X

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa 12.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông - Kết nối tri thức

Câu 1. Ở nước ta hiện nay, cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Câu 2. Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng và dịch vụ nông nghiệp giảm.

D. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm và dịch vụ nông nghiệp tăng.

Câu 3. Vùng nào sau đây ở nước ta đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong sản xuất lúa nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng nhanh diện tích.

B. Giảm mạnh sản lượng.

C. Nâng cao năng suất.

D. Phòng trừ dịch bệnh.

Câu 5. Các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. Cà phê, cao su, mía.

B. Lạc, bông, hồ tiêu.

C. mía, lạc, đậu tương.

D. Lạc, cao su, thuốc.

Câu 6. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?

A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

B. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực.

C. Đẩy mạnh khai hoang vùng miền núi.

D. Tăng vốn đầu tư, phòng trừ dịch bệnh.

Câu 7. Đối với ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt có vai trò nào sau đây?

A. Nền tảng của nông nghiệp.

B. Nguyên liệu cho nhà máy.

C. Cung cấp nhiều thực phẩm.

D. Cơ sở phát triển chăn nuôi.

Câu 8. Tài nguyên không thể thay thế của ngành trồng trọt là

A. đất đai.

B. khí hậu.

C. nước.

D. địa hình.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp?

A. Dân cư.

B. Khí hậu.

C. Vận tải.

D. Lao động.

Câu 10. Chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Câu 11. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do

A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.

B. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.

C. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.

D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.

Câu 12. Sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do

A. tăng diện tích canh tác.

B. tăng năng suất cây trồng.

C. đẩy mạnh khai hoang.

D. tăng số lượng lao động.

Câu 13. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. năng suất lúa cao hơn.

B. diện tích trồng cây lớn.

C. lịch sử trồng lâu đời.

D. nguồn lao động đông.

Câu 14. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. cà phê, cao su, mía.

B. hồ tiêu, bông, chè.

C. cà phê, cao su, tiêu.

D. điều, chè, thuốc lá.

Câu 15. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là

A. giống vật nuôi năng suất cao ít.

B. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.

C. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.

D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.

Câu 16. Hiện nay ở nước ta có số lượng gia cầm tăng nhanh do

A. công nghiệp chế biến phát triển.

B. nguồn thức ăn ngày càng nhiều.

C. thị trường nước ngoài rộng lớn.

D. khống chế được mọi dịch bệnh.

Câu 17. Cây điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 18. Cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là do

A. mở rộng thị trường, công nghiệp chế biến phát triển.

B. diện tích đất rộng lớn và nguồn lao động chất lượng.

C. nguồn vốn đầu tư lớn, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất rộng và nhiều vốn.

Câu 19. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.

C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.

Câu 20. Ven các thành phố lớn hiện nay phát triển mạnh chăn nuôi gia sức lớn nào sau đây?

A. Bò thịt.

B. Bò sữa.

C. Trâu thịt.

D. Ngựa.

Câu 21. Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển không phải là

A. thức ăn chăn nuôi đảm bảo.

B. thức ăn công nghiệp nhiều.

C. dịch vụ giống và thú y tốt.

D. dịch bệnh nhiều, thiên tai.

Câu 22. Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Đất đai đa dạng, nhiều loại đất màu mỡ.

B. Khí hậu thuận lợi và phân hóa đa dạng.

C. Công nghiệp chế biến phát triển, vốn lớn.

D. Nhiều giống năng suất cao, nhiều nước.

Câu 23. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là

A. tài nguyên đất đa dạng, phong phú.

B. chính sách phát triển, vốn đầu tư.

C. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.

D. khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ.

Câu 24. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do

A. đẩy mạnh thâm canh.

B. phát triển quảng canh.

C. đẩy mạnh xen canh.

D. mở rộng đất canh tác.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu cả nước.

B. Là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nước.

C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.

D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa trong cả nước.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?

A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.

C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.

D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Câu 27. Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?

A. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

B. Dich bệnh hại đe dọa tràn lan trên diện rộng.

C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.

D. Cơ sở thức ăn chăn nuôi không được đảm bảo.

Câu 28. Ngành chăn của nước ta hiện nay

A. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.

B. phát triển mạnh ở vùng biển và các đảo.

C. tập trung ở vùng lương thực và đông dân.

D. chỉ phát triển ở đồng bằng và các đô thị.

Câu 29. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng

A. trung du và đồng bằng.

B. đồng bằng ven biển.

C. miền núi và đồng bằng.

D. trung du và miền núi.

Câu 30. Các vùng nào sau đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới?

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: