[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề)
[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: (5,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Ngữ Văn 8 - tập 1, trang 41,42)
1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu tác dụng?
3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép?
4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên?
5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không? Vì sao?
Phần II: (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
...“Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cỏ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn ko đc đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản”
(Ngữ văn 8, tập 1)
1.
a/ Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Trình bày xuất xứ văn bản.
b/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Hãy diễn đạt bằng một câu văn?
c/ Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó:
“Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi.”
2. Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Từ câu chủ đề trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, trong đoạn có sử dụng một tình thái từ và một trợ từ.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I:
1. Trích từ văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
2.
- Từ tượng hình: Móm mém
- Từ tượng thanh: Hu hu
- Tác dụng: Mô phỏng hình dáng miệng lão Hạc khi khóc và tiếng khóc của lão qua đó gợi lên sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán chó.
3.
- Câu ghép : Cái đầu lão (CN) / ngoẹo về một bên (VN) và cái miệng (CN) / móm mém của lão khóc mếu như con nít. (VN)
- Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng thời.
4. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng: Buồn, đau khổ, hối hận khi bán chó.
5.
- Đáp án: Nên bán hay không nên bán đều được chấp nhận.
- Giải thích lý do nên bán hay không nên bán (GV tùy vào tính hợp lý, cách lập luận để giải thích mà ghi điểm).
Phần II:
1.
a/
- Đoạn văn trích trong văn bản: Ôn dịch thuốc lá
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
- Xuất xứ: Ôn dịch, thuốc lá là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện trích trong Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) Hồ Chí Minh.
b/ Tác hại ghê gớm của thuốc là đối với sức khỏe con người.
c/
- Các lông mao này (CN)/ có chức năng quét dọn bụi bặm (VN)// và các vi khuẩn (CN)/ theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi (VN)
- Quan hệ ý nghĩa: Quan hệ tiếp nối.
2. Nội dung đoạn văn cần đảm bảo:
- Câu chủ đề: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều mà ai trong chúng ta cũng đều hiểu.
- Trình bày tác hại của thuốc lá:
+ Với bản thân người hút: gây ung thư vòm họng, ung thử phổi; gây cao huyết áp, tắc động mạnh, nhồi máu cơ tim; lãng phí tiền bạc; tổn hại sức khỏe lao động.
+ Với người hút thụ động (ngửi khói thuốc): đau tim mạch, viêm phế quản, có khả năng bị ung thư; những bà mẹ mang thai, khi ngửi khói thuốc, sinh con non, con suy yếu, hệ miễn dịch kém,…
- Giải pháp: đánh thuế cao; phạt nặng những người hút ở nơi công cộng;…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5 :
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Ngữ Văn 8 – Tập 1, trang 41,42)
Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?
Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu tác dụng?
Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên?
Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không? Vì sao?
2. Tạo lập văn bản (5,0 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Câu 1. Trích từ văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 2.
- Từ tượng hình : Móm mém
- Từ tượng thanh : Hu hu
- Tác dụng : Mô phỏng hình dáng miệng lão Hạc khi khóc và tiếng khóc của lão qua đó gợi lên sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán chó.
Câu 3.
- Câu ghép : Cái đầu lão (CN) / ngoẹo về một bên (VN) và cái miệng (CN) / móm mém của lão khóc mếu như con nít. (VN)
- Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng thời.
Câu 4. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng: Buồn, đau khổ, hối hận khi bán chó.
Câu 5.
- Đáp án : Nên bán hay không nên bán đều được chấp nhận.
- Giải thích lý do nên bán hay không nên bán (GV tùy vào tính hợp lý, cách lập luận để giải thích mà ghi điểm).
2. Tạo lập văn bản (5,0 điểm)
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
*Phương pháp: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể lại kỉ niệm của em với bạn.
- Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở bài
- Trong một lần nghỉ hè tôi được ba mẹ cho về quê nội chơi.
- Ở đây tôi làm quen với người bạn mới tên Ái Liên và mọi người thường gọi bạn ấy là Mèo Mun, bạn ấy là con nhà nghèo nhưng rất dễ mến.
2. Thân bài
- Kể lại trường hợp vì sao cả 2 gặp và chơi thân với nhau: Mới về quê nội tôi không quen bạn nào cả. Nhà bạn Ái Liên ở cạnh nhà nội tôi, bạn Ái Liên thấy tôi thường hay ở nhà không đi đâu nên rủ tôi qua nhà bạn ấy chơi.
+ Ngày nào tôi cùng Ái Liên đều đi chơi cùng nhau. Lúc thì chơi ở sân nhà nội, lúc thì rủ nhau đi ra đồng bắt châu chấu hoặc ra đường làng chơi cùng các bạn khác.
+ Chúng tôi thường tự tổ chức những trò chơi như: Kéo xe hoa rụng, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê... rất là vui.
+ Nhà bạn Ái Liên rất nghèo nên bạn hay tủi thân vì không có đồ chơi.
- Ngày tôi gần xa quê để trở lại thành phố:
+ Ái Liên gọi sang bày trò chơi mới.
+ Hôm đó chúng tôi kéo nhau ra bờ đê chơi, tôi bị té xuống mương nước.
+ Ái Liên nhảy xuống cứu nhưng nó cũng không biết bơi.
- May mắn được chú Ba làm ruộng gần đó cứu hai đứa thoát nạn.
+ Đều sặc nước và được cứu kịp thời.
+ Đêm đó nằm ngủ với Nội, nghe nội kể về hoàn cảnh gia đình bạn Ái Liên tôi thương Ái Liên vô hạn.
3. Kết bài
- Tôi cảm động với tình cảm của bạn ấy dành cho tôi. Tôi mong rằng điều kiện gia đình của bạn sẽ khá hơn để bạn có thể vui vẻ hơn.
- Bây giờ đã vào học lại nhưng tôi và Ái Liên vẫn thường viết thư gửi thăm nhau, kể cho nhau nghe những chuyện ở trường ở lớp.
- Tôi mong tình bạn giữa 2 chúng tôi luôn luôn vui vẻ!
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I: (5,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
(Trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, SGK Ngữ văn 8 tập 1, trang 18)
Câu 1: Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên?
Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em thấy người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
Phần II: (5,0 điểm)
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?
Câu 4: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)..
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1: Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2: Các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên là: Mặt, gò má, đầu, mắt, da, đùi, cánh tay, miệng.
Câu 3: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được vai trò của người mẹ đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống vô cùng quan trọng:
- Mẹ không chỉ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mà còn luôn che trở, dành tình yêu thương, dìu dắt chúng ta....
- Nếu thiếu đi tình yêu thương của mẹ, chúng ta cảm thấy cuộc sống thiếu thốn về mặt tinh thần...
Phần II: (5,0 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn”
- Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.
Câu 3:
- Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.
- Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh.
Câu 4:
* Yêu cầu hình thức:
HS biết viết đoạn văn; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; độ dài đoạn văn phù hợp yêu cầu (từ 6 đến 8 dòng).
* Yêu cầu nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Học sinh có thể đưa ra hai trong những phương án sau:
- Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
- Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
- Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5 :
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Ngữ Văn 8 – Tập 1, trang 41,42)
Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?
Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu tác dụng?
Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên?
Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không? Vì sao?
2. Tạo lập văn bản (5,0 điểm) Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đình.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Câu 1. Trích từ văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 2.
- Từ tượng hình : Móm mém
- Từ tượng thanh : Hu hu
- Tác dụng : Mô phỏng hình dáng miệng lão Hạc khi khóc và tiếng khóc của lão qua đó gợi lên sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán chó.
Câu 3.
- Câu ghép : Cái đầu lão (CN) / ngoẹo về một bên (VN) và cái miệng (CN) / móm mém của lão khóc mếu như con nít. (VN)
- Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng thời.
Câu 4. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng: Buồn, đau khổ, hối hận khi bán chó.
Câu 5.
- Đáp án : Nên bán hay không nên bán đều được chấp nhận.
- Giải thích lý do nên bán hay không nên bán (GV tùy vào tính hợp lý, cách lập luận để giải thích mà ghi điểm).
2. Tạo lập văn bản (5,0 điểm)
Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đình.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về loài vật nuôi có ích trong gia đình
2. Thân bài
- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài vật nuôi
- Giới thiệu về các chủng loại
- Thuyết minh về hình dáng, những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của loài vật nuôi
- Thuyết minh về tập tính của loài
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng
- Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài vật nuôi với gia đình, với truyền thống văn hóa.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm với vật nuôi. Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của vật nuôi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm) Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm) Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Trích từ văn bản: Lão Hạc
- Tác giả: Nam Cao
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng hình, từ tượng thanh
Cách giải:
- Từ tượng thanh: hu hu
- Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức cau ghép
Cách giải:
- Phân tích cấu tạo:
Cái đầu lão (CN1) // ngoẹo về một bên (VN1) và cái miệng móm mém của lão (CN2) // mếu như con nít. (VN2)
- Quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
- Tại sao chúng ta phải yêu thương vật nuôi trong gia đình:
+ Vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta vui nhộn, nhiều màu sắc hơn.
+ Chúng biết giúp ích cho cuộc sống của chúng ta: giữ nhà (con chó), bắt chuột (con mèo), cung cấp thực phẩm (gà, lợn…).
+ Yêu thương động vật còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, sau này mở rộng ra là tình yêu thương bè bạn, gia đình và những người xung quanh.
- Liên hệ với bản thân.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Phương pháp: so sánh, phân loại, phân tích
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời.
- Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.
- Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
2. Hình dáng: Hình chóp
3. Các nguyên liệu làm nón:
- Mo nang làm cốt nón
- Lá cọ để lợp nón
- Nứa rừng làm vòng nón
- Dây cước, sợi guột để khâu nón
- Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
4. Cách làm
- Đầu tiên là chọn lá.
- Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc.
- Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách.
- Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn không chấp, không gợn.
- Nón có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm
- Người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu
- Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay.
- Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.
5. Phân loại
- Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông.
- Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển.
6. Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây
7. Ý nghĩa
- Là vật dụng làm duyên của người con gái Việt Nam cùng với tà áo dài thướt tha.
- Là vật dụng cần thiết và hữu ích cho con người: che nắng, che mưa,...
III. KẾT BÀI
- Chiếc nón lá từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU:(3 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.
- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
(Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1:(2 điểm)
a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)
b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)
Câu 2:(1 điểm)
“Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)
b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)
II. TÂP LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm) Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
Câu 2:(4 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo).
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a.
*Phương pháp: Đọc, hiểu
*Cách giải:
- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).
b.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn
…
Câu 2:
a.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức câu ghép
*Cách giải:
Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.
b.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng thanh.
*Cách giải:
- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
- Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.
*Giải thích:
- “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.
ð Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.
* Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:
- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.
- Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.
- Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.
…
* Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:
- Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.
- Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
…
* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.
* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
* Tổng kết.
Câu 2:
*Phương pháp:
- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Gợi ý:
Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo viết về tình mẫu tử để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện trong truyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“… Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiếp, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”
(Ngữ văn 8, tập 1)
a/ Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Đề cập đến vấn đề gì?
b/ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
c/ Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.
Câu 2: Từ việc nhận thức về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu những hành động để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường, trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép.
Phần II: (5,0 điểm)
Cho đoạn thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa từ “nghiên” trong đoạn thơ.
Câu 3: Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu.
Câu 4: Chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 5: Viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1:
a/
- Trích trong văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
- Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
b/
- Kiểu văn bản nhật dụng.
