Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024


Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024 được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 8.

Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 1)

Phần Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

    1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

    2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.

    3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.

    4.Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

Phần Tập làm văn

Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay

Đáp án và Thang điểm

Phần Đọc hiểu

1. Đoạn trích được trích trong Hịch tướng sĩ. Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0,5 điểm)

    - Tác giả sáng tác trước khi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn (0,5 điểm)

2. Chỉ ra hậu quả nếu để giặc ngoại xâm chiếm chiếm bờ cõi: Ta bị lệ thuộc, mất nước (0,5 điểm)

Hs cần xác định đúng kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu

Câu (1): Kiểu câu trần thuật, hành động trình bày, phê phán thói hưởng lạc của tướng sĩ (0,5 điểm)

Câu (2): Câu cảm thán, hành động bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ đau xót của tác giả trước cảnh đất nước bị giặc xâm chiếm (0,5 điểm)

Câu (3): Câu nghi vấn, hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của tướng sĩ (0,5 điểm)

3. Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:

- Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng (0,5 điểm)

- Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù (0,5 điểm)

- Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước (0,5 điểm)

Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

Phần Tập làm văn

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 2)

I. Đọc hiểu( 3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời, NXB Văn học, 2013)

Câu 1 : Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?

Câu 2 : Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 : Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 4 : Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Câu 1 : (2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề: Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.

Câu 2 : (5 điểm) Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0đ)

Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024 Đề thi Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (8 đề) năm 2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

I. Đọc hiểu văn bản: (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1 : Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 : Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 3 : Tìm các từ ngữ miêu tả về cái chết dữ dội của lão Hạc.

Câu 4 : Kể tên các đoạn trích/tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).

II. Làm văn: (7 điểm)

Câu 1 : Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?

Câu 2 : Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. ĐỌC – HIỂU (3,0đ)

Câu Nội dung Điểm
1 Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

(Mỗi phương thức cho 0,25 điểm)

1,0
2 Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo. 1,0
3 Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. 0,5
4 Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học:

- Tôi đi học (Thanh Tịnh);

- Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng);

- Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

(Nêu đủ 3 VB/TP cho 0,5 điểm; nêu 2 VB/TP cho 0,25 điểm;

Nêu 1 VB/TP, khôn nêu hoặc nêu sai khôn cho điểm).

0,5

II. LÀM VĂN (7,0đ)

Câu Nội dung Điểm
1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.

⇒ Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.

d. Sáng tạo : HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả : dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

(Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm).

2,0
2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác.

- Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn -xi và Xiu đều không phát hiện ra.

- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình.

- Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

- Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

- Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

- Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

5,0

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 4)

I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)

Câu 3 : Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 4 : Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm)

Câu 1 :

- Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu).

- Tác giả: Nguyên Hồng.

Câu 2 : - Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.

Câu 3 :

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng

Câu 4 :

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.

- Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

1. Mở bài : (1,0 điểm) Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.

- Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. (Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)

- Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.

- Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.

3. Kết bài: (1,0 điểm)

- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.

- Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề kiểm tra số 5)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ    B. Thầy giáo    C. Ông Đốc    D. Tôi

Câu 2: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 3: Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh kẻ thù.

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Giải thích tại sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O.Hen-ri lại được coi là một kiệt tác.

Câu 2: (5 điểm) Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)

Câu 1 23 4
Đáp án D DC D

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Giải thích:

- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.

- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.

Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu làm rõ:

- Số phận của người nông dân: cơ cực, nghèo khổ, tối tăm, bế tắc, không lối thoát (lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật)

- Phẩm chất tốt đẹp: Tận tụy, hi sinh vì người thân.

- Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:

   + Chị Dậu: Có lòng yêu thương chồng con tha thiết, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

   + Lão Hạc: thương con, lương thiện, nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng.

- Kết luận: Dù cuộc sống cơ cực, bế tắc nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những tính cách điển hình cho người nông dân Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề kiểm tra số 6)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí    B. Tiểu thuyết    C. Truyện ngắn    D. Tuỳ bút

Câu 2: Các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc” cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận    C. Miêu tả, nghị luận, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả , biểu cảm    D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 3: Tâm lí, tính cách chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

A. Có sự đối lập mâu thuẫn với nhau    C. Có sự phát triển nhất quán trước sau

B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối    D. Cả A, B. C đều sai.

Câu 4: Qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri, em hiểu một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi :

A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt    B. Tác phẩm đó độc đáo

C. Tác phẩm đó đồ sộ    D. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu điểm giống và khác nhau của ba văn bản đã học : “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” ?

Câu 2: (5 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C D

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

+) Điểm giống nhau: ( 2 điểm)

- Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.

- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị vùi dập, cực khổ.

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).

- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.

+) Điểm khác nhau (1điểm)

- Những nét riêng của mỗi văn bản : Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

Câu 2 (5 điểm)

- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau

   +) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.

   +) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.

   +) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng.

   +) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề kiểm tra số 7)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí    B. Truyện ngắn    C. Hồi kí    D. Tiểu thuyết

Câu 2: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của họ

B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ, lời nói.

C. Để cho nhân vật này tự nói về nhân vật kia

D. Không dùng cách nào trong 3 cách trên

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.

B. Gián tiếp tố cáo xã hội Thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khôn cùng.

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4: Trong truyện “Hai cây phong” người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

A. Nhà văn    B. Nhạc sĩ    C. Họa sĩ    D. Nhà báo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.

Câu 2: (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Qua đó em thấy Lão Hạc là người như thế nào?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B D C

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

- Nội dung: tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”

- Hình thức: Một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.

Ví dụ:

Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Bỏ ngoài tai những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực sấn sổ tới đòi bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã hai tên tay sai độc ác.

Câu 2: (5 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc thông qua việc bán chó cần triển khai được các ý sau:

- Nói đi nói lại ý định bán Cậu Vàng với ông giáo. Coi đây là một việc rất hệ trọng. → suy tính, đắn đo nhiều lắm khi phải bán đi người bạn thân thiết, kỉ vật thiêng liêng của con trai lão.

- Sau khi bán Cậu Vàng, lão ăn năn, day dứt vì “già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”

- Chú ý một số chi tiết miêu tả ngoại hình Lão Hạc sau khi bán chó :

   + Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu.

   + Mắt lão ầng ậng nước, mặt co rúm lại.

   + Ép cho nước mắt chảy ra.

   + Mếu máo, hu hu khóc.

→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận và day dứt khi vừa bán Cậu Vàng.

→ Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất mực lương thiện, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề kiểm tra số 8)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ    B.Tức nước vỡ bờ    C. Tôi đi học     D. Lão Hạc

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?

A. Lời nói.    B. Tâm trạng.     C. Ngoại hình.     D. Hành động.

Câu 3: “Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí.     B. Truyện ngắn.     C. Tiểu thuyết.     D. Hồi kí.

Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?

A. Tức nước vỡ bờ    B. Tôi đi học    C. Trong lòng mẹ    D. Lão Hạc

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?

A. Tôi đi học    B. Trong lòng mẹ    C. Tức nước vỡ bờ    D. Lão Hạc

Câu 6: Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là (Qua tác phẩm của mình) đã “xui người nông dân nổi loạn”?

A. Nam Cao    B. Nguyên Hồng    C. Thanh Tịnh     D. Ngô Tất Tố

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao (Khoảng 10 dòng).

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) để nói lên suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B D A B D

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: Tóm tắt đủ ý chính của văn bản.

Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả diễn đạt.

Câu 2: - Hình thức:

    + Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.

    + Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp.

- Nội dung: Trình bày được các ý sau.

   + Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.

   + Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.

   + Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

Xem thêm các đề thi Văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: