[Năm 2023] Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề) - Chân trời sáng tạo
[Năm 2023] Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề) - Chân trời sáng tạo
Haylamdo sưu tầm và biên soạn [Năm 2023] Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề) bộ sách Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Khoa học tự nhiên 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Khoa học tự nhiên lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Hóa học
B. Sinh học
C. Thiên văn học
D. Khoa học Trái Đất.
Câu 2: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.
C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.
D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.
Câu 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây
B. Thước mét
C. Thước kẹp
D. Compa
Câu 4: “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?
A. 1 ngày = 24 giây
B. 1 ngày = 60 giây
C. 1 ngày = 86 400 giây
D. 1 ngày = 864 000 giây
Câu 5: Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào?
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế nước
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả 3 nhiệt kế trên
Câu 6: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được.
Câu 7: Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?
A. Phun nước
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên.
Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Cháy rừng
B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông
C. Hoạt động của núi lửa
D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 9: Nhiên liệu lỏng gồm các chất?
A. Nến, cồn, xăng
B. Dầu, than đá, củi
C. Biogas, cồn, củi
D. Cồn, xăng, dầu
Câu 10: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 11: Thành phần nào dưới đây có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Màng tế bào C. Roi, lông mao
B. Chất tế bào D. Nhân/vùng nhân
Câu 12: Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?
A. Khi các tế bào vừa mới được sinh ra
B. Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định
C. Khi các tế bào ở trong trạng thái sinh trưởng
D. Không có đáp án chính xác
Câu 13: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
A. Trùng giày C. Vi khuẩn lam
B. Con dơi D. Trùng roi
Câu 14: Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật?
A. Hệ chồi C. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn
Câu 15: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
A. Mô B. Tế bào C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 16: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?
A. Cơ thể B. Cơ quan C. Tế bào D. Mô
Câu 17: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào. B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 18: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau:
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp. B. Nhân tế bào.
C. Không bào. D. Thức ăn.
Câu 19: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 20: Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.
A. 1 – B, 2 – A, 3 – C, 4 – E, 5 – D C. 1 – E, 2 – A, 3 – B, 4 – D, 5 – C
B. 1 – D, 2 – E, 3 – D, 4 – C, 5 – B D. 1 – A, 2 – C, 3 – A, 4 – E, 5 – D
Câu 21. : Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?
A. 15N
B. 30N
C. 45N
D. 27N
Câu 22. Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:
A. Lực đẩy
B. Lực nén
C. Lực kéo
D. Lực ép
Câu 23. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?
A. Gió thổi cành cây đu đưa.
B. Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại.
C. Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc.
D. Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450.
Câu 24. 1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
A. 100g
B. 1000g
C. 0,1g
D. 10g
Câu 25. Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng
B. Hai vật có cùng khối lượng
C. Có lực hấp dẫn giữa hai vật
D. Cả A và B đúng
Câu 26. Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng đủ mạnh thì có thể làm cho vật:
A. Bị biến dạng.
B. Không biến dạng và không thay đổi chuyển động.
C. Thay đổi chuyển động.
D. Thay đổi vận tốc.
Câu 27. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
A. Trọng lượng
B. Trọng lực
C. Lực đẩy
D. Lực nén
Câu 28. Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là:
A. 50 N
B. 0,5 N
C. 500 N
D. 5 N
Câu 29. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một
A. Lực đẩy.
B. Lực kéo.
C. Lực nén.
D. Lực uốn.
Câu 30. Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
A. Đo trọng lượng.
B. Đo khối lượng.
C. Đo chiều dải.
D. Đo thể tích.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 1
1.D |
2.C |
3.D |
4.C |
5.C |
6.C |
7.B |
8.D |
9.D |
10.C |
11. C |
12. B |
13. B |
14. A |
15. B |
16. D |
17. D |
18. A |
19. C |
20. A |
21.C |
22.C |
23.B |
24.A |
25.C |
26.B |
27.B |
28.C |
29.A |
30.A |
Câu 1:
Đáp án D
Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực khoa học trái đất.
Lĩnh vực khoa học trái đất nghiên cứu về Trái đất và bầu khí quyển của nó.
Câu 2:
Đáp án C
A. Là việc làm an toàn
B. Là việc làm an toàn
C. Là việc làm không an toàn, cần phải rửa tay bằng xà phòng khi kết thúc buổi thực hành để loại bỏ sạch các hóa chất dính lên tay.