- PTBĐ: Nghị luận.
c/ Trường từ vựng về bệnh lí: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh
Câu 2:
- Yêu cầu HS viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
- Nội dung: Hs nêu được một số hành động như:
+ Không sử dụng bao bì ni lông khi không thật sự cần thiết.
+ Sử dụng các bao bì thay thế bao bì ni lông bằng các chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường như: giấy…
+ Sau khi sử dụng bao bì ni lông, bỏ rác vào đúng nơi qui định.
Phần II: (5,0 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trích trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Câu 2: “Nghiên”: Đồ dùng để mài mực hoặc son.
Câu 3: Đoạn thơ diễn tả nỗi sầu tủi của ông đồ khi khách đến mua chữ ngày càng vắng bóng.
Câu 4:
- Biện pháp tu từ: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Tác dụng:
+ Những sự vật vô tri vô giác như cùng đồng cảm với tình cảnh của con người, nỗi buồn tủi từ ông đồ lan sang cảnh vật.
+ Diễn tả niềm thương cảm sâu sắc của Vũ Đình Liên trước “cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn”.
Câu 5:
- Hình thức:
+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch.
+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ.
- Nội dung: Làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”:
+ Nỗi sầu tủi trước sự vắng bóng của người xem, người mua chữ. Sự nhạt phai âm thầm nhưng nghiệt ngã, không thể níu kéo.
+ Nỗi sầu tủi của con người như thấm sang cảnh vật: giấy buồn, mực sầu
+ Cảm xúc của nhà thơ: niềm thương cảm xót xa (như phủ cả nỗi ngậm ngùi của mình vào câu chữ).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.
Câu 1. Đoạn văn trên của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gi ?
Câu 3. Đoạn văn có nội dung như thế nào ?
Câu 4.Trình bày ý nghĩa văn bản trên?
Câu 5. Tìm các từ tượng hình và tượng thanh ở đoạn trích. Em hãy chỉ rõ tác dụng của chúng?
Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Thuyết minh về một chiếc bút bi luôn gắn bó sâu sắc với em.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
- Tác giả: Nam Cao
- Tác phẩm: Lão Hạc
Tác giả
a. Tiểu sử
- Bút danh Nam Cao ⟶ nặng lòng với quê hương
- Gia đình: nông dân, đông con.
- Cuộc đời Nam Cao đi nhiều, vốn hiểu biết
b. Sự nghiệp sáng tác
- Quan điểm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” ⟶ hiện thực
- Nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Đề tài:
+ Người nông dân
+ Người tri thức
Tác phẩm
- Đề tài: người nông dân
- Nhan đề: “Lão Hạc”
+ Nhân vật trung tâm
+ Số phận nhân vật
Câu 2.
- Phương thức: Tự sự
Câu 3.
- Nội dung: Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng
Câu 4.
- Ý nghĩa: Tác phẩm đã cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của họ.
Câu 5.
- Tượng hình: ầng ậng, móm mém; Tượng thanh: hu hu
- Tác dụng: khắc họa rõ nét, sâu đậm nỗi đau đớn tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng
Câu 6.
- Giới thiệu vấn đề
- Phân tích:
+ Số phận người nông dân bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng (Lão Hạc, chị Dậu)
+ Nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời:
.. Lão Hạc có tình yêu thương con sâu nặng, lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp.
.. Chị Dậu yêu thương chồng con và sức sống tiềm tang mãnh liệt
- Tổng kết vấn đề
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Yêu cầu chung:
- Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật
- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.
- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
- Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
- Trình bày sạch đẹp.
Yêu cầu riêng:
1. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi
2. Thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của cây bút bi
- Trình bày đặc điểm, cấu tạo của cây bút bi
- Trình bày công dụng của cây bút bi
- Cách sử dụng và bảo quản...
3. Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống nói chung và với em nói riêng. Bộc lộ tình cảm của người viết đồ dùng học tập đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“… Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiếp, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”
(Ngữ văn 8, tập 1)
a/ Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Đề cập đến vấn đề gì?
b/ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
c/ Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.
Câu 2: Từ việc nhận thức về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu những hành động để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường, trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép.
Phần II: (5,0 điểm)
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Trích Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ văn 8, tập một, NXBGDVN, 2016)
Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên và trả lời các câu sau:
Câu 1: Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn.
Câu 2: Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ?
Câu 3: Em hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc.
Câu 4: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1:
a/
- Trích trong văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
- Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
b/
- Kiểu văn bản nhật dụng.
- PTBĐ: Nghị luận.
c/ Trường từ vựng về bệnh lí: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh
Câu 2:
- Yêu cầu HS viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
- Nội dung: Hs nêu được một số hành động như:
+ Không sử dụng bao bì ni lông khi không thật sự cần thiết.
+ Sử dụng các bao bì thay thế bao bì ni lông bằng các chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường như: giấy…
+ Sau khi sử dụng bao bì ni lông, bỏ rác vào đúng nơi qui định.
Phần II: (5,0 điểm)
Câu 1:
- Từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.
- Từ tượng thanh: hu hu.
Câu 2:
- Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện, xưng tôi).
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất:
+ Ông giáo – người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kể này, câu chuyện được kể như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút độc giả dõi theo.
+ Việc lựa chọn ngôi kể này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian, thời gian kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.
Câu 3:
- Trước hết, giá trị nhân đạo của tác phẩm được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân (lão Hạc) của nhà văn; đồng thời ngợi ca những phẩm cao quý của lão Hạc...
Câu 4:
- Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
- Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Phần I: (5,0 điểm)
“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
(Lão Hạc - Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)
Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:
1. Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?
2. Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
3. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão.
Phần II: (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
...“Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cỏ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn ko đc đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản”
(Ngữ văn 8, tập 1)
1.
a/ Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Trình bày xuất xứ văn bản.
b/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Hãy diễn đạt bằng một câu văn?
c/ Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó:
“Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi.”
2. Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Từ câu chủ đề trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, trong đoạn có sử dụng một tình thái từ và một trợ từ.
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần I:
1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác giả xưng tôi. Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự xen miêu tả, biểu cảm.
2. Từ tượng hình “rũ rượi”, “ xộc xệch”, “sòng sòng”.
→ Diễn tả cái chết đau đớn, vật vã tột cùng của nhân vật lão Hạc hiền lành, thiện lương.
3. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết.
- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát.
- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống.
Phần II:
1.
a/
- Đoạn văn trích trong văn bản: Ôn dịch thuốc lá
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
- Xuất xứ: Ôn dịch, thuốc lá là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện trích trong Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) Hồ Chí Minh.
b/ Tác hại ghê gớm của thuốc là đối với sức khỏe con người.
c/
- Các lông mao này (CN)/ có chức năng quét dọn bụi bặm (VN)// và các vi khuẩn (CN)/ theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi (VN)
- Quan hệ ý nghĩa: Quan hệ tiếp nối.
2. Nội dung đoạn văn cần đảm bảo:
- Câu chủ đề: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều mà ai trong chúng ta cũng đều hiểu.
- Trình bày tác hại của thuốc lá:
+ Với bản thân người hút: gây ung thư vòm họng, ung thử phổi; gây cao huyết áp, tắc động mạnh, nhồi máu cơ tim; lãng phí tiền bạc; tổn hại sức khỏe lao động.
+ Với người hút thụ động (ngửi khói thuốc): đau tim mạch, viêm phế quản, có khả năng bị ung thư; những bà mẹ mang thai, khi ngửi khói thuốc, sinh con non, con suy yếu, hệ miễn dịch kém,…
- Giải pháp: đánh thuế cao; phạt nặng những người hút ở nơi công cộng;…