Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
1. Cấu tạo của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp giữa và lõi Trái Đất.
+ Lớp vỏ dày 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương, và dày đến 70km ở khu vực có khối núi cao.
+ Lớp man-ti dày đến 2900km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic. Nhiệt độ từ 1300oC đến trên 2000oC.
+ Lõi Trái Đất: Là khối cầu có bán kính 3400km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4000oC đến 5000oC.
- Thạch quyển là lớp vỏ đá của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên cùng của man-ti. Thạch quyển dày khoảng 100 km.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn
+ Đá trầm tích là các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.
+ Đá macma là các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại.
2. Các mảng kiến tạo
- Thạch quyển được tách bởi các đứt gãy sâu thành các mảng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất: Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương.
- Đặc điểm: Các mảng kiến tạo không đứng im mà có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
1. Quá trình nội sinh
- Khái niệm: Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.
- Nguyên nhân: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.
+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...
- Biểu hiện: Quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...
- Kết quả: Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
..............................
..............................
..............................