D. Là việc làm an toàn
Câu 3:
Đáp án D
Thước dây, thước mét, thước kẹp đều là các loại thước đo chiều dài.
Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn. Không sử dụng để đo chiều dài.
Câu 4:
Đáp án C
Ta có: 1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86 400 giây
Câu 5:
Đáp án C
Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế y tế vì nó có giới hạn đo phù hợp với nhiệt độ cơ thể người từ 35oC đến 42oC.
Câu 6:
Đáp án C
Đặc điểm của chất khí là có khối lượng xác định, không có hình dạng và thể tích xác định, có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
Câu 7:
Đáp án B
Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:
(1) Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
(2) Cách li chất cháy với khí oxygen.
A. Sai vì xăng, dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Xăng, dầu sẽ nổi trên mặt nước và lan rộng làm cho đám cháy lớn hơn.
B. Đúng. Dùng cát đổ trùm lên mục đích cách li chất cháy với khí oxygen.
C. Bình chữa cháy gia đình thì quá nhỏ để có thể dập tắt đám cháy của can xăng.
D. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vì chăn có thể bị cháy.
Câu 8:
Đáp án D
Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen làm trong sạch bầu không khí → Không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 9:
Đáp án D
A. Sai vì nến là nhiên liệu ở thể rắn.
B. Sai vì than đá và củi là nhiên liệu dạng rắn.
C. Sai vì biogas là nhiên liệu dạng khí, củi là nhiên liệu dạng rắn.
D. Đúng. Cồn, xăng, dầu đều là những nhiên liệu ở dạng lỏng.
Câu 10:
Đáp án C
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
A. Là dung dịch.
B. Là dung dịch.
C. Là huyền phù gồm các hạt bột mì (rắn) lơ lửng trong nước (lỏng).
D. Là dung dịch
Câu 11:
Đáp án: C
Roi và lông mao chỉ có ở tế bào nhân sơ để giúp tế bào di chuyển.
Câu 12:
Đáp án: B
Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định chúng sẽ không tiếp tục lớn lên mà sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản.
Câu 13:
Đáp án: B
Con dơi là cơ thể đa bào.
Câu 14:
Đáp án: A
Hệ chồi là hệ cơ quan ở thực vật.
Câu 15:
Đáp án: B
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
Câu 16:
Đáp án: D
Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Câu 17:
Đáp án: D
Ở sinh vật nhân sơ, nhân chưa có màng bao bọc nên gọi là vùng nhân.
Câu 18:
Đáp án: A
Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.
Câu 19:
Đáp án: C
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 20:
Đáp án: A
1 – B 2 – A 3 – C 4 – E 5 – D
- Mô: mô cơ trơn
- Cơ thể: ngựa vằn
- Tế bào: tế bào cơ
- Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa
- Cơ quan: dạ dày
Câu 21.
Ta có: 1 đoạn ứng với 15N, lực được biểu diễn bởi 3 đoạn ứng với 45N.
Đáp án C
Câu 22.
Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một lực kéo.
Đáp án C
Câu 23.
A – thay đổi tốc độ
B – thay đổi tốc độ và hướng chuyển động
C – thay đổi tốc độ
D – thay đổi tốc độ
Đáp án B
Câu 24.
1N là trọng lượng của quả cân 100g.
Đáp án A
Câu 25.
- Hai cốc nước khác loại nên sẽ có khối lượng khác nhau => trọng lượng cũng sẽ khác nhau.
- Mọi vật có khối lượng đều hút nhau một lực => có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Đáp án C
Câu 26.
A – đúng
B – sai, vì lực có thể làm cho vật vừa biến dạng vừa thay đổi chuyển động
C – đúng
D – đúng
Đáp án B
Câu 27.
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là trọng lực. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là lực hút.
Đáp án B
Câu 28.
Vì Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
=> Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là .
Đáp án C
Câu 29.
Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.
Đáp án A
Câu 30.
Khi đo trọng lượng của vật cần phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
A. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
B. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
C. Chăm sóc sức khỏe con người.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 2: Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?
A. Con cá
B. Cây cau
C. Chú chuột
D. Cái thang
Câu 3: Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.
D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Câu 4: Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.
Câu 5: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt
Câu 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 8: Bạn Minh tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?
A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.
B. Cả hai con châu chấu đều chết.
C. Cả hai con châu chấu đều sống.
D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.
Câu 9: Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?
A. Không biến đổi màu sắc.
B. Mùi vị không thay đổi.
C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.
D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Câu 10: Để tách xăng và nước bị lẫn vào nhau ta làm như sau:
A. Làm bay hơi nước.
B. Để lắng, sử dụng giấy lọc.
C. Sử dụng phễu chiết.
D. Chưng cất.
Câu 11: Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1) D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
Câu 12: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
A. Hệ tuần hoàn C. Hệ thần kinh
B. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu hóa
Câu 13: Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
A. Mô biểu bì C. Mô liên kết
B. Mô giậu D. Mô cơ
Câu 14: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ tiêu hóa?
A. Thận B. Dạ dày C. Ruột non D. Miệng
Câu 15: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?
A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể
Câu 16: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?
A. Tế bào biểu bì C. Tế bào lông hút
B. Tế bào mạch dẫn D. Tế bào thần kinh
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
A. Có nhân chưa hoàn chỉnh
B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển
C. Có các bào quan có màng
D. Có ribosome
Câu 18: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
A. Đa số không có thành tế bào
B. Đa số không có ti thể
C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh
D. Có chứa lục lạp
Câu 19: Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?
A. 3 tế bào B. 6 tế bào C. 8 tế bào D. 12 tế bào
Câu 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
B. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản
C. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 21. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên viên bi là:
A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay.
B. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay.
C. Trọng lực của bi và lực nâng của mặt sàn.
D. Lực đẩy của tay.
Câu 22. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
A. 1000g
B. 100g
C. 10g
D. 1g
Câu 23. Trên một hộp mứt có ghi 500g có nghĩa là:
A. Sức nặng của hộp mứt
B. Thể tích của hộp mứt
C. Khối lượng của mứt chứa trong hộp mứt
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
Câu 24. Một vật được treo bằng 1 sợi dây, đầu trên cố đinh, vật đứng yên. Vật chịu tác dụng của lực nào?
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. Chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
D. Chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Câu 25. Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
A. Có thể thay đổi tốc độ
B. Có thể bị biến dạng
C. Có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
D. Cả ba tác dụng trên
Câu 26. Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào?
A. Quả bóng bị méo
B. Quả bóng bị bay ngược trở lại
C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại
D. Không xảy ra vấn đề gì
Câu 27. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Sự biến dạng là …
A. Bề mặt của vật bị méo đi.
B. Bề mặt của vật bị lõm xuống.
C. Sự thay đổi hình dạng của vật.
D. Bề mặt của vật bị phồng lên.
Câu 28. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
A. Trọng lượng
B. Số đo lực
C. Khối lượng
D. Độ nặng
Câu 29. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 30. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động …
A. Nhanh lên
B. Chậm lại
C. Dừng lại
D. Đứng yên
Đáp án và hướng dẫn giải đề 2
1. D |
2. D |
3. D |
4.C |
5.A |
6.A |
7.A |
8.A |
9.D |
10.C |
11. D |
12. D |
13. B |
14. A |
15. C |
16. D |
17. C |
18. A |
19. C |
20. B |
21.C |
22.C |
23.C |
24.D |
25.D |
26.C |
27.C |
28.C |
29.A |
30.A |
Câu 1:
Đáp án D
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Câu 2:
Đáp án D
Vật sống có những đặc điểm: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
+ Những vật là vật sống: con cá, chú chuột, cây cau vì nó mang đặc điểm của vật sống.
+ Vật không sống là cái thang vì nó không có khả năng: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
Câu 3:
Đáp án D
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cẩn thiết nhất là phải cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch.
Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Câu 4:
Đáp án C
Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần:
- Đặt cân ở vị trí bằng phẳng
- Để vật cân đối trên đĩa cân
- Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định
Câu 5:
Đáp án A
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 6:
Đáp án A
Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
+ Tính nóng chảy, sự sôi của một chất.
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới.
+ Chất bị phân hủy.
+ Chất bị đốt cháy.
+ Khả năng tác dụng với chất khác.
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước, viên sủi tan ra và xuất hiện bọt khí → Tính chất hóa học.
B. Đường tan trong nước → Tính chất vật lí.
C. Hạt sương chuyển từ thể lỏng sang thể khí → Tính chất vật lí.
D. Khí trong chai rượu vang bị nén thoát ra ngoài → Tính chất vật lí.
Câu 7:
Đáp án A
Oxygen là chất khí, tan ít trong nước.
→ Khí oxygen nặng hơn không khí.
Câu 8:
Đáp án A
Đậy kín bình 1 bằng nút cao su → Một thời gian con châu chấu sẽ chết vì trong bình không còn khí oxygen hỗ trợ quá trình hô hấp.
Bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn → Con chấu chấu vẫn sống vì có khí oxygen lọt qua miếng vải màn vào trong bình hỗ trợ cho quá trình hô hấp.
Câu 9:
Đáp án D
Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
Câu 10:
Đáp án C
Phương pháp chiết dùng để tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
Xăng không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên ta dùng phễu chiết sẽ thu được nước ở bình hứng và xăng ở phễu chiết.
Câu 11:
Đáp án: D
Trật tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: Tế bào cơ → mô cơ → tim → hệ tuần hoàn → con thỏ tương đương với thứ tự sắp xếp là (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
Câu 12:
Đáp án: D
Khi cơ thể vận động cần tới sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan nhưng không cần tới hệ tiêu hóa.
Câu 13:
Đáp án: B
Mô giậu là mô cấu tạo nên cơ quan ở thực vật.
Câu 14:
Đáp án: A
Thận là cơ quan thuộc hệ bài tiết.
Câu 15:
Đáp án: C
Lá là một cơ quan của thực vật.
Câu 16:
Đáp án: D
Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.
Câu 17:
Đáp án: C
Tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng mà chỉ có bào quan không màng duy nhất là ribosome.
Câu 18:
Đáp án: A
- Tế bào động vật đa số không có thành tế bào còn tế bào thực vật có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bới cellulose.
Câu 19:
Đáp án: C
Ta có công thức tính số tế bào tạo ra sau n lần sinh sản là: N = a × 2n
Trong đó:
N: số tế bào được tạo ra
a: số tế bào tham gia sinh sản
n: số lần tham gia sinh sản
→ Số tế bào tạo ra từ 1 tế bào sau 3 lần sinh sản là: N = 1 × 23 = 8 tế bào
Câu 20:
Đáp án: B
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa cho thấy cơ thể sinh vật đã đến tuổi sinh sản.
Câu 21.
Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên viên bi là:
+ Trọng lực của bi
+ Lực nâng của mặt sàn.
Đáp án C
Câu 22.
Ta có P = 10. m => m = P : 10 = 0,1 : 10 = 0,01 kg = 10g
Đáp án C
Câu 23.
Trên một hộp mứt có ghi 500g có nghĩa là khối lượng của mứt chứa trong hộp mứt.
Đáp án C
Câu 24. Một vật được treo bằng 1 sợi dây, đầu trên cố đinh, vật đứng yên. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Đáp án D
Câu 25.
Lực tác dụng vào vật có thể làm:
- vật thay đổi tốc độ
- vật bị biến dạng
- vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
Đáp án D
Câu 26.
Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại
Đáp án C
Câu 27.
Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật.
Đáp án C
Câu 28.
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
Đáp án C
Câu 29.
A – bị biến đổi về độ lớn vận tốc
B – không thay đổi về hướng và độ lớn
C - không thay đổi về hướng và độ lớn
D - không thay đổi về hướng và độ lớn
Đáp án A
Câu 30.
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động nhanh lên.
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Chơi đá bóng.
B. Cấy lúa
C. Đánh đàn
D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
Câu 2: Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?
A. Kinh có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của thước là:
A. Giá trị cuối cùng trên thước.
B. Giá trị nhỏ nhất trên thước.
C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 4: Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là?
A. 100oC
B. 0oC
C. 273K
D. 373K
Câu 5: Hiện tượng vật lý là
A. Đốt que diêm
B. Nước sôi
C. Cửa sắt bị gỉ
D. Nung đá vôi thành vôi sống.
Câu 6: Sự nóng chảy là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 7: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen.
B. Hydrogen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Câu 8: An ninh năng lượng là?
A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ
B. Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất
C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao
D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.
Câu 9: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa mạch.
B. Ngô.
C. Mía.
D. Lúa.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Bột canh
B. Nước khoáng.
C. Sodium chioride.
D. Nước biển.
Câu 11: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
A. Con ong B. Vi khuẩn C. Than củi D. Cây cam
Câu 12: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần dựa vào những đặc điểm nào sau đây?
I. Khả năng chuyển động.
II. Khả năng trao đổi chất.
III. Khả năng lớn lên.
IV. Khả năng sinh sản.
A. II, III, IV. C. I, II, III.
B. I, II, IV. D. I, III, IV.
Câu 13: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Con lật đật C. Chiếc bút chì
B. Cây thước kẻ D. Quả dưa hấu
Câu 14: Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?
A. Chất tế bào C. Nhân tế bào
B. Thành tế bào D. Màng tế bào
Câu 15: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì?
A. Tổng hợp protein
B. Lưu trữ thông tin di truyền
C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
D. Tiến hành quang hợp
Câu 16: Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?
A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền
B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
Câu 17: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?
A. Ribosome B. Lục lạp C. Nhân D. Lông mao
Câu 18: Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
A. (1), (3) B. (2), (4) C. (3), (5) D. (1), (4)
Câu 19: Cho các sinh vật sau:
(1) Trùng roi
(2) Vi khuẩn lam
(3) Cây lúa
(4) Con muỗi
(5) Vi khuẩn lao
(6) Chim cánh cụt
Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào?
A. (1), (2), (5) C. (1), (4), (6)
B. (2), (4), (5) D. (3), (4), (6)
Câu 20: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?
A. Tế bào à cơ quan à mô à hệ cơ quan à cơ thể
B. Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể
C. Cơ thể à hệ cơ quan à mô à tế bào à cơ quan
D. Hệ cơ quan à cơ quan à cơ thể à mô à tế bào
Câu 21. Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
A. mũi tên
B. đường thẳng
C. đoạn thẳng
D. tia 0x
Câu 22. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng
A. 1000N.
B. 100N.
C. 10N.
D. 1N.
Câu 23. Hãy chi ra câu mà em cho là không đúng.
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng cùa một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng cùa một vật ti lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng cùa một vật phụ thuộc vào trọng lượng cùa nó.
Câu 24. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ:
A. Không thay đổi
B. Tăng dần
C. Giảm dần
D. Có lúc tăng, có lúc giảm
Câu 25. Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Cùng phương, cùng chiều với vận tốc
B. Cùng phương, ngược chiều với vận tốc
C. Có phương vuông góc với vận tốc
D. Có phương bất kì so với vận tốc
Câu 26. Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng?
A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên
B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng
C. Một người thợ đẩy thùng hàng
D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt
Câu 27. Trọng lực là lực hút của:
A. Trái Đất
B. Mặt Trăng
C. Mặt Trời
D. Sao Hỏa
Câu 28. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là
A. P = m: V
B. P = m : 10
C. P = 10.m
D. P = 10 : m
Câu 29. Trường hợp nào sau đây chỉ chịu tác dụng của trọng lực?
A. Vật đang rơi tự do (bỏ qua sức cản của không khí)
B. Máy bay đang bay ngược chiều gió
C. Vật nặng treo vào lò xo
D. Thuyền chuyển động trên mặt nước
Câu 30. Khi gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
A. Lực đàn hồi
B. Lực hút
C. Lực kéo
D. Lực đẩy
Đáp án và hướng dẫn giải đề 3
1.D |
2.B |
3.C |
4.B |
5.B |
6.C |
7.C |
8.A |
9.C |
10.C |
11. C |
12. A |
13. D |
14. C |
15. D |
16. A |
17. D |
18. C |
19. D |
20. B |
21.A |
22.D |
23.D |
24.B |
25.A |
26.D |
27.A |
28.C |
29.A |
30.D |
Câu 1:
Đáp án D
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
A. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
B. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
C. Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
D. Là hoạt động nghiên cứu khoa học
Câu 2:
Đáp án B
Khi quan sát gân lá cây ta chọn kính lúp vì gân lá cây không quá nhỏ chỉ cần kính lúp có khả năng phóng đại hình ảnh từ 3 đến 20 lần để quan sát rõ.
Câu 3:
Đáp án C
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 4:
Đáp án B
Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là 0oC
Câu 5:
Đáp án B
A. Que diêm bị đốt cháy → Hiện tượng hóa học.
B. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí → Hiện tượng vật lí.
C. Sắt tác dụng với oxygen và hơi nước trong không khí tạo gỉ sắt → Hiện tượng hóa học.
D. Đá vôi bị phân hủy tạo thành vôi sống → Hiện tượng hóa học.
Câu 6:
Đáp án C
A. lỏng → khí: Sự bay hơi.
B. khí → lỏng: Sự ngưng tụ.
C. rắn → lỏng: Sự nóng chảy.
D. lỏng → rắn: Sự đông đặc.
Câu 7:
Đáp án C
Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
→ Chất chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí là nitrogen.
