Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Với Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Văn 8 - phần Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 1)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Phần in đậm trong câu nói: “Thôi thôi... hừ hừ... Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hành động bộc lộ cảm xúc
c. Hành động hứa hẹn
d. Hành động điều khiển
2. Trật tự trong câu nào trong các câu dưới đây thể hiện thứ tự trước sau của các hành động?
a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù
b. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
c. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn
d. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu mới tươm tất chứ
3. “Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trừng lúc nào cũng còn là sớm” là câu cầu khiến dùng để:
a. Khuyên bảo b. Ra lệnh c. Yêu cầu d. Đề nghị
4. Câu nói: “Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị. Nếu chị sang nhà cụ Nghị rồi thì em chơi với ai” thể hiện vai giao tiếp nào của nhân vật tham gia giao tiếp?
a. Quan hệ thân – sơ
b. Quan hệ trên – dưới
c. Quan hệ ngang hàng
5. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lô – gic?
a. Khi con tu hú là một bài thơ hay của Tố Hữu
b. Nhà thơ Tế Hanh đã để lại nhiều bài văn hay về quê hương
c. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng
d. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ
6. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu phủ định?
a. Bức tranh này không đẹp!
b. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
c. Tôi không thể không đi Hà Nội vào ngày mai được.
d. Mừng à? Vẫy đuôi à?
II. Tự luận (7 điểm)
1. Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. (1đ)2. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu: “Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u” (1đ)
3. Viết một đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán. (5đ)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
(Khi con tu hú – Tố Hữu)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
d | c | a | b | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc.
→ Lỗi không lô – gic: trong các thành phần của chủ ngữ không ngang hàng nhau: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi (0.5đ)
→ Sửa: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. (0.5đ)
2.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu: “Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u”
→ Kiểu câu cầu khiến (0.5đ)
→ Hành động yêu cầu, khuyên bảo. (0.5đ)
3.
HS viết một đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của khổ thơ, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán. Đảm bảo được các nội dung sau:
- Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm. (1đ)
- Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh (1đ)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. (1đ)
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả. (0.5đ)
- Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. (0.5đ)
- Sử dụng 1 câu cảm thán. (1đ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Văn 8 - phần Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 2)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác?
a. Để điều khiển, ra lệnh
b. Để thông báo, xác nhận
c. Để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, tình cảm
d. Để kể, miêu tả
2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu cầu khiến?
a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi
b. Đào tổ nông thì cho chết
c. Anh cứ hút trước đi
d. Ngài cứ nghe đi đã
3. Câu nào dưới đây mắc lỗi lô – gic?
a. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa giảm tuổi thọ của con người.
b. Em muốn trở thành giáo viên hay bác sĩ?
c. Chị Dậu không những cần cù, chịu khó mà còn hết mực yêu thương chồng con.
d. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn đặc sắc về nội dung
4. Trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ?
a. Ngày mai tôi không đi học.
b. Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn.
c. Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
d. Cậu không đọc sách đấy à?
5. Câu cầu khiến nào dưới đây dùng để khuyên bảo?
a. Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
b. Hãy đưa tay cho tôi!
c. Bà hãy nhắm mắt lại và thở đều.
d. Đi mau lên!
6. Trật tự từ trong câu: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” có tác dụng gì?
a. Chỉ ra sự phong phú, đa dạng trong biểu hiện của tình yêu tổ quốc
b. Chỉ ra các yếu tố hợp thành tình yêu tổ quốc từ cấp độ nhỏ đến lớn. Yêu nước không phải là điều xa xôi mà khởi nguồn từ những tình cảm hết sức giản đơn.
c. Cả 2 tác dụng trên
II. Tự luận (7 điểm)
1. Điền kiểu câu ở cột A sao cho phù hợp với nội dung thông tin ở cột B (1đ)
A | B |
........................... | Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi. |
........................... | Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. |
........................... | Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người viết. |
........................... | Không có đặc điểm hình thức như cấc kiểu câu trên, dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả... |
2. Chỉ ra kiểu câu và hành động nói trong câu sau (1đ): Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
3. Đặt 1 câu cầu khiến có sử dụng từ vui mừng. (1đ)
4. Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng một câu cảm thán (4đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Quê hương – Tế Hanh)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | b | a | b | c | c |
II. Phần tự luận
1.
A | B |
Câu nghi vấn | Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi. |
Câu cầu khiến | Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. |
Câu cảm thán | Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người viết. |
Câu trần thuật | Không có đặc điểm hình thức như cấc kiểu câu trên, dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả... |
2.
Chỉ ra kiểu câu và hành động nói trong câu sau (1đ): Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi (0.5đ)
3.
Đặt 1 câu cầu khiến có sử dụng từ vui mừng. (1đ)
→ Chúng ta hãy vui mừng trước thành công của đội tuyển U23 Việt Nam trong trận đấu năm nay.
4.
Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng một câu cảm thán (4đ)
HS viết được đoạn văn nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê. (1đ)
- Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả. (1đ)
- Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương. (1đ)
- HS viết được một câu cảm thán. (1đ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Văn 8 - phần Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 3)
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Đáp án và thang điểm
Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng. Vì không có đủ tiền nộp sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.
Đề kiểm tra 45 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ B.Tức nước vỡ bờ C. Tôi đi học D. Lão Hạc
Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?
A. Lời nói. B. Tâm trạng. C. Ngoại hình. D. Hành động.
Câu 3: “Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Hồi kí.
Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?
A. Tức nước vỡ bờ B. Tôi đi học C. Trong lòng mẹ D. Lão Hạc
Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc
Câu 6: Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là (Qua tác phẩm của mình) đã “xui người nông dân nổi loạn”?
A. Nam Cao B. Nguyên Hồng C. Thanh Tịnh D. Ngô Tất Tố
Phần II: Tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao (Khoảng 10 dòng).
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) để nói lên suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | D | A | B | D |
Phần II: Tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt đủ ý chính của văn bản.
Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả diễn đạt.
Câu 2: - Hình thức:
+ Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
- Nội dung: Trình bày được các ý sau.
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Văn 8 - phần Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 4)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì?
a. Các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu
b. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu
c. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm
d. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản
2. Nối các câu ở cột A với kiểu câu ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Các em đừng khóc. | a. Câu cảm thán |
2. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. | b. Câu nghi vấn |
3. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? | c. Câu trần thuật |
4. Ha ha! Một lưỡi gươm! | d. Câu cầu khiến |
3. Câu: “Đóng cửa lại!” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hành động hỏi
c. Hành động điều khiển
d. Hành động hứa hẹn
4. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu phủ định?
“(1) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
(2) – Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
(3) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
(4) – Không đau con ạ!”
a. Câu (1) b. Câu (2) c. Câu (3) d. Câu (4)
5. Vai xã hội của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu Bàn luận về phép học là gì?
a. Quan hệ thân – sơ
b. Quan hệ ngang hàng
c. Quan hệ trên – dưới
II. Tự luận (7 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu sau (4đ):
a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
b. Khốn nạn thân tôi...ông giáo ạ!
c. Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
d. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
2. Phát hiện lỗi lô – gic trong các câu sau và sửa lại cho đúng (2đ):
a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
b. Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
3. Giải thích vì sao tác giả lại lựa chọn thứ tự sắp xếp như phần in đậm dưới đây? (1đ)
Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
b | 1 – d; 2 – c ; 3 – b; 4 - a | c | d | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu sau (4đ):
a. Câu trần thuật –hành động trình bày (1đ)
b. Câu cảm thán – hành động bộc lộ cảm xúc (1đ)
c. Câu cầu khiến – hành động yêu cầu, đề nghị (1đ)
d. Câu nghi vấn – hành động hỏi (1đ)
1. Phát hiện lỗi lô – gic trong các câu sau và sửa lại cho đúng (2đ):
a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
→ Lỗi ở quan hệ từ “ rất”, “nên” chỉ kết quả song không hợp lí ở 2 vế câu. (0.5đ)
→ Có thể sửa thành: Chị Dậu không chỉ cần cù, chịu khó mà còn rất mực yêu thương chồng con. (0.5đ)
b. Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
→ Lỗi không lô – gic ở 2 vế câu sau quan hệ từ “không chỉ... mà còn”. Ngôn từ cũng là một phương diện của giá trị nghệ thuật. (0.5đ)
→ Sửa: bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc ở nội dung. (0.5đ)
2.
Giải thích vì sao tác giả lại lựa chọn thứ tự sắp xếp như phần in đậm dưới đây? (1đ)
Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
→ Tác giả sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử: sự ra đời/ xuất hiện trước sau của các nhân vật lịch sử đó.