Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - Cánh diều
Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn Bộ 4 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất bộ sách Cánh diều được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Khoa học tự nhiên 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Khoa học tự nhiên lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Để có được một hỗn hợp ta cần trộn mấy chất với nhau?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. Hai chất trở lên.
Câu 2: Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A.10%
B. 21%
C. 28%
D. 78%
Câu 3: Nguồn gây ô nhiễm không khí nào do tự nhiên tạo ra?
A. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
B. Khí thải sinh ra từ việc đốt nương rẫy lấy đất.
C. Hút thuốc lá.
D. Bão kéo theo cát, bụi.
Câu 4:Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxygen để?
A. Hô hấp. B. Dập tắt đám cháy.
C. Tránh bị bỏng. D. Liên hệ với bên ngoài.
Câu 5: Than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên được xếp vào loại nhiên liệu nào?
A. Nhiên liệu sinh học. B. Nhiên liệu sạch.
C. Nhiên liệu tái tạo. D. Nhiên liệu không tái tạo.
Câu 6: Bổ sung Iodine (I - ốt) giúp ngừa bệnh nào sau đây ở người?
A. Bệnh thiếu máu. B. Bệnh quáng gà.
C. Bệnh còi xương. D. Bệnh bướu cổ.
Câu 7: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch.
Câu 8: Trong củ khoai lang chứa chủ yếu là chất nào sau đây?
A. Vitamin. B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo). D. Carbohydrate (chất đường, bột).
Câu 9: Tách muối ăn ra khỏi nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A. Lọc. B. Chiết.
C. Cô cạn. D. Dùng nam châm hút.
Câu 10: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Đường mía. B. Mỡ động vật.
C. Khí oxygen. D. Dầu ăn.
Câu 11: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể
B. Thể Golgi
C. Ribosome
D. Lục lạp
Câu 12: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 4 B. 8 C. 12 D. 16
Câu 13: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành D. Hình dạng
Câu 14: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi
B. Tả, sởi, viêm gan A
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 16: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da D. Hình thành lông bơi
Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ
B. Vì chúng có khả năng di chuyển
C. Vì chúng là cơ thể đơn bào
D. Vì chúng có roi
Câu 18: Tên khoa học của các loài được hiểu là?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Câu 19: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi B. Tảo C. Trùng giày D. Trùng biến hình
Câu 20: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Có kích thước hiển vi
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ
C. Chưa có cấu tạo tế bào
D. Có hình dạng không cố định
Câu 21: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D. không gây ra tác dụng gì.
Câu 22: Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?
A. Giáo viên.
B. viên phấn.
C. Bảng.
D. Bàn tay giáo viên.
Câu 23: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.
B. hút nhau, lực tiếp xúc.
C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
D. hút nhau, lực không tiếp xúc
Câu 24: Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực
A. kéo
B. đẩy
C. hút
D. đàn hồi
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?.
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 26: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 100N. Khối lượng của vật đó là:
A. 10 kg
B. 100 g
C. 100 kg
D. 1000 kg
Câu 27: Trọng lượng của một vật 1500g là bao nhiêu
A. 200N
B. 150N
C. 20N
D. 15N
Câu 28: Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo
A. chuyển động.
B. thu gia tốc
C. có xu hướng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu.
D. vừa biến dạng vừa thu gia tốc
Câu 29: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 96 cm
B. 94 cm
C. 0,96 dm
D. 9,6 cm
Câu 30: Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Vật thể nào sau đây là vật hữu sinh?
A. Đôi dép. B. Cây nến.
C. Con gà. D. Ô tô.
Câu 2: Nguồn gây ô nhiễm không khí nào sau đây là do con người tạo ra?
A. Đốt rừng làm nương, rẫy.
B. Núi lửa phun trào.
C. Bão.
D. Nắng nóng làm cháy rừng.
Câu 3: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
B. Hình thành sấm sét.
C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
D. Tham gia quá trình tạo mây.
Câu 4:Biện pháp duy trì nguồn oxygen cung cấp cho không khí?
A. Chặt cây, phá rừng.
B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
C. Trồng cây xanh.
D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Câu 5: Vật liệu nào sau đây là được dùng làm lõi dây dẫn điện?