Câu 8:
Đáp án A
An ninh năng lượng là dự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ
Câu 9:
Đáp án C
Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, luương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2,...) và các khoáng chất.
Một số loại cây lương thực như lúa mạch, lúa gạo, ngô, khoai, sắn,…
Mía không phải cây lương thực.
Câu 10:
Đáp án C
A. Là hỗn hợp. Bột canh gồm muối ăn, chất điều vị, đường, bột tỏi, bột tiêu.
B. Là hỗn hợp. Nước khoáng gồm nước tinh khiết và một số ion muối khoáng.
C. Sodium chioride (NaCl) là chất tinh khiết.
D. Nước biển gồm nước tinh khiết, Sodium chioride, oxygen,...
Câu 11:
Đáp án: C
Than củi không có dấu hiệu của các vật sống (cảm ứng, vận động, hô hấp, sinh trưởng, sinh sản…) nên không phải là vật sống.
Câu 12:
Đáp án: A
Để phân biệt vật sống với vật không sống cần dựa vào những đặc điểm như:
- Khả năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Khả năng sinh trưởng và phát triển
- Khả năng cảm ứng, vận động
- Khả năng sinh sản
Câu 13:
Đáp án: D
- Quả dưa hấu được cấu tạo từ các loại tế bào khác nhau.
- Con lật đật, cây thước kẻ và chiếc bút chì không được cấu tạo từ tế bào.
Câu 14:
Đáp án: C
Nhân tế bào nhân thực thường có hình cầu và được lớp màng bao bọc.
Câu 15:
Đáp án: D
Lục lạp là bào quan chứa sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để tiến hành quang hợp.
Câu 16:
Đáp án: A
Nhân tế bào có chứa vật chất di truyền nên nó có nhiệm vụ lưu giữ và truyền đạt các thông tin di truyền của tế bào.
Câu 17:
Đáp án: D
Trùng roi có roi là phương tiện di chuyển chứ không phải lông mao.
Câu 18:
Đáp án: C
(3) và (5) là đặc điểm của cơ thể đơn bào.
Câu 19:
Đáp án: D
- Trùng roi là sinh vật nhân thực, đơn bào.
- Vi khuẩn lam và vi khuẩn lao là sinh vật nhân sơ, đơn bào.
Câu 20:
Đáp án: B
Trình tự sắp xếp đúng của các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể
Câu 21.
Lực được biểu diễn bằng kí hiệu mũi tên có:
- Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật
- Hướng (phương và chiều): cùng hướng với lực tác dụng
- Độ lớn: chiều dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước
Đáp án A
Câu 22.
Một quả cân có khối lượng 100g = 0,1kg thì có trọng lượng là
P = 10 .m = 10. 0,1 = 1N
Đáp án D
Câu 23.
A – đúng
B – đúng
C – đúng
D – không đúng, vì khối lượng của vật luôn không đổi.
Đáp án D
Câu 24.
Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ tăng dần.
Đáp án B
Câu 25.
Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực cùng phương, cùng chiều với vận tốc vật.
Đáp án A
Câu 26.
A – vật bị thay đổi tốc độ
B - vật bị thay đổi tốc độ
C - vật bị thay đổi tốc độ
D – vật bị biến dạng và bị thay đổi tốc độ
Đáp án D
Câu 27.
Trọng lực là lực hút của Trái Đất
Đáp án A
Câu 28.
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là
P = 10.m
Đáp án C
Câu 29.
A – chỉ chịu tác dụng của trọng lực
B – chịu tác dụng của gió và trọng lực
C – chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi của lò xo
D – chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy của nước
Đáp án A
Câu 30.
Khi gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực đẩy.
Đáp án D
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Lĩnh vực vật lí học nghiên cứu các đối tượng
A. vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
B. chất và sự biến đổi của chúng.
C. Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
D. quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Câu 2: Kí hiệu cảnh báo nào cho biết chất độc môi trường?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam?
A. 4980.
B. 3620.
C. 4300.
D. 5800.
Câu 4: Để đo thời gian người ta dùng:
A. Thước
B. Đồng hồ
C. Cân
D. Tivi
Câu 5: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
(5) Thực hiện phép đo thời gian
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (3), (2), (5), (4), (1)
C. (2), (3), (1), (5), (4)
D. (2), (1), (3), (5), (4)
Câu 6: Vật thể nhân tạo là
A. Cây lúa.
B. Cái cầu.
C. Mặt trời.
D. Con sóc.
Câu 7: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Bón phân tươi cho cây trồng,
D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 8: Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín?
A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
B. Vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín
C. Vì than không cháy được trong phòng kín
D. Vì giá thành than rất cao.
Câu 9: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 10: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 11: Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?
A. Cơ thể C. Mô
B. Tế bào D. Cơ quan
Câu 12: Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột A với các định nghĩa tương ứng ở cột B.
A. 1 – E, 2 – C, 3 – B, 4 – A, 5 – D C. 1 – D, 2 – B, 3 – A, 4 – C, 5 – D
B. 1 – C, 2 – A, 3 – E, 4 – D, 5 – B D. 1 – A, 2 – D, 3 – B, 4 – B, 5 – C
Câu 13: Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là?
A. Tế bào thần kinh C. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào lông hút (rễ) D. Tế bào lá cây
Câu 14: Cây lớn lên nhờ đâu?
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 15: Cho các nhận định sau:
(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào
(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường
(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không
Nhận định nào về tế bào là đúng?
A. (3) B. (1) C. (2) D. (4)
Câu 16: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 18: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc B. Kích thước
C. Hình dạng D. Số lượng tế bào tạo thành
Câu 19: Loài động vật nào dưới đây sau khi đứt đuôi vẫn có thể tái sinh?
A. Con chuột C. Con thằn lằn
B. Con voi D. Con chó
Câu 20: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là?
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 21. Giữa Trái Đất và Mặt Trăng tồn tại
A. lực đẩy.
B. trọng lực.
C. lực kéo.
D. lực hấp dẫn.
Câu 22. Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vảo nó?
A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống plúa dưới.
B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên.
C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước vả lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 23. Buộc đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?
A. Túi nilong đựng nước không rơi
B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng
C. Dây cao su dãn ra
D. Cả ba dấu hiệu trên
Câu 24. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 25. Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:
A. Bị biến dạng
B. Bị thay đổi tốc độ
C. Vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ
D. Bị thay đổi hướng chuyển động
Câu 26. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Mọi vật có khối lượng đều … nhau một lực.
A. Đẩy
B. Hút
C. Kéo
D. Nén
Câu 27. Một xe đạp có trọng lượng là 350N thì khối lượng là bao nhiêu?
A. 35kg
B. 35g
C. 350g
D. 3500g
Câu 28. . Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lực chính là trọng lượng của vật
B. Trọng lượng của vật 100g là 1N
C. Kí hiệu trọng lượng là p
D. Đơn vị của khối lượng là N
Câu 29. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động …
A. Nhanh lên
B. Chậm lại
C. Dừng lại
D. Đứng yên
Câu 30. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 4
1.A |
2.A |
3.B |
4.B |
5.C |
6.B |
7.B |
8.B |
9.C |
10.D |
11. B |
12. A |
13. A |
14. A |
15. C |
16. D |
17. D |
18. D |
19. C |
20. C |
21.D |
22.C |
23.D |
24.D |
25.C |
26.B |
27.B |
28.B |
29.A |
30.A |
Câu 1:
Đáp án A
A. Đối tượng thuộc lĩnh vực vật lí học
B. Đối tượng thuộc lĩnh vực hóa học
C. Đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học Trái Đất
D. Đối tượng thuộc lĩnh vực thiên văn học
Câu 2:
Đáp án A
A. Kí hiệu cảnh báo cho biết chất độc môi trường.
B. Kí hiệu cảnh báo chất gây ăn mòn.
C. Kí hiệu cảnh báo cho biết chất độc sinh học.
D. Kí hiệu cảnh báo khu vực có hóa chất độc hại.
Câu 3:
Đáp án B
Khối lượng mì = khối lượng xe chở mì – khối lượng xe
Đổi 4,3 tấn = 4300 kg
→ Khôí lượng mì = 4300 – 680 = 3620 kg
Câu 4:
Đáp án B
A. Sai vì thước là dụng cụ để đo chiều dài.
B. Đúng. Đồng hồ là dụng cụ để đo thời gian.
C. Sai vì cân là dụng cụ để đo khối lượng.
D. Tivi không phải là dụng cụ đo.
Câu 5:
Đáp án C
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách
(5) Thực hiện phép đo thời gian
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
Câu 6:
Đáp án B
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra phục vụ cho cuộc sống.
