Đề thi Ngữ Văn 8 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (30 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ 30 đề thi Ngữ Văn 8 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ Văn 8.
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 năm 2024 (10 đề)
- Bộ 20 Đề thi Ngữ văn lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
Đề thi Ngữ Văn 8 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (30 đề)
Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Ngữ Văn 8 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 8 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.
Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.
Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:
– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?
Phạm Ngũ Lão thưa rằng:
– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.
Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.
Hưng Đạo Vương hỏi rằng:
– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?
Ngũ Lão thưa rằng:
– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.
Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.
Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.
Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.
Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.
Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.
Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,
Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.
Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.
Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính
(Nam Hải dị nhân lược truyện)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?
A. Hưng Đạo Vương
B. Phạm Ngũ Lão
C. Bùi Công Tiến
D. Trần Thánh Tông
Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ
A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.
Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?
A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
B. Là một người chịu đau tốt
C. Là một người khảng khái, cương trực
D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý
Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?
Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CỬA SÔNG
Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.
Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vũng nước lợ nông sâu. |
Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng… nhớ một vùng núi non (theo Quang Huy) |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Sáu chữ
D. Bảy chữ
Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ
A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra
B. Không then khóa, không khép lại, mở ra
C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra
D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ
Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Điệp từ
Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?
A. Nơi biển cả tìm về với đất liền
B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.
D. Nơi những người thân được gặp lại nhau
Câu 6. Cho đoạn thơ:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non”
Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?
A. sông không giờ quên cội nguồn
B. sông không bao giờ quên biển
C. sông không bao giờ xa biển
D. sông luôn gắn bó với núi non
Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.
C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.
D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.
Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?
A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.
B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.
C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.
D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.
Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 3. Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân được thể hiện như thế nào trong bài?
A. Mang vẻ đẹp cổ điển
B. Ảm đạm, cô đơn, đườm đượm buồn
C. Tâm trạng buồn tủi
D. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống
Câu 4. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây?
A. Làn nắng ửng, khói mơ tan
B. Lấm tấm vàng, bóng xuân sang
C. Sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5 (0,5 điểm) Con người trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình?
Câu 6 (0,5 điểm) Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Câu 7 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu tiên?
Câu 8 (1,0 điểm) Từ bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đáng nhớ nhất của em.
Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 8 (sách cũ)