Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất - Cánh diều
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
1. Cấu tạo của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp giữa và lõi Trái Đất.
+ Lớp vỏ dày 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương, và dày đến 70km ở khu vực có khối núi cao.
+ Lớp man-ti dày đến 2900km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic. Nhiệt độ từ 1300oC đến trên 2000oC.
+ Lõi Trái Đất: Là khối cầu có bán kính 3400km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4000oC đến 5000oC.
- Thạch quyển là lớp vỏ đá của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên cùng của man-ti. Thạch quyển dày khoảng 100 km.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn
+ Đá trầm tích là các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.
+ Đá macma là các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại.
2. Các mảng kiến tạo
- Thạch quyển được tách bởi các đứt gãy sâu thành các mảng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất: Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương.
- Đặc điểm: Các mảng kiến tạo không đứng im mà có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
3. Núi lửa và động đất
* Núi lửa
- Khái niệm: Là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt.
- Nguyên nhân: Do sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
- Hệ quả
+ Tích cực: Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, phát triển nông nghiệp, xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt, khai thác nguồn nước khoáng nóng,…
+ Tiêu cực: Núi lửa phun trào gây nhiều thảm họa.
- Phân bố
+ Phần lớn núi lửa nằm dọc ven biển hoặc giữa đại dương.
+ Trên các đảo và ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới, được gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.
* Động đất
- Khái niệm: Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.
- Hệ quả
+ Ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở.
+ Ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm họa kép động đất
-> Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phân bố: Phần lớn động đất xảy ra dọc ranh giới các địa mảng.
- Cách phòng tránh
+ Dự báo các địa điểm và thời gian xảy ra động đất.
+ Thiết lập nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác.