Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất - Cánh diều
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
1. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển
- Khái niệm: Là toàn bộ nước trên Trái Đất, bao gồm nước ở các trạng thái lỏng, rắn và hơi.
- Các nguồn nước
+ Nước trong các biển, đại dương, trên sông, hồ và băng hà.
+ Nước được chứa trong khí quyển, trong sinh vật.
+ Nước trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
- Phân bố
+ Nước trên Trái Đất phân bố không đều.
+ Các biển và đại dương chiếm khoảng 97,2 % lượng nước của thuỷ quyển.
+ Lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít (khoảng 2,8 %) nhưng có vai trò hết sức quan trọng.
2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Đặc điểm: Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
- Các nguồn cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn nước
+ Các biển và đại dương.
+ Sông, suối, ao, hồ, cây cuối,…
- Vòng tuần hòan nước: Khi hơi nước bốc lên từ đại dương sẽ tạo thành mây và gây mưa. Khi mưa rơi xuống đất liền sẽ chảy tràn trên mặt đất rồi đổ vào sông, suối; một phần nước mưa thấm vào trong đất, rồi thấm sâu xuống cả các tầng đá bên dưới tạo thành nước ngầm. Cuối cùng, hầu hết nước trong vòng tuần hoàn này lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào đại dương.