Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Cánh diều
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận. Trong vũ trụ bao la có vô số hệ Thiên Hà.
- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời).
- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là Mặt Trời.
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tám hành tinh theo các quỹ đạo hình elip.
- Chuyển động xung quanh hành tinh là vệ tinh. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Mọi hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời vừa quay quanh trục của nó.
- Trong các hành tinh của hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất là có sự sống.
2. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
a) Hình dạng của Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Bằng chứng Trái Đất có dạng hình cầu
+ Hiện tượng thuyền buồm xuất hiện dần ở đường chân trời khi vào gần bờ.
+ Nhà du hành vũ trụ trên tàu A-pô-lô 17 của Hoa Kì chụp được ảnh Trái Đất.
+ Chứng minh của nhà bác học nổi tiếng Niu-tơn.
b) Kích thước của Trái Đất
- Dạng cầu của Trái Đất không thật lý tưởng mà hơi dẹt ở hai cực.
- Sự chênh lệch giữa bán kính ở xích đạo với bán kính ở cực.
- Bán kính của Trái Đất là 6378km.
- Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa quan trọng
+ Xác định được tọa độ của các địa điểm trên Trái Đất.
+ Khoảng cách giữa các địa điểm.
+ Vẽ khá chính xác bản đồ thế giới,…