm) Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. (1,25 điểm) Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:
A. Nhiệt độ không khí tăng
B. Không khí bốc lên cao
C. Nhiệt độ không khí giảm
D. Không khí hạ xuống thấp
Phần tự luận
Câu 7. (2,5 điểm) Giải thích vì sao sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc?
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (1,25 điểm)
Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực. Một số loại khoáng sản như Vàng, đồng, chì, sắt, kẽm, thiếc,…
Chọn: D.
Câu 2: (1,25 điểm)
Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai và apatit được dùng để sản xuất phân bón.
Chọn: B.
Câu 3: (1,25 điểm)
Tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km, là tầng tập trung 90% không khí và là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa, sấm, chớp,…
Chọn: A.
Câu 4: (1,25 điểm)
Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao và có nhiệt độ tương đối thấp.
Chọn: D.
Câu 5: (1,25 điểm)
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp nằm xen kẽ nhau, trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.
Chọn: D.
Câu 6: (1,25 điểm)
Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi nhiệt độ không khí càng tăng.
Chọn: A.
Câu 7: (2,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Địa Lí 6
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 4)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. (1,25 điểm) Dựa vào đâu mà người ta chia khoáng sản thành 3 nhóm?
A. tính chất và công dụng
B. công dụng và màu sắc
C. tính chất và màu sắc
D. tính chất và đặc tính
Câu 2. (1,25 điểm) Các tầng khí quyển lần lượt từ trên xuống là:
A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu
B. tầng cao của khí quyển bình lưu, đối lưu
C. tầng cao của khí quyển đối lưu, bình lưu
D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu
Câu 3. (1,25 điểm) Đỉnh núi phan-xi-pang ở Việt Nam cao 3.143m và biết nhiệt độ ở chân núi vào ngày nắng nóng nhất là 30°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:
A. 11,1°C
B. 11,5°C
C. 12°C
D. 12,2°C
Câu 4. (1,25 điểm) Phải đặt nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu khi đo nhiệt độ không khí?
A. cách mặt đất 3m
B. cách mặt đất 4m
C. cách mặt đất 5m
D. cách mặt đất 2m.
Câu 5. (1,25 điểm) Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu loại khí áp?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 6. (1,25 điểm) Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương và đo độ ẩm của không khí là:
A. Nhiệt kế và khí áp kế
B. Áp kế và vũ kế
C. Ẩm kế và vũ kế
D. Vũ kế và khí áp kế
Phần tự luận
Câu 7. (2,5 điểm) Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (1,25 điểm)
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm. Đó là khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.
Chọn: A.
Câu 2: (1,25 điểm)
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Chọn: B.
Câu 3: (1,25 điểm)
Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°C. Nên ta có:
- Nhiệt độ giảm khi đi từ chân núi đến đỉnh núi là: 3.143m x 0,6 / 100 = 18,9°C.
- Nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30°C – 18,9°C = 11,1°C.
Chọn: A.
Câu 4: (1,25 điểm)
Khi đo nhiệt độ không khí người ta đặt nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
Chọn: D.
Câu 5: (1,25 điểm)
Trên Trái Đất gồm có 2 loại khí áp là khí áp thấp và khí áp cao và có tất cả 7 đai khí áp cao, thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về hai cực.
Chọn: C.
Câu 6: (1,25 điểm)
Dụng cụ để tính lượng mưa rơi ở một địa phương là vũ kế và dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế.
Chọn: C.
Câu 7: (2,5 điểm)
- Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo ra nhiệt độ của không khí.
- Nếu để nhiệt kế dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được không phải là nhiệt độ không khí, đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đo, thì nhiệt độ đo được là nhiệt độ của bề mặt đất.