Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
Lý thuyết Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Lý thuyết Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
1. Khí quyển
* Khí quyển
- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km. |
16 - 55km. |
Trên 55km. |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… |
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
* Thành phần của không khí
- Không khí gồm các thành phần:
+ 78% khí ni-tơ.
+ 21% khí ô-xy.
+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
- Thành phần không khí thay đổi đến một mức nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
1. Nhiệt độ không khí
- Khái niệm: Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
- Dụng cụ để đo nhiệt độ: Nhiệt kế.
- Phân bố
+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.
+ Ở vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp.
+ Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới - 80°C.
- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi và độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.
- Nguyên nhân
+ Lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất.
+ Sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau.
2. Hơi nước trong không khí. Mưa
* Hơi nước trong không khí
- Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí từ nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi,...
- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí.
- Sương mù là hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất tạo thành.
- Mây là hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từng đám.
- Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.
* Mưa
- Nguyên nhân: Các đám mây được bổ sung thêm hơi nước, lớn lên và không bị nhiệt độ làm bốc hơi nước sẽ sinh ra mưa.
- Sự phân bố
+ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm từ xích đạo về cực.
+ Mưa nhiều ở khu vực nội chí tuyến (Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ,…).
+ Mưa ít ở khu vực cực, nội địa (Bắc Phi, Bắc Á, Tây Úc,…).
- Nhân tố ảnh hưởng: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,…
..............................
..............................
..............................