A. Gỗ
B. Đồng
C. Thủy tinh
D. Gốm
Câu 6: Protein có nhiều trong thực phẩm nào sau đây?
A. Trứng. B. Rau xanh. C. Cà chua. D. Ớt.
Câu 7: Trẻ em mắc bệnh còi xương là do trong cơ thể thiếu hụt vitamin nào sau đây?
A. Vitamin A.
B. Vitamin B.
C. Vitamin C.
D. Vitamin D.
Câu 8: Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm dinh dưỡng nào sau đây?
A. Carbohydrate.
B. Lipid.
C. Muối khoáng.
D. Protein.
Câu 9: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?
A. Nghiền nhỏ chất rắn.
B. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.
C. Dùng nước nóng.
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 10: Khi hòa tan muối trong cốc nước thì muối đóng vai trò gì?
A. Chất tan.
B. Dung môi.
C. Dung dịch.
D. Huyền phù.
Câu 11: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?
A. Màng tế bào B. Tế bào chất
C. Thành tế bào D. Nhân/vùng nhân
Câu 12: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào B. Mô
C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 13: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?
A. Carotenoid B. Xanthopyll
C. Phycobilin D. Diệp lục
Câu 14: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 15: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 16: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 17: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 18: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian
Câu 19: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi
B. Tảo
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
Câu 20: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 21: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?
A. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h.
B. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
C. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
D. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
Câu 22: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
B. Lực của khung xe tác dụng vào lốp.
C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 23: Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
A. Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
B. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan.
C. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình.
D. Vật gây ra lực: hoa trong bình; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa
Câu 24: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát?
A. Khi kéo vật trên mặt đất
B. Phanh xe để xe dừng lại
C. Khi đi trên nền đất trơn.
D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Câu 25: Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để
A. Tăng ma sát lăn
B. Tăng ma sát trượt
C. Tăng ma sát nghỉ
D. Tăng quán tính
Câu 26: Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?
A. 600N
B. 60N
C. 6000N
D. 6N
Câu 27: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật
C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng
D. A,B,C đều đúng
Câu 28: Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?
A. Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
B. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
C. Chúng đều là những lực kéo.
D. Chúng đều là những lực đẩy.
Câu 29: Lực đàn hồi có đặc điểm
A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Câu 30: Lò xo không bị biến dạng khi
A. dùng tay kéo dãn lò xo
B. dùng tay ép chặt lò xo
C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
D. dùng tay nâng lò xo lên
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: Cho các vật thể: ô tô, con gà, cây mía, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là
A. ô tô, con gà, xe máy.
B. con gà, nước biển, xe máy.
C. ô tô, viên gạch, xe máy.
D. con gà, viên gạch, xe máy.
Câu 2:Ô nhiễm không khí có thể gây ra những bệnh nào cho con người?
A. Bệnh viêm đường hô hấp
B. Bệnh cao huyết áp
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đường tiêu hóa.
Câu 3: Chất khí nào giúp duy trì sự hô hấp cho người và sinh vật khác?
A. Nitrogen.
B. Hơi nước
C. Carbon dioxide.
D. Oxygen.
Câu 4: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D.Bay hơi
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch?
A. Khí thiên nhiên. B. Than mỡ.
C. Dầu mỏ. D. Đá vôi.
Câu 6: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu?
A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
D. Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.
Câu 7: Hãy cho biết đâu là thực phẩm trong các loại sau?
A. Thịt bò. B. Khoai lang.
C. Bắp (ngô). D. Sắn.
Câu 8: Muốn hòa tan đường nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?
A. Nước nóng.
B. Nước ở nhiệt độ phòng.
C. Nước lạnh. .
D. Nước ấm.
Câu 9: Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm chất dinh dưỡng nào sau đây?
A. Carbohydrate. B. Lipid.
C. Muối khoáng. D. Protein.
Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?
A. Hòa tan vào nước.
B. Lắng, lọc.
C. Dùng nam châm hút.
D. Tất cả các cách trên đều đúng.
Câu 11: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Có kích thước hiển vi
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ
C. Chưa có cấu tạo tế bào
D. Có hình dạng không cố định
Câu 12: Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)
Câu 13: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 14: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đa bào là?
A. (1), (2), (5) B. (5), (3), (1)
C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 15: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp. B. Nhân tế bào.
C. Không bào. D. Thức ăn.
Câu 16: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào B. Mô
C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển
C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi
Câu 18: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?
A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô
B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể
C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
Câu 19: Tên khoa học của các loài được hiểu là?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Câu 20: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng kiết lị B. Trùng giày
C. Trùng sốt rét D. Trùng roi
Câu 21: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 22: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy một chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
Câu 23: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc.
(2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc.
(3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng. Lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc.
(4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau.
(5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 24: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
A. Tra dầu vào xích xe đạp
B. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
C. Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
D. Rắc cát trên đường ray xe lửa
Câu 25: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột
C. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm
D. Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe
Câu 26: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Câu 27: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:
A. Cân và thước
B. Lực kế và thước
C. Cân và thước đo độ
D. Lực kế và bình chia độ
Câu 28: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng.
D. ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ
Câu 30: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. Lực hút của Trái Đất
C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Chất khí được nạp vào bình dưỡng khí để người thợ lặn sử dụng là
A. oxygen.
B. nitrogen.
C. hydrogen.
D. carbon dioxide.
Câu 2: Chất dễ bị nén là
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Cái bàn, cửa sổ, thủy tinh.
B. Khí oxygen, sắt, kẽm.
C. Con cá, protein, lipit.
D. Sắt, gỗ, con dao.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ra ô nhiễm không khí?
A. Chăm sóc cây xanh.
B. Đốt rừng làm rẫy.
C. Thu gọn vệ sinh môi trường.
D. Tỉa gọn cây xanh.
Câu 5: Vật liệu là:
A. gồm nhiều chất trộn vào nhau.
B. một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
C. được tạo nên từ một chất hoặc một hỗn hợp và được con người sử dụng để tạo ra các vật thể nhân tạo.
D. một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
Câu 6: Thành phần phần trăm của khí nitrogen trong không khí là
A. 21%. B. 87%. C. 78%. D. 28%.
Câu 7: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:
A. Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc ướp lạnh.
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 8: Hỗn hợp thu được khi cho một thìa đường ăn vào nước và khuấy đều là
A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. dung môi.
D. nhũ tương.
Câu 9: Benzen là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách benzen ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Chiết. B. Chưng cất. C. Lọc. D. Cô cạn.
Câu 10: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:
A. thể của chất. B. mùi vị của chất.
C. tính chất của chất. D. số chất tạo nên.
Câu 11: Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
A. Tên khoa học B. Tên địa phương
C. Tên dân gian D. Tên phổ thông
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?
(1) Cấu trúc tế bào
(2) Cấu tạo cơ thể
(3) Đặc điểm sinh sản
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3), (4) C. (1), (3), (4), (5)
Câu 13: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 4 B. 8 C. 12 D. 16
Câu 14: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 15: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 16: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 17: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn
Câu 18: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ
B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh
D. Biết bay và không biết bay
Câu 19: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 20: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?
A. Màng tế bào B. Tế bào chất
C. Thành tế bào D. Nhân/vùng nhân
Câu 21: Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2.
A. làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B. làm biến dạng viên bi 2.
C. vừa lảm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. không lảm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 22: Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A. Quả tạ.
B. Đôi chân.
C. Bắp tay.
D. Cánh tay.
Câu 23: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn.
B. Gió tác dụng lực lên cánh buồn
C. Lực của chân đá vào quả bóng
D. Lực của tay tác dụng để mở cánh cửa
Câu 24: Lực là gì?
A. Tác dụng đẩy của vật này lên vật khác
B. Tác dụng kéo của vật này lên vật khác
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 25: Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?
A. Cục đất sét
B. Sợi dây đồng
C. Sợi dây cao su
D. Quả ổi chín
Câu 26: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
A. 4cm
B. 6cm
C. 24cm
D. 26cm
Câu 27: Lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi?
A. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng lên khung xe máy
B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường
C. Lực của lò xo bút bi khi tác dụng vào ngòi bút
D. Lực tác dụng vào cánh quạt khi quạt đang quay
Câu 28: Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?
A. Một tờ giấy bị gấp đôi
B. Một thanh sắt
C. Một cục đất sét
D. Lò xo
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát:
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.