Cây lúa, mặt trời, con sóc là những vật thể tự nhiên.
Cái cầu do con người tạo ra → là vật thể nhân tạo.
Câu 7:
Đáp án B
Loại A vì đốt rơm ra sau thu hoạch sinh ra nhiều carbon dioxide gây ô nhiễm môi trường.
Loại C vì bón phân tươi cho cây trồng sinh mùi khó chịu, gây ô uế…
Loại D vì thuốc trừ sâu có nhiều thành phần độc hại.
Câu 8:
Đáp án B
Không nên đun bếp than trong phòng kín vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín
Câu 9:
Đáp án C
Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Câu 10:
Đáp án D
Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ khói bụi trong không khí ở bề mặt ngoài của khẩu trang, giúp chúng ta được hít thở không khí trong sạch hơn.
Câu 11:
Đáp án: B
- Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư là do sự phân chia không kiểm soát của các tế bào nên các mầm ung thư sẽ xuất hiện ở cấp độ tế bào.
Câu 12:
Đáp án: A
1 – E 2 – C 3 – B 4 – A 5 – D
- Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định
- Hệ cơ quan gồm một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định
- Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể
- Cơ thể bao gồm các tổ chức hoạt động thống nhất và phối hợp nhịp nhàng
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống
Câu 13:
Đáp án: A
Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất trong cơ thể người. Chiều dài của nó vào khoảng 13 – 60mm, có thể dài đến 100cm.
Câu 14:
Đáp án: A
Nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào mà cây có thể lớn lên (tăng kích thước và tiến hành sinh sản).
Câu 15:
Đáp án: C
(1) Sai vì các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau
(3) Sai vì chỉ có số ít tế bào mới có thể quan sát bằng mắt thường, đa số rất nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi
(4) Sai vì lá hành cũng được cấu tạo từ tế bào
Câu 16:
Đáp án: D
Trong dạ dày có nhiều acid có tính ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Nếu không có quá trình thay thế các tế bào lớp bề mặt trong của dạ dày sẽ khiến acid trực tiếp ăn mòn ra các lớp phía ngoài dẫn tới viêm loét dạ dày và có khả năng dẫn tới ung thư.
Câu 17:
Đáp án: D
- A sai vì có sinh vật đơn bào, có sinh vật đa bào
- B sai vì mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng nên cấp độ cao hơn là cơ quan
- C sai vì cơ thể người có nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 18:
Đáp án: D
Điểm khác nhau lớn nhất giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
- Cơ thể đơn bào được cấu tạo bởi một tế bào
- Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều tế bào
Câu 19:
Đáp án: C
Nhờ quá trình lớn lên và phân chia tế bào mà đuôi con thằn lằn bị đứt vẫn có thể tái sinh.
Câu 20:
Đáp án: C
Tế bào được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: màng tế bào, chất tế bào và nhân/vùng nhân.
Câu 21.
Giữa Trái Đất và Mặt Trăng tồn tại lực hấp dẫn.
Đáp án D
Câu 22.
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
Đáp án C
Câu 23.
Buộc đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu:
- Túi nilong đựng nước không rơi
- Túi nilong đựng nước bị biến dạng
- Dây cao su dãn ra
Đáp án D
Câu 24.
Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả:
+ làm cọc tre bị biến dạng
+làm cọc tre đâm sâu xuống dưới đất.
Đáp án D
Câu 25.
Cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:
- đang chuyển động bị dừng lại : thay đổi tốc độ
- bề mặt bóng bị lõm xuống tại chỗ tay tiếp xúc với quả bóng: bị biến dạng
Đáp án C
Câu 26.
Mọi vật có khối lượng đều hút nhau một lực. Lực hút này được gọi là lực hấp dẫn.
Đáp án B
Câu 27.
Vật có trọng lượng 10N thì có khối lượng 1 kg
=> vật có trọng lượng 350 N thì có khối lượng là
Đáp án B
Câu 28.
A – sai, trọng lượng là độ lớn của trọng lực
B – đúng
C – sai, kí hiệu trọng lượng là P
D – sai, đơn vị của lực là N
Đáp án B
Câu 29.
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động nhanh lên.
Đáp án A
Câu 30.
A – bị biến đổi về độ lớn vận tốc
B – không thay đổi về hướng và độ lớn
C - không thay đổi về hướng và độ lớn
D - không thay đổi về hướng và độ lớn
Đáp án A